Trung Quốc điều 2.000 quân dọc biên giới Triều Tiên
Trung Quốc đã điều 2.000 quân dọc biên giới giáp Triều Tiên do lo ngại Bình Nhưỡng có thể sớm tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm.
Hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố từ Trung tâm thông tin vì nhân quyền và dân chủ, một tổ chức phi chính phủ tại Hong Kong, cung cấp ngày 20-4 cho biết, Bắc Kinh đã điều động 2.000 binh sĩ dọc theo khu vực biên giới giữa hai nước.
Theo tuyên bố, trong số đó, có nhiều binh sĩ được giao nhiệm vụ đo lường lượng vật chất phóng xạ có thể phát ra trong trường hợp Triều Tiên thử hạt nhân.
Một binh sĩ Triều Tiên tuần tra biên giới giáp Trung Quốc hồi tháng 5-2015. Ảnh: UPI
Theo UPI (Mỹ), Trung tâm thông tin vì nhân quyền và dân chủ cho biết binh sĩ Trung Quốc được điều tới hai điểm giám sát lớn và việc canh gác được tiến hành 24/24 giờ.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc điều quân dọc biên giới với Triều Tiên. Trước đó, hồi tháng 1-2016, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử hành công bom H, Trung Quốc đã điều 3.000 binh sĩ tới miền đông bắc nước này. Ngoài ra, cuối năm 2013, Trung Quốc cũng điều động binh sĩ ngay sau vụ Triều Tiên hành quyết người chú của nhà lãnh đạo Kim Jong Un là ông Jang Sung Taek.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng xấu đi kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm toàn quyền lãnh đạo năm 2012. Triều Tiên vẫn tiếp tục công bố những cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất chấp Trung Quốc nhiều lần cảnh báo.
Cũng theo tổ chức phi chính phủ tại Hong Kong, chính mối quan hệ suy giảm đó là lý do khiến Trung Quốc quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu hóa thạch cho Triều Tiên. Quyết định trở thành nguồn cơn để ban nhạc nữ nổi tiếng của Triều Tiên là Moranbong phải đột ngột hủy tour diễn của họ tại Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái, theo UPI.
Trong khi đó tại Seoul, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Tony Blinker và phó chánh văn phòng an ninh quốc gia của Phủ tổng thống Cho Tae-yong đã nhất trí tăng thêm áp lực buộc Triều Tiên phải thay đổi chiến lược hạt nhân của họ, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hậu quả của vụ thử hạt nhân mới
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Danny Russell, hôm 19/3 đã cảnh báo Triều Tiên về hậu quả của một vụ thử hạt nhân mới.
Reuters dẫn lời quan chức này cho biết, Mỹ có thể ngăn chặn các nguồn thu ngoại tệ từ những người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.
"Giống như trong điều trị bệnh. Nếu không hiệu quả, liều sẽ tăng lên", nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ mô tả.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát phóng thử tên lửa. Ảnh Reuters
Ông Russell cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, riêng nước Mỹ hoặc một nhóm các nước thuộc Liên Minh châu Âu, Đông Nam Á là đối tác của Mỹ có thể tham gia trừng phạt Bình Nhưỡng trong trường hợp nước này tiến hành một vụ thử hạt nhân mới.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ triển khai "các biện pháp tự vệ" cần thiết như triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng quyết định tiến hành thử hạt nhân lần thứ 5, ông Russell nhấn mạnh.
Cảnh báo trên được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một ngày sau khi giới chức Hàn Quốc tuyên bố đã quan sát thấy các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên dường như đang chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5.
Seoul tin rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân mới trước Đại hội Đảng, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 5.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng sau vụ thử hạt nhân và tên lửa hồi đầu năm nay của Bình Nhưỡng.
Bình Nhưỡng đã chính thức công bố thử nghiệm thành công một quả bom hydro và tiến hành một số vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo, thúc đẩy sự lên án mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cũng như một lệnh trừng pạt cứng rắn từ Liên Hợp Quốc.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lệnh cho quân đội và lực lượng hạt nhân của đất nước sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầu chống lại Mỹ và Hàn Quốc trong bối cảnh quân đội Washington và Seoul tiến hành một cuộc tập trận chung quy mô lớn. Triều Tiên xem cuộc tập trận chung này là diễn tập chiến tranh xâm lược đất nước.
Trong tuyên bố, ông Russell thúc giục đối tác ngoại giao và kinh tế lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc sử dụng các đòn bẩy kinh tế để gia tăng áp lực để Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân, tên lửa đạn đạo và ngồi vào bàn đàm phán.
Trong nỗ lực thúc giục Bắc Kinh tăng áp lực với Bình Nhưỡng, tướng Vincent Brooks - chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc hôm 19/4 lên tiếng cho rằng Trung Quốc đã thất vọng trước các hành động gần đây của Triều Tiên, bao gồm cả các vụ thử hạt nhân, nhưng không muốn tạo áp lực có thể đe dọa sự sống còn của chính phủ Kim Jong-un.
Trung Quốc gần đây đã mạnh mẽ lên án các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bình Nhưỡng bằng cách ban hành lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu chính của Bình Nhưỡng là khoáng sản.
Tuy nhiên, Frank Jannuzi, một cựu thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã lên tiếng hoài nghi rằng Trung Quốc đã có một sự thay đổi quan điểm và sẵn sàng để gây áp lực nhiều hơn đối với Triều Tiên.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Ukraine kết án 2 cựu quân nhân Nga 14 năm tù Một tòa án ở Kiev đã kết án hai cựu quân nhân Nga 14 ăm tù với tội danh khủng bố và "tiến hành chiến tranh xâm lược". Independent ngày 19/4 đưa tin cho biết, một tòa án ở Kiev đã kết án hai cựu quân nhân Nga 14 ăm tù với tội danh khủng bố và "tiến hành chiến tranh xâm lược"....