Trung Quốc điếng người trước “đòn kép” của láng giềng mạnh nhất
Nhật Bản đã cho thấy một sự chuẩn bị kỹ càng cho bất kỳ cuộc đối đầu nào với nước láng giềng to lớn Trung Quốc khi vừa ký thêm thỏa thuận thắt chặt quan hệ liên minh với cường quốc quân sự số 1 thế giới đồng thời sắm vũ khí tối tân có khả năng răn đe Trung Quốc.
Mỹ, Nhật ký thỏa thuận hợp tác quân sự
Washington và Tokyo vừa hoàn tất việc ký kết một thỏa thuận song phương nhằm tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực hậu cần quân sự. Thỏa thuận này được ký kết trong thời điểm quan hệ giữa Nhật Bản và nước láng giềng Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng.
Ảnh minh họa
Vì hiến pháp hòa bình, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bị giới hạn trong việc hỗ trợ các phái đoàn quân sự của Mỹ. Nhật chỉ có thể cung cấp lương thực, xăng dầu và dịch vụ vận tải nhưng không được phép cung cấp những dịch vụ hậu cần trực tiếp hơn như đạn dược.
Tuy nhiên, hồi tháng Ba, Tokyo đã tiến hành những sự điều chỉnh lớn đối với Hiến pháp. Theo đó, lần đầu tiên kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II, quân đội Nhật Bản được phép hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp có một cuộc tấn công xảy ra.
Ngày hôm qua (26/9), Washington và Tokyo đã ký Thỏa thuận Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) sửa đổi – một thỏa thuận có thể tận dụng tối đa được lập trường cứng rắn hơn của Tokyo trong thời gian gần đây.
“Thỏa thuận mà chúng tôi ký kết ngày hôm nay sẽ giúp chúng tôi có thể thực hiện sự hợp tác một cách suôn sẻ giữa Nhật Bản và Mỹ theo điều luật đã được mở rộng”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho tờ Japan Times biết.
Video đang HOT
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản – bà Caroline Kennedy cho rằng, thỏa thuận mới là “vô cùng quan trọng đối với sự hợp tác hiệu quả” giữa hai nước. “Khi chúng ta đang nỗ lực cùng nhau hiện đại hóa liên minh an ninh và tăng cường sự trợ giúp nhân đạo cũng như cứu trợ thảm họa trên khắp khu vực Thái Bình Dương, chúng ta sẽ được trợ giúp lớn hơn bởi sự phối hợp nỗ lực mà thỏa thuận này đem lại”, bà Caroline Kennedy phát biểu.
Trong khi thỏa thuận sửa đổi ASCA chưa cho phép việc cung cấp vũ khí thì nó đã cho phép Nhật Bản cung cấp đạn dược cho lực lượng Mỹ trong các hoạt động tập trận, chống cướp biển hay thu thập thông tin.
Nhật Bản có trong tay những chiếc F-35 đầu tiên
Hồi cuối tuần vừa rồi, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF) đã đón nhận những chiếc F-35 đầu tiên từ Mỹ trong một buổi lễ trang trọng có sự tham dự của 400 quan khác. F-35 là siêu chiến đấu cơ mà Tokyo đã lựa chọn là vũ khí chủ lực để đối đầu với một Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh và ngày càng trở nên hung hăng.
Ảnh minh họa
“F-35A có một hệ thống tối tân nổi bật. Loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có độ tinh vi cao này sẽ đem đến một sự phát triển rất lớn cho các chiến dịch trên không của chúng tôi. Nó sẽ là thứ vũ khí làm thay đổi cuộc chơi”, Tướng Yoshiyuki Sugiyama – Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản, đã phát biểu như vậy trong thông cáo báo chí được tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ phát đi. Lockheed Martin là tập đoàn chế tạo F-35.
Nhật Bản muốn trang bị cho mình những máy bay chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của nước này trước một Trung Quốc ngày càng mạnh. Nếu có F-35 trong tay, Nhật Bản sẽ vượt Trung Quốc về máy bay tàng hình. Hiện tại, Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới.
Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không. Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời.
F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h.
Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm – gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga – một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn.
Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Tuy nhiên, dự án phát triển F-35 cũng là dự án vũ khí gây tranh cãi nhất, là dự án vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ và cũng trục trặc nhất.
Theo Vnmedia
Mỹ hoan nghênh Nhật thay đổi chính sách an ninh
Mỹ, một trong những đồng minh thân cận nhất của Nhật, hôm qua hoan nghênh việc Tokyo thay đổi chính sách quốc phòng.
Tàu chiến Nhật ở vịnh Sagami. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực đang tiếp diễn của Nhật nhằm tăng cường liên minh và đóng vai trò chủ động hơn trong hoạt động an ninh khu vực và quốc tế, như hướng dẫn mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật thông qua hồi tháng 4 đã phản ánh", Straits Times dẫn lời John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi được hỏi về dự luật an ninh.
Nhật đã cam kết hoà bình, dân chủ và pháp quyền trong hơn 70 năm kể từ cuối Thế chiến II, và thành tích này là "một hình mẫu cho tất cả các nước", Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ra tuyên bố tương tự.
Lãnh đạo Uỷ ban Quân vụ và Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại của Thượng viện Mỹ trong tuyên bố chung cho biết luật "sẽ đóng góp vào hoà bình và anh ninh quốc tế, đồng thời thúc đẩy liên minh thiết yếu giữa hai nước chúng ta". "Chúng tôi hoan nghênh vai trò lớn hơn của Nhật trong các sự kiện an ninh khu vực và toàn cầu", tuyên bố của các thượng nghị sĩ nói.
Khối cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy việc thông qua dự luật ở quốc hội, bất chấp việc công chúng lo ngại hoạt động lực lượng phòng vệ được phép thực hiện theo quy định của luật mới có thể đi ngược với bản hiến pháp hoà bình.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay Kaga "gây tổn thương người Trung Quốc" Tàu sân bay trực thăng Kaga và Izumo đã giúp Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có năng lực điều động như một lực lượng tác chiến biển mạnh cấp độ thế giới. Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giớiBáo Mỹ: Nhật Bản có 5 vũ khí lợi hại để tác chiến với...