Trung Quốc diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp
Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp trong bối cảnh Bắc Kinh dồn nguồn lực phát triển lĩnh vực này.
Hình mô phỏng một lò phản ứng hạt nhân trên biển có khả năng tạo ra 200 MW điện của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ảnh: CGN.
Xinhua hôm qua dẫn nguồn Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, cho biết cuộc diễn tập mang mật danh Phong Bạo-2016 không có kế hoạch trước và không theo kịch bản nhất định nào, nhằm thử nghiệm hiệu quả của hệ thống an ninh hạt nhân.
Cuộc diễn tập do Phó chủ nhiệm cơ quan Năng lượng hạt nhân Trung Quốc, Vương Nghị Nhận (Wang Yiren) chủ trì. Đại diện của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương và Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã giám sát cuộc diễn tập.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện có 30 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, tạo ra 28,3 GW điện. 24 lò phản ứng có khả năng tạo ra 26,7 GW điện đang trong quá trình xây dựng.
Trung Quốc từng tuyên bố mục tiêu tăng lượng điện hạt nhân lên đến 58 GW vào năm 2020. Nước này tạm ngừng thông qua xây dựng các nhà máy mới sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, tháng 3/2011, và tiếp tục vào năm 2012, dù Bộ Môi trường Trung Quốc từng cảnh báo điều kiện an toàn hạt nhân “chưa tối ưu”.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng Nhật Bản bảo vệ việc phát triển điện hạt nhân
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 10.3 nói Nhật "không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân" trong bài phát biểu trước thềm kỷ niệm lần 5 thảm họa hạt nhân Fukushima.
Đoàn nhà báo tại khu vực tồn trữ nước thải phóng xạ của nhà máy điện Fukushima Daiichi ngày 10.2.2016. Nơi đây bị tàn phá do động đất đến 9 độ Richter tạo ra sóng thần ngày 11.3.2011, khiến nhà máy bị rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng - Ảnh: Reuters
Vào ngày 11.3.2011, trận động đất 9 độ Richter ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Nhật Bản gây ra đợt sóng thần ập vào bờ, khiến 18.500 người thiệt mạng hoặc mất tích, theo AFP.
Sóng thần cũng đã gây ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, khi lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ phóng xạ.
"Đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân để đảm bảo ổn định nguồn cung cấp năng lượng", ông Abe nói trong buổi họp báo ngày 10.3.
Sau thảm họa ngày 11.3.2011, các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã bị ngừng hoạt động. Chính phủ ông Abe sau đó đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn hạt nhân mới và một số lò phản ứng đạt tiêu chuẩn đã được tái khởi động. Nhưng vẫn còn nhiều người dân và quan chức Nhật Bản phản đối việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân.
Ông Abe nhấn mạnh an toàn hạt nhân là "ưu tiên hàng đầu của chính phủ", và chính phủ của ông sẽ không thay đổi chính sách cho phép khởi động những lò phản ứng hạt nhân đạt tiêu chuẩn an toàn mới.
"Điều quan trọng nhất là khôi phục niềm tin của người dân", Thủ tướng Abe cho hay, đồng thời nói chính phủ sẽ nỗ lực cắt giảm "sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân".
Nhật Bản sẽ tổ chức lễ kỷ niệm thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 lần thứ 5 vào ngày mai 11.3, với sự tham dự của Thủ tướng Abe và Nhật hoàng cùng các quan chức cấp cao Nhật Bản, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận dự án điện hạt nhân khổng lồ trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Trung Quốc để xem xét lại kỹ lưỡng một lần nữa trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: Imago)...