Trung Quốc điên cuồng lao ra biển vì sợ hết cơ hội
Theo Phó Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Bá Diến – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Trung Quốc “điên cuồng lao ra biển” thời điểm này vì cho rằng, hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ có thể chiếm được Biển Đông.
Cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam (VN), việc Trung Quốc (TQ) xuất bản tấm bản đồ chiều dọc là mũi đột kích của cuộc xâm lược tổng thể và toàn diện, chưa từng có tiền lệ. Ông Diến nhận định, điều này một lần nữa thể hiện rằng, tham vọng độc chiếm Biển Đông của TQ đã được lập trình, chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu, thể hiện tư tưởng Đại Hán ăn sâu hàng nghìn năm trong giới cầm quyền TQ, và bộc lộ rõ nhất giấc mộng bành trướng Trung Hoa.
Việc lập đường ranh giới trên biển phải dựa trên chuẩn tắc luật quốc tế, không thể tùy tiện, huống gì TQ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên Công ước Luật Biển 1982. Ông Diến nhắc lại rằng, ngày 6.5.2009, VN và Malaysia gửi Liên Hợp Quốc báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa. Lập tức ngay hôm sau – 7.5.2009, TQ ngang nhiên gửi công hàm cho LHQ phản đối báo cáo ranh giới này, đồng thời lần đầu tiên chính thức gửi kèm bản đồ đường 9 đoạn.
Tấm bản đồ hoang đường có đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) trở thành trò hề trước đông đảo dư luận thế giới. Tuy nhiên, ngày 23.6.2014, Nhà xuất bản Bản đồ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, TQ công bố và cho lưu hành “Bản đồ địa hình” và “Bản đồ hành chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc. Chỉ có điều, lúc này đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố đã có thêm đoạn thứ 10, nằm ở gần Đài Loan, TQ.
PGS-TS Nguyễn Bá Diến.
Ông Diến nhận định, đây là một bước đi mới để thử dư luận thế giới. Cách làm của TQ luôn luôn là như vậy, sử dụng “chiến thuật tằm ăn rỗi”. Tấm bản đồ là mới, nhưng âm mưu của TQ là không thay đổi, ngang ngược và trắng trợn hơn. Những người có hiểu biết, lương tri trên thế giới, kể cả người TQ, đều cảm thấy phi lý về bản đồ hoang đường của TQ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chiều dọc của bản đồ TQ dài hơn chiều ngang. Hơn 3.000km chiều dọc đã được cộng thêm hơn 2.000km của đường đứt đoạn để thành 5.500km so với chiều ngang là 5.200km.
Ông Diến phân tích, về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn trái với khoa học bản đồ. Muốn vẽ một tấm bản đồ phải có tiêu chí, quy trình, đầy đủ kinh độ, vĩ độ… Về mặt nguyên tắc, nếu hoạch định ranh giới trong phạm vi lãnh thổ của mình là việc nội bộ, không ai can thiệp. Nhưng khi hoạch định biên giới, ranh giới quốc gia thì phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan, trên cơ sở các quy phạm của điều ước quốc tế.
Tất cả những hành động trên nhằm mục đích hiện thực hóa mưu đồ bành trướng Đại Hán. Trước đây, để đạt được âm mưu chiếm Biển Đông, TQ dùng chiến thuật có vỏ bọc là những mỹ từ như “trỗi dậy hòa bình”, “giấu mình chờ thời”, nhưng giờ đây, “TQ đang cảm thấy mình như hổ có móng vuốt, đủ sức để giẫm đạp lên tất cả.
Video đang HOT
Vài năm nữa, sức mạnh hải quân của các nước trong khu vực sẽ hùng mạnh hơn, trong khi Nhật Bản vừa diễn giải lại hiến pháp hòa bình, “phá vòng kim cô điều 9 hiến pháp”. Phải chăng TQ cho rằng hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ có thể chiếm được Biển Đông nên mới cấp tập hành xử như vậy?” – ông Diến đặt câu hỏi.
Theo Lao Động
Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
Những bức ảnh trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng phần nào phác họa chân dung nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Đây là những hình ảnh lựa chọn trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đại tướng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963)
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950)
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950)
(Theo Người lao động)
Những bức ảnh lịch sử về Tướng Giáp Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được phác họa chân thực, sống động qua những bức ảnh lịch sử. Những bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc. Đại tướng Võ...