Trung Quốc đề xuất xây đường sắt cao tốc nối với Nga
Giới chức Trung Quốc tại một thị trấn gần biên giới Nga đã đề nghị xây dựng một đường sắt cao tốc từ lãnh thổ của họ đến thành phố Vladivostok, một website chính thức của Nga cho biết hôm 21/5.
Nga và Trung Quốc đã công bố nhiều kế hoạch hợp tác xây dựng đường sắt lớn. (Ảnh minh họa: Moscow Times)
Tuyến đường sắt cao tốc đang được xây dựng đến thành phố Hồn Xuân sẽ được kéo dài đến Vladivostok, thủ phủ của tỉnh Primorye, Nga. Đó là đề xuất của ông Bayanqolu, Bí thư Đảng ủy tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), với Thống đốc tỉnh Primorye Vladimir Mikulshevsky, theo một bài báo được đăng trên website của ông Mikulshevsky.
“Trước tháng 8 tới, chúng ta sẽ có một đường sắt cao tốc dẫn đến Hồn Xuân. Nếu hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể mở rộng nó trở thành tuyến đường sắt liên quốc gia giữa Nga và Trung Quốc”, ông Bayanqolu nói.
Moscow Times cho biết, trên website của mình, ông Mikulshevsky bày tỏ sự quan tâm với chương trình và gợi ý sẽ thảo luận thêm với công ty đường sắt quốc doanh Russian Railways.
Video đang HOT
Nga và Trung Quốc đã công bố nhiều kế hoạch hợp tác xây dựng một số đường sắt cao tốc, bao gồm ít nhất một tuyến liên quốc gia.
Trung Quốc đã nhất trí đầu tư khoảng 6 tỷ USD vào việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nga nối giữa Mátxcơva và Kazan, và sau đó sẽ nối dài vào Trung Quốc. Tuyến đường sắt này sẽ trở thành một phần trong dự án “Con đường Tơ lụa”, một vành đai kinh tế của Trung Quốc kết nối với Nga và Mông Cổ.
Bên cạnh đó, hãng thông tấn Bloomberg hồi tháng 1 vừa qua đã đưa tin Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc trực tiếp nối giữa Bắc Kinh và Mátxcơva với tổng chi phí 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (242 tỷ USD).
Nghi Phương
Theo Dantri/ Moscow Times
Trung Quốc lên kế hoạch "xuyên thủng nóc nhà thế giới"
Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt chạy ngầm dưới chân núi Everest nối liền Trung Quốc và Nepal.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết nước này sẽ mở rộng tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng "theo yêu cầu từ phía Nepal", bao gồm một con đường hầm bên dưới "nóc nhà của thế giới" vào năm 2020.
Đây có thể xem là một trong những động thái nhằm xây dựng quan hệ chính trị với Nepal và tạo liên kết quan trọng giữa Trung Quốc với các thị trường lớn của Ấn Độ.
Sơ đồ tuyến đường sắt chạy ngầm dưới chân núi Everest nối liền Trung Quốc và Nepal. Ảnh: Daily Mail
Báo China Daily dẫn lời chuyên gia địa chất Wang Mengshu cho hay: "Tuyến đường có thể đi qua Chomolungma (tên gọi khác của Everest) nên công nhân phải đào một đường hầm rất dài". Ông Mengshu cho biết thêm địa hình dãy Himalaya rất hiểm trở, đặc biệt là những thay đổi đáng chú ý về độ cao. Do vậy, tàu lửa chạy tới Kathmandu sẽ giới hạn tốc độ tối đa là 120 km/h.
Một số tổ chức nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch trên của Bắc Kinh. Tổ chức Chiến dịch Quốc tế về Tây Tạng (ICT) cảnh báo tuyến đường sắt sẽ tác động nguy hiểm tới an ninh khu vực và hệ sinh thái vốn mỏng manh của khu vực cao nguyên lớn và cao nhất thế giới.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố việc mở rộng đường sắt trên cao nguyên Tây Tạng chỉ đơn giản là mang lại lợi ích du lịch và giúp người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo.
Một đoàn tàu chạy dọc theo tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng hướng Lhasa - thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Ảnh: AP
Kế hoạch "đường hầm Everest" nhằm nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nepal. Hồi tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Kathmandu để mở rộng các dự án xây dựng đường giao thông, thủy điện và viễn thông trị giá hàng tỉ USD.
Bắc Kinh cũng liên minh chặt chẽ với Pakistan, thắt chặt quan hệ kinh tế với Sri Lanka và Maldives trong một chiến lược có chủ ý để "bao vây" Ấn Độ.
Trong một động thái phản kháng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi cuối năm ngoái cam kết rằng nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á sẽ tài trợ một loạt các khoản đầu tư cho khu vực và mở cửa thị trường của mình cho các nước láng giềng xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Ấn Độ đang phải vật lộn để cạnh tranh với sức mạnh tài chính của Trung Quốc và phải đề ra những biện pháp cấp thiết để đối phó, cả về quân sự.
Theo_Người lao động
Thái Lan khai thác lợi ích từ Nhật và Trung Quốc Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật), chuyên gia Shang Wu-su ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định các thỏa thuận Thái Lan vừa ký kết với Trung Quốc (TQ) và Nhật nhằm nâng cấp đường sắt Thái Lan sẽ giúp Thái Lan trở thành đầu mối giao thông quan trọng...