Trung Quốc đề xuất “khối thương mại riêng” đối trọng với TPP?
“Nếu Mỹ không muốn Trung Quốc tham gia TPP, Trung Quốc sẽ tự thành lập một khối thương mại riêng của mình”, một nhà kinh tế Trung Quốc nhận định.Theo AP, lãnh đạo các nền kinh tế APEC ngày 11/11 đã đồng ý thảo luận về việc chấp thuận một thỏa thuận thương mại tự do do Trung Quốc khởi xướng.
Trong tuyên bố chung của APEC được đưa ra cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý sẽ dành 2 năm nghiên cứu về đề xuất này của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị APEC
“Đây là một bước tiến lịch sử theo hướng mở ra một khu vực tự do thương mại tại châu Á- Thái Bình Dương”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tại cuộc họp báo tại Hội nghị APEC.
Các nhà phân tích cho rằng, động thái này của Trung Quốc là nhằm đối trọng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng nhưng lại không có Trung Quốc.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề phòng chống tham nhũng, một vấn đề rất được Bắc Kinh quan tâm trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực bắt giữ các quan chức đã trốn ra nước ngoài “ôm theo” một số lượng lớn tài sản công.
Các chuyên gia nhận định, APEC là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên diễn ra tại Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và Hội nghị này sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh có thể “vận động hành lang” để giành được một vai trò quan trọng hơn trên tường quốc tế.
Trong đêm 10/11 tại Hội nghị APEC, Bắc Kinh đã công bố thỏa thuận tự do thương mại với Hàn Quốc. Trước đó, cùng ngày, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng phê chuẩn việc mở cửa thị trường chứng khoán Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc kết nối các thị trường chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải.
Trước đó, vào cuối tuần qua, Trung Quốc cũng tuyên bố thành lập Quỹ Con đường Tơ lụa và đóng góp số tiền lên đến 40 tỷ USD để thúc đẩy kết nối thương mại giữa các nền kinh tế châu Á.
Ngoài ra, vào đầu năm 2014, Bắc Kinh đã khai trương một ngân hàng phát triển khu vực với sự tham gia của 20 quốc gia châu Á- Thái Bình Dương và đến tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi xây dựng một cấu trúc về an ninh mới tại châu Á với sự tham gia của một nhóm các quốc gia như Nga và Iran nhưng lại không có Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc cho rằng, họ hoàn toàn “vô tư” khi đưa ra đề xuất của mình, việc nền kinh tế của Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu với nhiều nước láng giềng như Hàn Quốc và Australia được coi là nhằm làm suy giảm sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Video đang HOT
Dù thỏa thuận thương mại tự do mới này được Ủy ban về Thương mại của APEC đề xuất nhưng Trung Quốc được cho nước đi đầu trong việc ủng hộ đề xuất này. Các chuyên gia nhận định, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đóng một vai trò quan trọng như vậy trong việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại đa quốc gia.
“TPP được Mỹ sử dụng để gạt Trung Quốc sang một bên và làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc”, ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ thuộc Đại học Fudan, Thượng Hải cho biết.
Theo ông Wu, việc thúc đẩy sáng kiến mới này của Trung Quốc sẽ giúp “Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn và một vị thế mới tại châu Á- Thái Bình Dương”.
Mỹ thận trọng trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc
Dù Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 10/11 lên tiếng cho rằng Mỹ hoan nghênh việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành một quốc gia thịnh vượng, hòa bình và ổn định, nhiều quan chức Mỹ vẫn nghi ngờ động thái ủng hộ thành lập khu vực tự do thương mại châu Á- Thái Bình Dương.
Các quan chức thương mại Mỹ cho biết những đề xuất của Trung Quốc có thể không phải là nhằm đối đầu với TPP của Mỹ nhưng họ vẫn muốn Bắc Kinh sớm hoàn tất hiệp định đầu tư Mỹ- Trung và một thỏa thuận khác giữa hai bên để có thể dỡ bỏ những rào cản về thương mại trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa hai nước.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC
Các quan chức Mỹ và nhiều nước khác đều cho rằng đề xuất của Trung Quốc sẽ khiến Hội nghị APEC đi chệch hướng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi đây là chủ đề trung tâm của Hội nghị.
Trong khi đó, lãnh đạo các quốc gia tham gia đàm phán TPP như Mỹ, Mexico, Nhật Bản và Australia đã gặp nhau ngày 10/11 và ra tuyên bố các cuộc đàm phán của họ đang tiến triển tốt đẹp dù nhiều vòng đàm phán đã bị trì hoãn do những tranh cãi về việc mở rộng thị trường tại các nước nói trên.
Tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi đã yêu cầu các bộ trưởng và các nhân viên đàm phán của chúng tôi phải coi việc sớm hoàn tất TPP là ưu tiên hàng đầu”.
Trung Quốc không muốn bị “gạt sang một bên” bởi TPP?
Đề xuất về khu vực tự do thương mại tại châu Á- Thái Bình Dương do Trung Quốc khởi xướng được cho là sẽ không thể sớm hoàn tất như TPP nhưng được kỳ vọng là sẽ giúp làm giảm những tranh cãi liên quan đến nhiều thỏa thuận thương mại trong khu vực.
Ngoài ra, theo nhà kinh tế Li Wei thuộc trường Đại học Cheung Kong, Bắc Kinh, Trung Quốc, đây sẽ là một phản ứng logic khi Trung Quốc bị gạt ra khỏi việc tham gia vào TPP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Obama chuẩn bị tiến vào phòng họp Hội nghị APEC
“Nếu Mỹ không muốn Trung Quốc tham gia TPP, Trung Quốc sẽ tự thành lập một khối thương mại riêng của mình”, ông Li nói.
Ngoài ra, ông Li cũng chỉ rõ nhiều trường hợp các công ty công nghệ của Trung Quốc như Huawei cũng không thể tham gia vào thị trường Mỹ.
“ Thế giới do Mỹ dẫn đầu đang lẩn tránh việc tiến hành tự do thương mại và xích lại gần với việc bảo hộ hàng hóa trong nước. Nếu Mỹ tuyên bố Mỹ phải thận trọng khi tiến hành các thỏa thuận thương mại tự do với một nước nào đó thì Trung Quốc sẽ đóng vai trò cởi mở hơn”, ông Li khẳng định.
Theo VOV
Hồng Kông: Người biểu tình đeo kính bảo hộ, đề phòng cảnh sát xịt hơi cay
Hôm nay (13.10), cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố, song lại nói rằng, người biểu tình có thể tiếp tục ở lại các đường phố mà họ đã chiếm đóng trong 2 tuần qua.
Cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố sáng 13.10.
"Có hàng trăm cảnh sát trên đường phố và họ bắt đầu dỡ bỏ một số rào chắn. Chúng tôi không thấy bất kỳ sự đối đầu trực tiếp nào", Ivan Watson của CNN cho biết. Phóng viên này lưu ý thêm, vào sáng nay, trên đường phố không có nhiều người biểu tình tụ tập.
Một số người biểu tình ở quận trung tâm Admiralty sáng nay đã đeo khẩu trang và kính bảo hộ để chuẩn bị cho khả năng cảnh sát có thể sử dụng hơi caykhống chế họ.
Cũng trong sáng nay, cảnh sát đã ra tuyên bố rằng, các nhân viên thực thi pháp luật bắt đầu loại bỏ các chướng ngại vật khỏi khu vực biểu tình trong quận trung tâm Admiralty và Mongkok với mục đích lưu thông đi lại, không phải để " xóa hiện trường".
Đây là tuần thứ ba người biểu tình ở Hồng Kông tập trung trên đường phố để yêu cầu Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức và mong muốn chính phủ Bắc Kinh cho phép họ tự lựa chọn lãnh đạo của mình trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Số lượng người tham gia biểu tình cuối tuần qua đã giảm đi, nhưng bắt đầu gia tăng trở lại trong tuần này khi người biểu tình kêu gọi tái tập hợp sau khi chính quyền hủy bỏ cuộc đàm phán với thủ lĩnh sinh viên vào hôm 10.10.
Một số người biểu tình trang bị kính bảo hộ, đeo khẩu trang, đề phòng nguy cơ bị cảnh sát khống chế.
Cơ hội bằng 0
Cuối tuần qua, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh lần đầu tiên đến khu vực biểu tình và nói trên đài phát sóng truyền hình miễn phí TVB rằng, các cuộc biểu tình không phải 1 cuộc "cách mạng "mà là một phong trào quần chúng vượt ngoài tầm kiểm soát".
Ông Lương cho hay, các thủ lĩnh sinh viên "có cơ hội gần như bằng 0" trong việc thôi thúc chính phủ Bắc Kinh thay đổi lập trường về việc lựa chọn nhà lãnh đạo cho Hồng Kông. Ông Lương cũng nhấn mạnh, ông sẽ không đáp ứng yêu cầu của người biểu tình bởi việc ông từ chức "không giải quyết được vấn đề gì".
Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông lý giải: "Đó là vì các sinh viên và những người biểu tình chiếm đóng khác đòi hỏi nhiều hơn thế. Họ muốn Ủy ban Thường vụ thu hồi quyết định hôm 31.8. Điều này là không thể".
Theo LDO
Khám phá motor bay giá 'siêu tưởng' Nhiều dự án motor sử dụng cánh quạt để nâng hoàn toàn chiếc xe lên khỏi mặt đất đã được thực hiện, nhưng Aero-X có lẽ là phiên bản hoàn thiện nhất. Bay lượn là mơ ước của con người, vì thế motor bay cũng là phương tiện của con người nhằm thỏa ước mơ này. Một chiếc motor bay có thể nâng...