Trung Quốc đề xuất bốn điểm “làm hòa” với Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân hôm qua đã đưa ra đề xuất bốn điểm nhằm thúc đẩy quan hệ Mỹ – Trung.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân
Phát biểu tại Diễn đàn Lam Đình lần thứ tám do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, Thứ trưởng Trương Chí Quân nêu rõ quan hệ Trung – Mỹ giữ vai trò rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp.
“Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, hai quốc gia đứng đầu trong hai khối nước phát triển và đang phát triển, vì vậy quan hệ giữa hai nước có sức ảnh hưởng rất lớn”, ông khẳng định.
Để xây dựng và duy trì tốt quan hệ đó, ông Trương Chí Quân đưa ra đề xuất 4 điểm, bao gồm: trao đổi thẳng thắn và sâu rộng về chiến lược phát triển của mỗi bên để tránh gây hiểu lầm thúc đẩy mở rộng các điểm sáng trong quan hệ song phương duy trì đối thoại và hợp tác thay vì tranh cãi, bất đồng ở châu Á – Thái Bình Dương và thực sự tôn trọng lợi ích của nhau.
Video đang HOT
Ông kêu gọi tăng cường nỗ lực hóa giải tình trạng suy giảm lòng tin giữa hai nước và mở rộng lợi ích chung. Theo ông, “để xua tan suy giảm lòng tin và xây dựng quan hệ mới giữa hai nền kinh tế lớn của thế giới đòi hỏi những nỗ lực bền bỉ từ cả hai bên”.
Theo thống kê, quan hệ thương mại hai chiều Trung – Mỹ đã tăng mạnh trong nhiều năm qua và đã lên tới 446,6 tỷ USD năm 2011. Hai bên dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 500 tỷ USD trong năm nay.
Trung Quốc cam kết là “láng giềng tốt”
Về quan hệ với các nước trong khu vực, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh, dù phát triển như thế nào thì Trung Quốc cũng chỉ tăng cường, chứ không làm suy yếu, chính sách thúc đẩy quan hệ hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng.
“Trung Quốc cam kết là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các nước láng giềng”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc quả quyết trong bản báo cáo đánh giá về tình trạng suy giảm lòng tin chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua.
Ông Trương Chí Quân nói rõ, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi mọi quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau, lợi ích giữa các bên có sự đan cài chặt chẽ, các nước phải cùng nhau đối phó với nhiều thách thức chung và quan hệ quốc tế có nhiều chuyển động lớn, các nước cần phải hợp lực chặt chẽ mới mong ứng phó hiệu quả với thách thức và duy trì phát triển bền vững.
“Đây là xu hướng lịch sử không thể khác được. Tất cả các nước cần hợp tác với nhau để ứng phó với các thách thức toàn cầu và đảm bảo cùng phát triển”, ông khẳng định.
Theo Dantri
Trung Quốc dọa mạnh tay với Nhật Bản
Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả mạnh tay nếu Nhật Bản có bất kỳ động thái nào thách thức "chủ quyền" của Trung Quốc ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng biển xung quanh.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân. Ảnh: People's Daily
"Chúng tôi muốn sống trong tình hữu nghị với tất cả các nước, bao gồm cả Nhật Bản", Xinhua dẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố trong cuộc họp báo tối qua. Thứ trưởng Trương còn dọa rằng Trung Quốc sẽ mạnh tay đáp trả.
Theo ông Trương, việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9 đã gây ra "những hậu quả nặng nề nhất" cho mối quan hệ Trung-Nhật, kể từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1972. Ông Trương cho biết Bắc Kinh đã quyết liệt phản đối động thái trên ngay từ lúc bắt đầu, nhưng "chính phủ Nhật Bản đã giả điếc trước lời cảnh báo của Trung Quốc".
"Chúng tôi đang theo dõi rất sát sao những hành động sắp tới của Nhật Bản liên quan đến quần đảo Điếu Ngư và các vùng biển liền kề. Hành động của phía Nhật Bản sẽ quyết định đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc", ông Trương khẳng định.
Trung Quốc và Nhật Bản hiện duy trì liên lạc và tham vấn về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư thông qua nhiều kênh và dưới nhiều hình thức khác nhau. Hai bên đã khởi động cuộc tham vấn cấp thứ trưởng Ngoại giao tại Bắc Kinh hôm 25/9.
Với Trung Quốc, ông Trương cho biết mục đích của tham vấn là "giúp Nhật Bản hiểu rõ tình hình, từ bỏ những ảo tưởng, đối mặt với thực tế và sửa chữa những lỗi lầm bằng những bước đi đáng tin cậy". "Chúng tôi không muốn tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Nhưng điều này không phải do phía Trung Quốc quyết định", ông nói.
Trước tình hình Trung Quốc liên tục gửi tàu đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ Nhật Bản hôm qua đã phê duyệt việc chi tiền bổ sung thêm các tàu tuần tra và trực thăng cho lực lượng tuần duyên. Khoảng 72 tỷ yen, tương đương 925 triệu USD, sẽ được sử dụng để mua 4 tàu tuần tra 1.000 tấn, ba tàu tuần tra loại dài 30 m và ba trực thăng có thể bay trong điều kiện thời tiết xấu.
Các phương tiện bổ sung nằm trong kế hoạch đề xuất thuộc ngân sách năm tài khóa tiếp theo, nhưng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, cơ quan quản lý lực lượng tuần duyên, quyết định đưa vào gói kích thích trên trong bối cảnh tranh chấp hàng hải với Trung Quốc đang leo thang.
Theo VNE
Trung Quốc dọa trả đũa mạnh mẽ đối với Nhật Bản Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân ngày 26/10 tuyên bố nước này bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu Nhật Bản "tạo ra các sự cố" ở những vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp trên biển Hoa Đông. Phát biểu trong cuộc họp báo bất thường vào tối cùng...