Trung Quốc: Đề phòng bắt cóc, phụ huynh buộc dây vào người con
Trước nạn bắt cóc trẻ em tràn lan ở Trung Quốc, một số phụ huynh tự phòng vệ bằng cách trang bị cho con quần áo, giày, đồng hồ có hệ thống định vị. Thậm chí có phụ huynh còn cẩn thận cột dây vào người con khi dẫn chúng ra ngoài.
Một người mẹ cột dây vào con khi dẫn đi trên phố – Ảnh chụp màn hình Thời báo Hoàn cầu
Những đứa trẻ không trở về
Thảm kịch bé trai Vương Chí Cường (13 tuổi) mất tích hồi tháng 10.2014 đã thu hút sự chú ý dư luận Trung Quốc về vấn đề trẻ em mất tích, theo Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc). Cường mất tích gần nhà ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào ngày 2.10.2014. Cảnh sát phát hiện cậu bé một ngày sau đó, nhưng lại không báo cho cha của đứa bé. Sáu tháng sau đó, cậu bé chết vì suy dinh dưỡng, theo Tân Hoa xã.
Chính quyền thành phố đã tiến hành một cuộc điều tra và đầu tháng 6.2015 đã trừng phạt tổng cộng 18 người, bao gồm cảnh sát viên và nhân viên tại trại trẻ cơ nhỡ, nơi bé Vương được đưa đến, cùng bác sĩ một số bệnh viện đã tắc trách không chăm sóc và không báo tin cho gia đình.
Cuộc điều tra phát hiện sở cảnh sát đã không cập nhật thông tin sau khi nhận được tin báo mất tích từ cha mẹ của Cường, không chuyển thông báo kết quả kiểm nghiệm ADN để đối chiếu thông tin và tìm kiếm cha mẹ đứa bé.
Một nông dân họ Vương ôm chặt đứa con trai của ông, sau khi cậu bé được cứu thoát khỏi bọn buôn người – Ảnh: Reuters
Bà Zhang Baoyan, người đứng đầu baobeihuijia.com, trang mạng chuyên về tìm kiếm trẻ mất tích ở Trung Quốc, cho biết họ nhận được khoảng 1.000 tin báo trẻ mất tích hằng năm, đa số trẻ mất tích ở độ tuổi 3-6 tuổi. Phân nửa số này bị nghi bắt cóc, bà Zhang cho biết thêm.
“Có ba tình huống trẻ em mất tích: bị bắt cóc, lạc đường và chết vì tai nạn, thi thể không thể tìm thấy”, bà Zhang cho hay.
Video đang HOT
Theo bà Zhang, đa số trường hợp trẻ em mất tích khi gần nhà và bọn bắt cóc buôn người tránh xa khu vực công cộng có nhiều camera an ninh.
Một người phát ngôn họ Fan của trang cnxr.net, chuyên về tìm kiếm trẻ mất tích ở Trung Quốc, cho hay đa số những vụ trẻ em mất tích ở Trung Quốc là bị bắt cóc. “Những trẻ em lớn hơn 6 tuổi bị bắt cóc sẽ bị bọn buôn người ép đi trộm cắp hoặc ăn xin”, ông Fan nói. Ông đưa ra một ví dụ là trường hợp bé trai 12 tuổi ở miền bắc Trung Quốc bị bắt cóc và bị ép đi ăn xin hơn một năm, sau đó được giải cứu.
“Cha mẹ cho bé trai 5 nhân dân tệ (khoảng 18.000 đồng) để mua bánh kẹo ở cửa hàng gần nhà, và cậu bé không bao giờ trở về nhà”, ông Fan nói. Các tình nguyện viên đã phát hiện bé trai bị bệnh nặng cùng với những vết bầm và vết sẹo trên người khi đang ăn xin trên đường phố.
Cột dây vào người trẻ khi dắt chúng ra ngoài
Một bé gái chơi với gia đình tại công viên ở Trung Quốc – Ảnh: AFP
Trước thực trạng trẻ em bị bắt cóc đáng báo động, các bậc cha mẹ hoang mang và áp dụng đủ biện pháp để bảo vệ con mình trước những kẻ buôn người. Nhiều phụ huynh Trung Quốc cột dây vào người trẻ khi dắt chúng đi ra ngoài. Một số khác khác trang bị đồng hồ, giày, áo khoác có gắn chíp và hệ thống định vị GPS cho con mình, theo Hoàn cầu Thời báo.
Ngoài ra, một trung tâm mua sắm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào ngày 1.6 đã triển khai thử nghiệm hệ thống cảnh báo. Ở mỗi tầng, Deji Plaza lắp đặt một thiết bị liên lạc gần thang máy. Nếu phát hiện con đi lạc, cha mẹ có thể chạy ngay đến nói vào thiết bị mô tả nhân dạng, tuổi tác, tên con; và lập tức các cửa của trung tâm mua sắm này sẽ đóng lại để nhân viên bảo vệ tìm kiếm đứa trẻ.
“Lực lượng bảo vệ sẽ tìm kiếm tất cả khu vực mua sắm bao gồm nhà vệ sinh và bãi đỗ xe. Trong vòng 10 phút vẫn chưa tìm thấy sẽ bàn giao vụ việc cho cảnh sát”, ông Jiang Ziren, giám đốc truyền thông của Deji Plaza cho biết.
Hồi tháng 5.2015, tổ chức phát triển xã hội Zhongshe (Trung Quốc) đã ra mắt một ứng dụng điện thoại hoạt động tương tự hệ thống cảnh báo Amber Alert ở Mỹ. Ứng dụng này giúp các bậc cha mẹ gọi cho cảnh sát ngay lập tức và thông báo với những người dùng khác về đứa trẻ mất tích.
Bà Tong Xiaozun, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Trung Quốc, cho biết: “Một phần không kém quan trọng là phải dạy cho con trẻ nhớ tên cha mẹ, số điện thoại và dạy chúng không được đi theo người lạ. Tất cả những thiết bị điện tử đeo trên người trẻ có thể giúp ngăn chặn trẻ mất tích, nhưng chúng có thể trở nên vô nghĩa một khi bọn buôn người muốn bắt cóc trẻ em”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhiều điện thoại ở VN có định vị của Trung Quốc giống Bphone
Bphone đang bị nghi vấn vì sử dụng định vị Beidou (Bắc Đẩu) của Trung Quốc, bên cạnh GPS của Mỹ và GLONASS của Nga.
Người dùng trong nước đặt nghi vấn về Bphone khi phát hiện trong bản mô tả kỹ thuật sản phẩm này sử dụng hệ thống định vị Beidou (Bắc Đẩu), bên cạnh hai hệ thống khác là GPS của Mỹ và GLONASS của Nga.
Bphone đang bị đặt dấu hỏi về độ "thuần Việt" khi dùng hệ thống định vị từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Đẩu đã có mặt từ lâu trên nhiều smartphone. Ảnh: Lê Hiếu.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng việc Bphone - chiếc smartphone được quảng cáo là "thuần Việt", "bảo mật nhất thế giới",... không lý gì lại dùng và hỗ trợ cho công nghệ định vị đến từ Trung Quốc. Số khác cũng tỏ vẻ nghi ngờ về xuất xứ của Bphone và cho rằng chiếc máy chưa hẳn "thuần Việt".
Trên trang Facebook thuộc Bkav, công ty này cho biết, nhiều mẫu điện thoại tên tuổi tại Việt Nam như Galaxy S6 của Samsung và Lumia 640XL của Microsoft đang sử dụng cùng lúc ba công nghệ định vị tương tự trên Bphone.
Thực tế, việc tích hợp công nghệ định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc không phụ thuộc vào hãng điện thoại, mà do nhà cung cấp bộ vi xử lý. Trong trường hợp của Bphone là do Qualcomm.
Theo các tài liệu từng công bố của Qualcomm, công ty này đã tích hợp cả ba công nghệ định vị gồm GPS, GLONASS và Bắc Đẩu vào chip Snapdragon từ năm 2013. Theo đó, Samsung là hãng điện thoại đầu tiên sử dụng chip có dùng cả ba công nghệ định vị này. Galaxy Note 3 là mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới hỗ trợ Bắc Đẩu.
Ngoài Qualcomm, một nhà sản xuất chip xử lý khác là Broadcom cũng tích hợp Bắc Đẩu vào sản phẩm của mình, nhưng thương hiệu này ít có mặt trên các thiết bị di động mà chủ yếu được sử dụng bởi các hãng máy tính.
Nhiều thương hiệu sử dụng Bắc Đẩu kết hợp với GPS và GLONASS, phần lớn đang có mặt tại Việt Nam. Ảnh: GSM Arena.
Hiện tại, Bắc Đẩu (Beidu) hiện hữu trên tất cả các thương hiệu lớn ở Việt Nam. Hầu hết các smartphone của Samsung, Sony, HTC, Microsoft, Xiaomi,... trên thị trường đều tích hợp cả ba công nghệ định vị của Mỹ, Nga và Trung Quốc trên sản phẩm của mình. Trong số này, có những model quen thuộc như Galaxy S6 bản chip Exynos, Galaxy Grand Prime, Sony Xperia Z3, HTC One E9 , Nokia Lumia 730,...
Theo một chuyên gia bảo mật, việc đặt nghi vấn về xuất xứ của Bphone khi thiết bị này dùng công nghệ định Bắc Đẩu từ Trung Quốc là không có căn cứ.
Beidou (Bắc Đẩu) là gì?
Tương tự như GPS của Mỹ và GLONASS của Nga, Trung Quốc cũng tự phát triển hệ thống định vị bằng vệ tinh của riêng mình mang tên Beidou (Bắc Đẩu) vào năm 2006 và bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc vào 12/2011. Đến tháng 12/2012, Beidou đã mở rộng số lượng vệ tinh lên gấp nhiều lần và phục vụ cho các khách hàng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tháng 12/2014, Beidou được Liên Hiệp Quốc công nhận, trở thành dịch vụ định vị lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn non trẻ và vẫn đang được hoàn thiện. Tại chính thị trường Trung Quốc, GPS vẫn đang chiếm đến 95%.
Theo dự kiến, Beidou sẽ có mặt trên toàn cầu vào năm 2020.
Duy Tín
Theo Zing
Israel: Tài liệu hướng dẫn hack UAV Mỹ xuất hiện đầy trên mạng Năm 2011, một tài liệu nghiên cứu với tiêu đề "Những yêu cầu để hack hệ thống định vị GPS thành công" xuất hiện trên mạng. UAV tầm xa Global Hawk của Mỹ (ảnh minh họa) Theo một nhà chế tạo vũ khí quốc phòng của Israel, các tài liệu hướng dẫn các "hack" (khống chế bằng kỹ thuật xâm nhập của tin...