Trung Quốc đề nghị giúp Ấn Độ đối phó với ‘cơn sóng thần’ COVID-19
Trung Quốc đã đề nghị giúp Ấn Độ đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19, sau khi Mỹ từ chối yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu vaccine với quốc gia Nam Á này.
Lễ hoả táng nạn nhân COVID-19 tại ở New Delhi khi số trường hợp mắc bệnh ở Ấn Độ liên tục gia tăng. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Trung Quốc đã “chìa cành ô liu” với Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia vẫn leo thang dọc khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.
“Chính phủ và nhân dân Trung Quốc ủng hộ chính phủ và người dân Ấn Độ trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch COVID-19. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ nhằm đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ. Chúng tôi đang liên lạc với phía Ấn Độ về vấn đề này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố hôm 24/4.
Động thái của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đang phải đối mặt với số ca mắc cao chưa từng thấy với kỷ lục 346.786 ca được ghi nhận hôm 24/4. Hệ thống bệnh viện của nước này cũng đang trên bờ vực sụp đổ do thiếu giường chăm sóc đặc biệt, vật tư y tế và ôxy cạn kiệt.
Bên cạnh đó, tuy là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ cũng rơi vào tình trạng thiếu vaccine trầm trọng. Nước này đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với các nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất vaccine. Tuy nhiên, Washington đã từ chối lời đề nghị này và cho rằng trách nhiệm trước tiên của họ là chăm sóc người dân Mỹ.
Video đang HOT
“Dĩ nhiên, việc người Mỹ được chủng ngừa không chỉ là mối quan tâm của chúng tôi mà còn là mối quan tâm của phần còn lại trên thế giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng thời gian qua do vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biên giới, đặc biệt là sau vụ đụng độ ở dãy Himalaya tháng 6 năm ngoái khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Các chuyên gia nhận định có rất ít tiến triển trong vòng đàm phán gần đây nhất giữa quân đội hai nước.
“Nguồn cung cấp nguyên liệu thô dùng cho sản xuất vaccine của Ấn Độ từ Mỹ và Châu Âu đang bị hạn chế. Do đó, Ấn Độ cần sự hỗ trợ của các quốc gia khác để đối phó với đại dịch. Đây cũng là cơ hội để hai bên hàn gắn quan hệ song phương”, ông Niu Haibin, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói.
Trung Quốc đã liên tục phủ nhận cáo buộc sử dụng chiến lược ngoại giao vaccine đối với các quốc gia khác để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình.
Trong khi đó, Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, gần đây đã cam kết sẽ cung cấp một tỷ liều vaccine COVID-19 cho các khu vực trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào cuối năm tới. Động thái này được nhiều người cho là nỗ lực kiềm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Niu cho biết Trung Quốc không cố ý lợi dụng đại dịch cho mục đích ngoại giao, nhưng việc hợp tác với các quốc gia khác sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng sự ảnh hưởng của mình.
Ông Raj Verma, Phó Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Huaqiao, Phúc Kiến, nói rằng do vaccine của Trung Quốc chưa được cấp phép sử dụng tại Ấn Độ. Do đó, người dân nước này sẽ từ chối tiêm vaccine Trung Quốc. Song ông cho rằng Trung Quốc cũng có thể giúp đỡ Ấn Độ bằng những cách thức khác.
Người Ấn Độ 'truy tìm' gốc gác của Joe Biden
Nhiều người Ấn Độ đang tìm hiểu gốc Ấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Biden, do ông từng ám chỉ khả năng có họ hàng tại nước này.
Trong chuyến thăm thành phố Mumbai, Ấn Độ năm 2013, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông từng nhận được lá thư từ một người mang họ Biden ở Ấn Độ sau khi trở thành thượng nghị sĩ năm 1972, cho thấy họ có thể có quan hệ họ hàng. Bức thư đề cập "tổ tiên của hai người từng làm việc cho Công ty Thương mại Đông Ấn vào những năm 1700".
"Đó là một trong những bức thư đầu tiên tôi nhận được và tôi rất tiếc vì đã không lần theo bức thư đó", ông nói.
Trong niềm tự hào dâng cao sau khi bà Kamala Harris, một người gốc Ấn, trở thành Phó tổng thống đắc cử Mỹ, nhiều người dân Ấn Độ lục lại phát biểu của ông Biden và bắt đầu tìm hiểu gốc gác tiềm năng của ông ở Ấn Độ.
Mục sư chỉ vào tấm bia tưởng niệm Christopher Biden ở nhà thờ St George, thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP .
Phát biểu của Biden đặc biệt gây ra sự phấn khích ở Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, phía đông Ấn Độ và cũng là quê hương những người thân ở Ấn Độ của bà Harris. Một tấm bia tưởng niệm Christopher Biden, sinh năm 1789, tại nhà thờ St George ở Chennai, trở thành điểm thu hút du khách địa phương.
"Chúng tôi đã biết được hồ sơ của hai người họ Biden là William Biden và Christopher Biden. Họ là anh em và trở thành thuyền trưởng của Công ty Đông Ấn trên các tàu buôn vào thế kỷ 19", một giám mục cho hay. "William Biden qua đời sớm, Christopher Biden tiếp tục làm thuyền trưởng một số tàu, và cuối cùng định cư ở Madras", hiện là Chennai.
Bất chấp những đồn đoán, vẫn chưa có xác nhận nào cho thấy anh em William và Christopher Biden có liên quan đến Tổng thống đắc cử 77 tuổi ở Mỹ. Theo các chuyên gia đã nghiên cứu gia phả nhà Biden, nếu Tổng thống đắc cử có tổ tiên là người Ấn Độ, Christopher được coi là ứng viên khả dĩ nhất.
Ngoài ra còn có những người họ Biden ở Mumbai và Nagpur, bang Maharashtra, có thể là hậu duệ của Christopher. Theo gia đình Biden ở Maharashtra, truyền thông Ấn Độ đang đổ dồn sự chú ý vào gia đình họ. Truyền thông nước này đồn đoán rằng người ông quá cố của họ, Leslie, chính là người đã viết thư cho ông Biden.
Rowena Biden, một thành viên trong gia đình ở Mumbai, khẳng định họ không cố "bắt quàng làm họ" với Tổng thống đắc cử Mỹ.
"Chúng tôi chúc ông Joe Biden mọi điều tốt đẹp nhất trong vai trò tân tổng thống nhưng chúng tôi không cố tạo dựng bất kỳ mối liên hệ nào. Chúng tôi có chung họ và tất cả chỉ có thế", bà nói. "Tất cả chúng tôi đều khá giả về tài chính và có cuộc sống ổn định nên chúng tôi không cần bất kỳ khoản hỗ trợ nào".
Rowena Biden nói rằng sau khi xuất hiện thông tin đầu tiên về mối liên hệ có thể tồn tại giữa gia đình mình và Tổng thống đắc cử Mỹ, "mọi người bắt đầu đi theo chúng tôi đến tận nhà và gia đình rất áp lực về chuyện đó".
Ca nCoV toàn cầu đã tăng lên gần 54 triệu Hơn 620.000 ca nhiễm nCoV mới đã được báo cáo trên toàn cầu trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên gần 54 triệu, trong đó hơn 1,3 triệu người chết. Thế giới ghi nhận thêm 623.783 ca nhiễm nCoV hôm 13/10, nâng số người nhiễm loại virus chết người này lên 53.699.511. Tổng số ca tử vong do Covid-19 hiện...