Trung Quốc đề nghị đối thoại về Biển Đông, Philippines tiếp tục phớt lờ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8.6 cho biết đến nay Philippines vẫn không đáp lại đề nghị đối thoại song phương về tranh chấp Biển Đông khiến Bắc Kinh thất vọng.
Philippines phớt lờ đề nghị đàm phán song phương của Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông. REUTERS
“Trung Quốc đã nhiều lần tận dụng các cơ hội đề nghị với Philippines thiết lập một cơ chế tham vấn thường xuyên về vấn đề hàng hải, tuy nhiên đến nay không có hồi âm nào từ phía Philippines”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trong một thông cáo được Tân Hoa xã đăng lại ngày 8.6.
Cơ quan này nói rằng Trung Quốc và Philippines từng tổ chức nhiều đợt đối thoại về việc ứng xử và đối phó các tranh chấp phát sinh trên Biển Đông kể từ khi 2 bên ký kết thỏa thuận về vấn đề này hồi năm 1995. Thế nhưng cả Bắc Kinh và Manila chưa bao giờ ngồi lại với nhau để giải quyết các tranh chấp phát sinh thực tế ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm kể từ khi Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan), mối quan hệ giữa 2 nước trở nên “tồi tệ” và Manila luôn khước từ các cuộc đối thoại song phương mà Bắc Kinh đề nghị, nhất là vấn đề liên quan đến vụ kiện sắp được tòa ra phán quyết trong vài tuần tới. Trung Quốc cũng tuyên bố bác bỏ phán quyết của toà án này.
“Trung Quốc kêu gọi Philippines ngay lập tức ngừng hành vi sai trái của mình (?) khi theo đuổi vụ kiện, và quay trở lại con đường đúng đắn, đó là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương với Trung Quốc”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết. Bắc Kinh lâu nay theo đuổi chính sách đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp với nước khác.
Video đang HOT
Tổng thống tân cử Philippines nói sẵn sàng đàm phán về tranh chấp Biển Đông nhưng chưa phản hồi đề nghị của Trung Quốc. AFP
Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino III của Philippines lâu nay vẫn tuyên bố với báo chí rằng Philippines quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng và không đối thoại với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Ông Aquino nói rằng Trung Quốc, lợi dụng sức mạnh áp đảo về quân sự và kinh tế, thường bắt nước nhỏ hơn phải chấp nhận yêu sách của mình trong các cuộc đàm phán song phương.
Trong khi đó, Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte, người sẽ chính thức nhận nhiệm sở vào cuối tháng 6.2016, nói ông sẵn sàng đối thoại dù khẳng địnhkhông nhượng bộ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông và làm sao đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh sẽ là thách thức lớn với nhiệm kỳ tổng thống của ông Duterte. Một cựu ngoại trưởng Philippines và một chuyên gia an ninh của Mỹ nói rằng Tổng thống tân cử Philippines không nên tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc nếu không kèm theo điều kiện, theo AFP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc nói Mỹ điều hai tàu sân bay tăng sức ép ở Biển Đông
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng việc Mỹ điều động hai tàu sân bay tới Biển Đông là điều "rất không bình thường".
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay Ronald Reagan, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tờ Global Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nhận định việc Mỹ điều động nhiều tàu sân bay tới Biển Đông có lẽ vì muốn "làm chỗ dựa cho Philippines". Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan có thể sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc vào tháng 6.
"Điều này chắc chắn sẽ đẩy mâu thuẫn ở Biển Đông lên cao", bài báo trích lời chuyên gia. Cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ John C. Stennis đang hoạt động tại Biển Đông và sẽ tham gia diễn tập hải quân RIMPAC 2016 vào đầu tháng 7 tại Hawaii. Cụm tàu Ronald Reagan khởi hành ngày 4/6 từ cảng Yokosuka, Nhật Bản sẽ tới thay thế.
Theo Navy Times, tàu Stennis và Reagan có khả năng sẽ hoạt động tại Biển Đông cùng nhau trong một thời gian, trước khi tàu Stennis đến Hawaii.
Chuyên gia này cho rằng Biển Đông không có diện tích lớn, hai cụm tàu sân bay Mỹ tới đây là điều "rất không bình thường", trong khi nơi này không có chiến sự giống vùng Trung Đông. Nếu có điều lý giải, thì chỉ có thể hiểu là gây sức ép với Trung Quốc trong bối cảnh phán quyết của PCA nhiều khả năng có lợi cho Philippines. Đây cũng là lần đầu tiên từ năm 2012, Mỹ đưa tới 4 cụm tàu sân bay ra hoạt động cùng lúc.
Truyền thông Trung Quốc hô hào ngăn chặn "Philippines hành động ở bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây dưới sự yểm hộ của tàu chiến Mỹ". Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc cho rằng nước này cần đẩy mạnh giám sát hạm đội tàu Mỹ và "có những bố trí thích hợp" ở Biển Đông, tăng cường tập trận bắn đạn thật để Mỹ "không có gan làm bừa".
Theo Defense News, hải quân Mỹ triển khai đồng thời 4 cụm tàu sân bay chiến đấu ở các vùng trên thế giới, trong đó có một ở Biển Đông và một ở Địa Trung Hải. Mỹ được coi là đang có tỷ lệ triển khai tàu sân bay cao bất thường.
Tuy nhiên, động thái không nhằm ứng phó với một cuộc khủng hoảng cụ thể nào. "Tất cả đều đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng, theo chương trình Quản lý Lực lượng Toàn cầu", một quan chức hải quân Mỹ nói, đề cập đến kế hoạch chỉ đạo các cuộc triển khai lớn của Lầu Năm Góc.
Lần cuối cùng 4 cụm tàu sân bay chiến đấu được triển khai đồng thời là trong khoảng thời gian dài hơn 9 tuần từ cuối tháng 8/2012 đến đầu tháng 11/2012.
Văn Việt
Theo VNE
Lập luận 'nực cười' của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông Bắc Kinh cố tình phớt lờ Điều 288(4) của UNCLOS để đưa ra lý do mơ hồ nhằm bác bỏ thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" của tòa quốc tế. Đô đốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng), trưởng đoàn Trung Quốc, lên phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters Trong Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore hồi...