Trung Quốc đề nghị bỏ lệnh cấm vận cho Triều Tiên vì virus corona
Quan chức Trung Quốc nói rằng Triều Tiên đang chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực từ virus corona, nên Liên Hợp Quốc cần nới lỏng lệnh cấm vận với Bình Nhưỡng.
Zhang Jun, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, hôm 2/3 kêu gọi sự linh hoạt hơn từ Mỹ và các nước khác trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, AP cho biết.
Phát biểu của quan chức Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Triều Tiên bắn 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển phía đông nước này hôm 2/3.
Phát biểu trong cuộc họp báo về một dự thảo nghị quyết do Nga và Trung Quốc đề xuất vào tháng 12/2019, đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với hàng xuất khẩu của Triều Tiên như dệt may, hải sản và tượng, nhưng vẫn chưa được thông qua. “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan suy nghĩ thêm lần nữa về vấn đề này”, đại sứ Zhang nói.
Đại sứ Zhang cho biết các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đang gây ảnh hưởng về nhân đạo đối với người dân Triều Tiên: “Chúng ta nên làm bất kỳ điều gì có thể để giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân. Đó là lý do tại sao Nga và Trung Quốc kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên”, đại sứ Zhang nói.
Video đang HOT
Triều Tiên bất ngờ phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn hôm 2/3. Ảnh: KCNA.
Ông Zhang cho biết thêm đặc biệt hôm nay nhiều quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, bao gồm Triều Tiên. “Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nên cân nhắc tất cả mọi thứ trong việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề liên quan đến Triều Tiên”, đại sứ Zhang nói.
Khi được Triều Tiên bị ảnh hưởng như thế nào, đại sứ Zhang cho biết Bình Nhưỡng cũng rất coi trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và làm tất cả những gì có thể để chống lại virus chết người này. Nhưng ông Zhang cho biết là ở New York, ông không có đủ thông tin về tình hình chính xác ở Triều Tiên.
Việc Triều Tiên không phóng bất kỳ tên lửa nào cho đến ngày 2/3, khiến các chuyên gia đặt câu hỏi, liệu có phải Bình Nhưỡng dừng việc phô diễn vũ khí trong khi đang chiến đấu với virus corona, mà truyền thông nhà nước Triều Tiên từng mô tả là vấn đề sống còn của quốc gia.
Một số nhà phân tích suy đoán, Triều Tiên đã giảm huấn luyện và các hoạt động liên quan đến tập trung đông binh sĩ để giảm khả năng virus lây lan trong quân đội.
Theo news.zing.vn
Tuyên bố rắn, Triều Tiên doạ tung vũ khí chiến lược mới
Chủ tịch Kim Jong-un tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn về đàm phán hạt nhân với Mỹ.
Hôm thứ tư (1/1), truyền thông Triều Tiên đăng tải các phát biểu của Chủ tịch Kim Jong-un tại một hội nghị của đảng cầm quyền đang diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ông Kim tuyên bố, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ an ninh quốc gia vì các lợi ích kinh tế khi đối mặt với một nước Mỹ đang ngày càng gia tăng thái độ thù địch. Người đứng đầu Triều Tiên cũng cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố tình trì hoãn tiến trình đàm phán hạt nhân, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ sớm cho ra mắt một loại vũ khí chiến lược mới trong những nỗ lực tăng cường năng lực đánh chặn hạt nhân của mình.
Người dân Triều Tiên theo dõi Chủ tịch Kim Jong-un phát biểu trên ti vi (ảnh: KCNA)
"Ngài Chủ tịch nói, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép nước Mỹ lạm dụng đối thoại Triều Tiên - Mỹ để đạt được các mục tiêu tham lam của họ, mà sẽ chuyển sang một hành động thực tế bất ngờ nhằm khiến họ [ Mỹ] phải trả giá cho nỗi đau mà người dân chúng ta phải gánh chịu và cho sự phát triển đang bị kìm hãm [ của Triều Tiên]", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết.
Chủ tịch Kim nhấn mạnh, "nếu Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách thù địch với Triều Tiên, sẽ không có sự phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nữa và Triều Tiên sẽ phát triển các vũ khí chiến lược cần có cho an ninh đất nước cho tới khi Mỹ thu lại chính sách thù địch".
Tuy nhiên, hãng tin AP nhận định, có vẻ như nhà lãnh đạo Triều Tiên không thể hiện rõ ý định từ bỏ hoàn toàn đàm phán hạt nhân với Mỹ hay ngừng thực hiện việc dừng thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Theo một số chuyên gia, Triều Tiên luôn nhạy cảm trước những thay đổi trong bầu cử tại Mỹ, vì vậy quốc gia châu Á sẽ tránh tham dự vào các cuộc đàm phán thực sự với Washington trong những tháng tới, và sẽ chỉ quan sát xem cuộc điều tra luận tội nhằm vào Tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng ra sao tới kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Tháng 12/2019, Bình Nhưỡng từng tuyên bố đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm "quan trọng" tại khu phóng tên lửa tầm xa, giúp củng cố năng lực đánh chặn hạt nhân của mình. Điều này làm dấy lên những đồn đoán rằng, Triều Tiên đang phát triển một loại ICBM hoặc lên kế hoạch phóng đi một vệ tinh phục vụ cho việc nâng cao công nghệ tên lửa.
Triều Tiên cũng chấm dứt 17 tháng tạm ngưng các hoạt động liên quan tới tên lửa đạn đạo khi thử nghiệm một loạt các vũ khí có khả năng mở rộng năng lực tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, bao gồm cả các căn cứ quân sự của Mỹ đang đóng tại hai quốc gia này.
Minh Đức
Theo toquoc.vn
Nếu Mỹ còn thù địch, sẽ không có phi hạt nhân hóa ở Bán đảo Triều Tiên Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cho biết, nước này sẽ điều chỉnh cách tiếp cận tùy thuộc vào thái độ của Mỹ và vẫn còn dư địa cho đối thoại giữa hai bên. Ngày 31/12, tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa VII Đảng Lao động Triều Tiên, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ trích thái đội đối...