Trung Quốc “để mắt” đến đất hiếm tại Triều Tiên
Triều Tiên đang có khoảng 200 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có trữ lượng đất hiếm lớn. Chúng thu hút các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc bất chấp căng thẳng về chính trị.
Các nhà phân tích cho biết trong bối cảnh các nước cạnh tranh tìm kiếm nguồn đất hiếm, Bình Nhưỡng đang chú trọng bảo vệ các nguồn khoáng sản quý.
Tờ Asia Times ngày 8-8 dẫn nhận định của tiến sĩ Leonid Petrov, giảng viên khoa Triều Tiên của trường đại học Sydney – Úc, cho biết sở dĩ Triều Tiên vượt qua hàng loạt khó khăn và thậm chí có những bước phát triển kinh tế chính là nhờ nguồn đất hiếm.
Ông viết: “Những ai có dịp đến Triều Tiên thường xuyên có thể nhận thấy tình hình kinh tế tại đây được cải thiện đáng kể vài năm qua. Những tòa cao ốc mới xây, xe hơi trên phố cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp khiến không ít khách tham quan phải ngạc nhiên. Điều đó khiến người ta thắc mắc: Bình Nhưỡng lấy tiền ở đâu?”.
Video đang HOT
Giá trị tiềm năng của các mỏ khoáng sản quan trọng ở Triều Tiên ước tính khoảng 6.482 tỉ USD
(Ảnh: NATALL NEWS)
Phía Bắc của bán đảo Triều Tiên nổi tiếng với những dãy núi đá, chiếm 85% lãnh thổ Triều Tiên. Nơi đây có khoảng 200 loại khoáng sản khác nhau, trong đó nhiều nhất là than, quặng sắt, vàng, thiếc, đồng… Văn phòng Thống kê quốc gia Hàn Quốc tính toán trong năm 2008, giá trị tiềm năng của các mỏ khoáng sản quan trọng ở Triều Tiên vào khoảng 6.482 tỉ USD.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đang phải dựa vào tài trợ của Bắc Kinh để khai thác và sản xuất các nguyên tố đất hiếm. Theo hãng tin Yonhap, Trung Quốc và Triều Tiên đã ký thỏa thuận hợp tác khai thác, chế biến kim loại bao gồm đất hiếm và vàng ở tỉnh Hamgyong.
Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 5-2011, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il được Bắc Kinh đảm bảo hỗ trợ 200.000 tấn phân bón và 500.000 tấn bắp. Đổi lại, Trung Quốc được phép khai thác nguồn tài nguyên của Triều Tiên.
Năm 2009, Triều Tiên đã xây dựng một nhà máy tái chế đất hiếm ở Hamhung vào năm 1990 và giá trị xuất khẩu kim loại quý sang Trung Quốc ở mức 16 triệu USD.
Theo NLD
Malaysia phản đối nhà máy đất hiếm gây ô nhiễm
Quốc hội Malaysia đã họp khẩn chiều 22-3 để xem xét tình trạng phóng xạ vượt mức cho phép tại khu Nhà máy đất hiếm châu Á (ARE)đã ngừng hoạt động ở Bukit Merah.
Người dân Malaysia phản đối nhà máy đất hiếm do Lynas (Úc) xây dựng vì lo ngại về độ an toàn - Ảnh: Reuters
"Quốc hội không muốn coi nhẹ sự an nguy của người dân sống gần khu vực nhà máy" - trang Malaysia Insider dẫn lời Chủ tịch quốc hội Tan Sri Pandikar Amin Mulia tuyên bố.
Tổ chức Save Malaysia Stop Lynas cáo buộc lượng phóng xạ đo được tại Nhà máy ARE đã vượt qua 1 microsievert/năm theo quy định. Trước đó, Ủy ban cấp phép năng lượng hạt nhân Malaysia khẳng định vào năm tới Nhà máy ARE là khu vực an toàn để chuyển thành công viên sau khi được xử lý hoàn toàn chất thải.
Nhà máy ARE của Hãng Mitsubishi Chemicals bị buộc đóng cửa vào năm 1992 do dư luận phản đối vì lo ngại ô nhiễm phóng xạ. Sau hai thập niên, Hãng Mitsubishi Chemicals vẫn phải chi 300 triệu RM (97 triệu USD) để làm sạch phóng xạ, nhưng trong năm năm qua ở khu vực lân cận, lượng phóng xạ tồn dư vẫn tiếp tục gây ra nhiều loại bệnh như máu trắng, làm bảy người thiệt mạng.
Tổ chức Save Malaysia Stop Lynas và dư luận Malaysia cũng phản đối dữ dội nhà máy đất hiếm mới Gebeng do Tập đoàn Lynas (Úc) xây dựng và sẽ đưa vào vận hành cuối năm nay ở ngoại ô thành phố Kuantan. Hàng ngàn người biểu tình và yêu cầu nhà chức trách hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy này. Cuối tuần qua Chính phủ Malaysia cho biết sẽ thành lập ủy ban điều tra để xem xét độ an toàn của nhà máy.
Theo Tuổi Trẻ
Obama lên án Trung Quốc hạn chế xuất đất hiếm Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 13/3 đã buộc tội Trung Quốc phá vỡ các quy tắc thương mại toàn cầu bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, từ iPod đến tên lửa. Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc tội Trung Quốc phá vỡ các quy tắc thương mại toàn...