Trung Quốc “Đế chế thực dân cuối cùng” đã trỗi dậy
Càng ngày, cách hành xử của Trung Quốc càng bộc lộ rõ bản chất của một quốc gia thực dân xâm lược. Minh chứng là cách hành xử của họ với phần còn lại của thế giới.
Medium, một trang chuyên bình luận các vấn đề chính trị quốc tế, đã gọi Trung Quốc là “đế chế cuối cùng của thế giới đang mở rộng”. Theo tác giả Victor Robert Lee bình luận, hơn 50 năm sau khi châu Âu, Nhật Bản và Mỹ bỏ rơi các vùng thuộc địa xa xôi của mình và hơn 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, vẫn còn một cường quốc thực dân tồn tại – Trung Quốc.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
Không chỉ còn tham vọng khống chế Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông, hiện Bắc Kinh còn bổ sung thêm vào danh sách của mình hầu như toàn bộ Biển Đông. Tại sao lại như vậy? Bởi Trung Quốc tin rằng họ có thể làm được. Vậy họ sẽ làm như thế nào? Bằng cách ngang nhiên đưa ra những công bố chủ quyền phi pháp.
Khó có thể ngăn cản Trung Quốc bành trướng nếu không cương quyết. Mỹ ở quá xa, còn các quốc gia láng giềng của Trung Quốc hoặc là yếu về mặt quân sự hoặc phụ thuộc vào Bắc Kinh quá nhiều về kinh tế.
Chính quyền Barack Obama đã xuất hiện, ít nhất là trước mặt công chúng, liên tục nhắc đến yêu cầu cần ổn định tự do hàng hải và thiết lập các quy tắc ứng xử trong khu vực. Tuy nhiên, câu trả lời duy nhất của Trung Quốc cho vấn đề này là tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển lân cận” dù nó không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Lời này của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lặp đi lặp lại kể từ tháng Chín năm ngoái.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 7/2013, Tân Hoa Xã – hãng thông tấn Trung Quốc công bố nước này đã thành lập thành phố Tam Sa (bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) còn nhấn mạnh sẽ quản lý “2 triệu km2 vùng biển”, cùng hàng trăm đảo nhỏ, các bãi cạn… Một tuyên bố mở rộng tương đương với diện tích của Địa Trung Hải.
Không có bất kỳ sự dè chừng kiêng nể nào đối với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc thậm chí đã in bản đồ “ đường chín đoạn” – thể hiện tham vọng bành trướng Biển Đông – lên hộ chiếu. Và ngang ngược hơn cả, gần đây, Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam còn tuyên bố sẽ “kiểm soát” mọi tàu bè nước ngoài nếu “hoạt động bất hợp pháp” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các hòn đảo có tranh chấp trong Biển Đông.
Video đang HOT
Senkaku – Tâm điểm căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng là một trong những minh chứng cho sự trỗi dậy không hề hòa bình của Trung Quốc.
Vậy, liệu có thể xây dựng một “sự trỗi dậy hòa bình” được không trong khi Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ tham bá quyền một cách hung hăng trên lãnh thổ của các quốc gia khác? Trong nhiều thập kỷ, phương Tây, thậm chí là Trung Quốc đã tự ru ngủ thế giới rằng quốc gia này đã ngủ yên, không có ý định chiếm đoạt tài sản của nước khác. Tuy nhiên, các động thái của Trung Quốc trong một thập kỷ gần đây đã chôn vùi suy nghĩ trên.
Biển Đông lâu nay vẫn thuộc chủ quyền của một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Giờ đây, Trung Quốc muốn phá vỡ bế tắc đó bằng cách “vơ hết tất cả vào mình”. Vì sao Trung Quốc lại có thể đưa ra được những tuyên bố này? Có hai lý do để giải thích cho tham vọng của Bắc Kinh.
Đầu tiên, sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc và sự “lơ là” của Mỹ trong khu vực khi chuyển sự quan tâm sang Iraq và Afghanistan.
Trung Quốc đang cố thay đổi lịch sử quân sự của mình bằng cách tăng cường phát triển lực lượng hải quân ngày càng hùng mạnh vốn trước đây rất yếu kém. Quốc gia này xây dựng các căn cứ tàu ngầm lớn ở Ninh Ba, Thanh Đảo và ở Tam Á. Họ bổ sung thêm 13 tàu khu trục, 65 tàu chiến loại nhỏ, các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Mỹ lo ngại lực lượng kể trên có khả năng sẽ vô hiệu hóa tàu sân bay và các căn cứ của mình trong khu vực. Minh chứng cho sự tiến bộ đầy nguy hiểm của Trung Quốc chính là tàu sân bay Liêu Ninh, được Trung Quốc chế tác lại từ thân tàu sân bay của Liên Xô cũ.
Tiếp đó, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ngoài “sự đồng lòng” của thế hệ lãnh đạo, còn có sự ủng hộ của tâm lý quốc gia. Công ty khai thác dầu nhà nước Trung Quốc CNOOC còn thay mặt cả quốc gia tuyên bố “các giàn khoan dầu là lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược của chúng tôi”.
Trong những tuần gần đây, câu chuyện Biển Đông đã bị đẩy lên cao bởi những va chạm căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến việc Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt nam.
Các nước láng giềng của Trung Quốc trên Biển Đông đã đi qua hàng thập kỷ với sự phòng thủ yếu ớt, mờ nhạt do phụ thuộc vào “chiếc ô an ninh” của Mỹ. Giờ đây, có một cuộc chạy đua ngầm trong các quốc gia liên quan để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ hơn nhằm đối phó lại một Trung Quốc quá nguy hiểm và nhiều mưu đồ.
Các quốc gia trong khu vực rõ ràng là yếu so với lực lượng của Bắc Kinh. Vậy thì quốc gia nào sẽ bảo vệ lịch sử và sự ổn định khu vực? Liệu có phải là Mỹ? Cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, giờ đây là ở Ukraine đã tạo ra một khoảng trống kéo dài cả thập kỷ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã lường trước điều này, và hành động ngay trước khi Mỹ rút chân khỏi khu vực Trung Đông.
Mỹ đang cố gắng khỏa lấp chỗ trống ở châu Á bằng chiến lược tái cân bằng trục. Tuy vậy, đến nay chính sách nay vẫn là nói nhiều hơn làm. Liệu “trục châu Á” có đủ mạnh để ngăn chặn Bắc Kinh khuấy đảo biển Hoa Đông và Biển Đông, hay các vùng gần biên giới khác của nó trên khắp châu Á hay không? Những câu hỏi này được đặt ra chỉ để xem xét những hành vi gây tổn thương của siêu cường mới nổi hiện nay đối với thế giới trong suốt mười năm qua mà thôi.
Một cụm từ bị lạm dụng của các quan chức trong chính quyền Tổng thống Geogre W. Bush là “Điểm yếu chính là sự khiêu khích”. Với một sự mỉa mai đau đớn, đó chính là sự suy nhược trong thập kỷ mất mát ở Afghanistan và Iraq, đã “mở lối” cho Bắc Kinh chiếm lại thế trên ở khu vực và ngông cuồng trong các tuyên bố lãnh thổ. Đã đến lúc gọi chính xác những gì Trung Quốc đang làm là “sự khẳng định bá chủ được khuyến khích bởi sự điên rồ của Mỹ và nó đang được mở rộng”.
Theo Infonet
Cảnh sát biển được tặng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã nhận được quà và hàng chục tỷ đồng của đồng bào cả nước, trong đó có bộ loa tuyên truyền trị giá 3 tỷ đồng.
Chiều 19/5, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trao tặng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt có giá 3 tỷ đồng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Hòa Bình cho biết, những ngày qua, bản thân ông và đông đảo nhân viên luôn dõi theo lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở biển Đông. Là công dân Việt Nam, cũng từng là quân nhân, ông mong muốn được góp một chút công sức cùng các anh nơi tuyến đầu Tổ quốc.
Đại diện Ngân hàng Vietcombank tặng loa tuyên truyền 3 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thùy.
"Những người làm ngân hàng chúng tôi đã từng tham gia vận chuyển tiền, mua sắm quân trang, quân dụng, trang thiết bị... để chi viện cho chiến trường trong những năm tháng chiến tranh. Hiện nay, chúng tôi góp sức cùng các anh chiến đấu trên mặt trận tuyên truyền bằng hệ thống loa hiện đại này", ông Bình nói và khẳng định các chiến sĩ không bao giờ đơn độc bởi 90 triệu dân Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng cùng góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cảm ơn cán bộ, nhân viên của Vietcombank, Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt là món quà ý nghĩa, thiết thực đối với lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ở biển Đông.
"Cuộc chiến giữa biển khơi là cuộc chiến tuyên truyền giữa ta và Trung Quốc, bằng cả tiếng Trung và tiếng Việt. Chúng ta phản đối tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, yêu cầu họ phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta. Hệ thống loa của Trung Quốc hiện nay rất lớn, mạnh. Chúng tôi có bộ loa hiện đại này sẽ chiến đấu tốt hơn ở mặt trận tuyên truyền", Tướng Đồng nói.
Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển khẳng định, từ ngày Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã xác định được nhiệm vụ của mình, cùng với lực lượng Kiểm ngư, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. "Cuộc đấu tranh này rất cam go, phức tạp", ông nói.
Hành động của tàu hải cảnh Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 được lực lược cảnh sát biển Việt Nam quan sát và ghi chép kỹ lưỡng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn dùng lực lượng lớn các tàu Hải cảnh, Hải giám, quân sự xung quanh giàn khoan đặt trái phép Hải Dương 981. Vùng biển không có dấu hiệu êm dịu mà ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, khích lệ, động viên của các cơ quan, ban ngành và nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài.
"Đó là những việc làm thiết thực, hiệu quả, động viên Cảnh sát biển vững vàng bám trụ nơi tuyến đầu biển khơi. Chúng tôi sẽ trụ vững, hoàn thành tốt nhiệm vụ", Tướng Đồng nói. Ông cũng cho hay, những ngày qua, nhiều chiến sĩ cảnh sát có hoàn cảnh gia đình khó khăn khi mẹ ốm, vợ mới sinh... nhưng vẫn xác định tốt tinh thần công tác. Trong đó có nhiều người đang nghỉ phép cũng xung phong ra biển thực hiện nhiệm vụ.
"Tất cả đều vững vàng, không hề nao núng trước hành động hung hăng của các tàu Trung Quốc", ông khẳng định..
Theo thống kê, đến chiều 19/5, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã nhận được món quà bằng hiện vật và tiền mặt lên tới hàng chục tỷ đồng, trong đó có một thùng quà của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 chiếc xuồng cao tốc trị giá 24 tỷ đồng. Ngân hàng Vietcombank ủng hộ 3 tỷ đồng mua loa tuyên truyền đặc biệt, UBND TP HCM ủng hộ 3 tỷ đồng, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1 tỷ đồng, công ty TNHH ENI - FLORENCE VN tặng 40 bình ắc quy... Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng cho biết, số tiền đồng bào ủng hộ sẽ được Bộ tư lệnh sử dụng để sửa chữa tàu Cảnh sát biển bị hỏng trong những ngày vừa qua, mua trang thiết bị phục vụ ghi hình, ghi âm, phương tiện quan sát... để lấy những hình ảnh và truyền về đất liền phục vụ tốt cho công tác đấu tranh ngoại giao.
Theo VNE
Sức mạnh yêu nước trong một thế giới văn minh Sức mạnh của lòng yêu nước sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn nếu đi cùng cách thể hiện đúng mực, để dư luận quốc tế ủng hộ một Việt Nam không chỉ có chính nghĩa mà còn hành xử văn minh và trách nhiệm. Tại TP.HCM ngày 10.5, dù xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau nhưng tất cả cùng chung...