Trung Quốc: Dãy núi cầu vồng Đan Hà, vẻ đẹp siêu thực như lạc vào cổ tích
Dãy núi cầu vồng Đan Hà ở Trung Quốc đã được mệnh danh là một trong những kỳ quan đẹp nhất thế giới.
Nếu nhìn thấy những ngọn núi bảy màu kỳ vĩ trải dài trong Công viên Địa chất Quốc gia Trương Dịch, Trung Quốc, nhiều người sẽ nghĩ đây có lẽ chỉ là một công trình nhân tạo. Thế nhưng, những khối đá trầm tích rực rỡ này lại thực sự là một kỳ quan của mẹ thiên nhiên. Chúng được biết đến với cái tên “Địa mạo Đan Hà” hay còn gọi là “ Núi cầu vồng”. Dưới ống kính của các nhiếp ảnh gia và người yêu du lịch, núi cầu vồng Đan Hà đẹp kỳ ảo như cảnh tượng trong truyện cổ tích.
Dãy núi Đan Hà sở hữu vẻ đẹp siêu thực khiến người xem khó lòng tin được.
Dãy Đan Hà nằm trong khuôn viên rộng lớn, muốn di chuyển phải đi bằng ô tô.
Dãy núi độc đáo nổi lên như một hiện tượng
Núi cầu vồng Đan Hà là một phần trong khuôn viên Công viên Địa chất Quốc gia Trương Dịch. Công viên này nằm phía dưới chân dãy núi Kỳ Liên, tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc, nơi giao thoa với biên giới Mông Cổ. Công viên có tổng diện tích lên tới 52 hecta. Ban đầu, công viên có tên gọi là Công viên Địa chất Trương Dịch Đan Hà.
Nơi đây là điểm đến cho nhiều khách du lịch Trung Quốc và nước ngoài.
Video đang HOT
Năm 2000, một nhà báo ở Trung Quốc đã đăng tin về dãy núi Đan Hà. Chứng kiến vẻ đẹp này qua ảnh, người dân đã đổ xô tới vùng núi độc đáo này để thăm quan. Đến năm 2009, dãy Đan Hà được UNESCO vinh danh. Kể từ đó, dãy Đan Hà trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Truyền thông Trung Quốc coi nơi đây là một trong những cảnh quan đẹp nhất nước.
Núi cầu vồng được hình thành như thế nào?
Dãy Đan Hà được hình thành từ khối đá sa thạch thuộc kỷ Phấn Trắng, còn trước cả dãy Himalayan. Rất nhiều triệu năm trước kia, dãy đá trầm tích này từng là những tảng đá sa thạch phẳng. Do tác động của thiên nhiên qua nhiều năm, chúng vỡ ra thành nhiều khối, làm lộ ra các tảng đá trầm tích ẩn sâu bên trong. Quá trình phong hóa và xói mòn đã rửa trôi lớp khoáng vật silicat bên ngoài, làm lộ ra lớp đá bên trong với nhiều thành phần khoáng chất và hóa học khác nhau.
Nước ngầm di chuyển xuyên qua các lớp đá, lắng đọng lại các khoáng chất vi lượng. Khoáng chất vi lượng khác nhau sẽ tạo ra màu sắc khác nhau cho đá sa thạch từ đỏ, vàng, cam cho tới trắng, xanh lá, xanh da trời… Chính điều này đã làm nên màu sắc đa dạng của dãy Đan Hà. Quá trình này diễn ra liên tục trong 24 triệu năm mới có được vẻ đẹp siêu thực như ngày nay.
Núi có nhiều màu sắc rực rỡ tựa như cầu vồng
Phải mất rất lâu, mẹ thiên nhiên mới “sản xuất” ra “bảng màu” bắt mắt này.
Sông Đà mùa ngọc bích
Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái
Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa" sang màu xanh của ngọc bích. Khi ấy, sông Đà mới bước vào mùa đẹp nhất: mùa ngọc bích.
Sông Đà đẹp nhất khi bước vào mùa ngọc bích.
Con sông Đà hùng vĩ là nơi bắt nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu của người dân.
Khi sông Đà bị ngăn lại làm thủy điện, cả một vùng rộng lớn giờ đây ngập mênh mông nước.
Quá khứ huy hoàng nơi thác đá
Tôi không rõ tại sao người Pháp lại dùng cụm từ sông Đen để chỉ sông Đà, nhưng đó cũng không phải là điều quan trọng. Bởi có gọi như thế nào thì sông Đà vẫn là một dòng sông kỳ vĩ, mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực như một dũng sỹ giữa núi rừng miền Tây Bắc còn hoang sơ và bí ẩn...
Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với tổng chiều dài gần 1.000 km. Trong đó, hơn một nửa chiều dài của dòng sông chảy trên đất Việt quanh theo các dãy núi hùng vĩ của miền viễn Tây. Trên đất Việt, trong phần lớn chiều dài, sông chỉ len lỏi, âm thầm chảy qua những dãy núi cao vời vợi. Sông chỉ tung mình, hết cô độc khi qua các miền cư dân trù phú. Ở nơi đó, sông đã hòa mình vào những câu chuyện kể đã trở thành bất tử. Như với những câu chuyện của những người từng "vượt sóng Đà Giang" thời còn gian khó như anh Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khi còn là chiến sỹ công an vượt ghềnh thác hiểm trở về bên phố Bờ xưa. Nơi đã từng là trung tâm tỉnh lỵ dưới thời cai trị của thực dân Pháp với những khu buôn bán sầm uất, nhà cửa san sát bên con đường kinh lý lên miền viễn Tây xa xôi mang tên viên công sứ người Pháp, Sanhpulop (tức là tuyến quốc lộ 6 cũ, hay còn gọi là đường 41 thời Pháp thuộc) đã trở thành quá khứ rất xa...
Sau khi tỉnh lỵ chuyển đi, Chợ Bờ (hay còn gọi là Phố Bờ) đã trở thành huyện lỵ của huyện Đà Bắc. Có thể ít người biết, trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở nơi đây đã diễn ra trận chiến đánh chiếm Chợ Bờ của 500 nghĩa quân Đốc Ngữ ngày 29 - 30/1/1891 diệt được đồn Chợ Bờ, giết phó Công sứ Rugiơni, thu 118 súng trường, 4 súng lục và 40 nghìn viên đạn và giải phóng thị trấn Chợ Bờ. Đây là trận thắng có ý nghĩa rất lớn, là dấu mốc lần đầu giải phóng một thị trấn.
Sau khi hoàn thành cuộc đánh chiếm Tây Bắc lần thứ nhất vào những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp đã lên kế hoạch khai thác sông Đà. Một dự án xây dựng thủy điện ráo riết được thực hiện. Qua nhiều năm nghiên cứu, tính toán, đánh giá hàng nghìn mẫu đất đá, người Pháp đã tập trung sự chú ý của mình vào điểm Chợ Bờ. Song tham vọng đó đã bị chặn lại sau cuộc đảo chính của quân đội Nhật (tháng 3/1945). Trong thời kỳ đổi mới, Thác Bờ cũng được đưa vào là một trong những địa điểm lựa chọn xây dựng nhà máy thủy điện.
Đáng nói hơn cả, quá khứ huy hoàng nhất của nơi này chính là đã ghi dấu chân vị vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Sau khi đem quân lên vùng hoang rậm chinh phạt giặc cỏ Đèo Cát Hãn trở về năm 1432, cảm hứng trước thế núi, dáng sông, người anh hùng đã "rút gươm phạt đá đề thơ" ngay bên ghềnh đá Thác Bờ. Thơ đề rằng: "Năm Nhâm Tý 1432, Thuận Thiên thứ 4, tháng 3, ngày tốt. Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về qua đây, làm một bài thơ để đời sau được biết về đạo lý đánh giác: Bọn phản nghịch ở Mường Lễ (Sơn La) mặt người, dạ thú, nếu ngang ngạnh không chịu theo đức hóa thì phải dẹp ngay cho dứt. Ta chẳng sợ gì hiểm trở và sơn lam chướng khí. Như thế là vì lo nghĩ đến sinh linh trong thiên hạ. Còn 2 phương lược ra quân thì hai đạo Thao - Đà, đường thủy là đường tiến binh tốt nhất...".
Khối đá khắc ghi bài thơ này nay đã được chuyển về đúng vị trí của nó như trước đây tại Đền vua Lê Lợi trên vùng sông nước mênh mông.
Sông Đà mùa đẹp nhất
Dù đi bất cứ nơi đâu, với tôi sông Đà vẫn luôn là con sông kỳ vĩ và đẹp nhất. Không còn là sự gầm gào hung bạo, nơi con sông dừng lại đẹp dịu hiền như người con gái tuổi trăng nhưng vẫn luôn lộng lẫy và quyến rũ. Có những chiều theo anh bạn "cưỡi sóng Đà giang" ngắm hoàng hôn trên lòng hồ rực lửa. Mặt trời đỏ ối, tròn căng khuất dần sau những rặng núi tím sẫm, không gian trong lành mát mẻ, những gợn sóng nước lăn tăn với cảm xúc êm dịu và yên lành đầy phiêu du, lãng mạn. Chẳng vậy, nhiều người vẫn bảo con sông Đà hùng vĩ là nơi bắt nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu của người dân Tây Bắc.
Bỏ lại phố xá ồn ào, từ "nơi con sông Đà dừng lại", chúng tôi đi tìm ký ức trên mênh mang sóng nước sông Đà. Theo anh bạn làm nghề lái thuyền trên bến Thung Nai, chúng tôi lên thuyền rẽ sóng vun vút lao về phía trước. Theo lời kể của những người đi trước, Thác Bờ - nơi "thủy phận cuối cùng của đá thác sông Đà" xưa hoang vu và đẹp lắm. Giờ không còn những khối đá nhọn hoắt nhấp nhô giữa dòng sông chảy xiết vô cùng hung dữ và nguy hiểm. Ngày, đêm mùa lũ hay mùa cạn, sông Đà luôn giống như một chú ngựa bất kham. Từ Thác Bờ trở xuôi thì hết ghềnh, hết thác. Còn từ Thác Bờ trở ngược thì ở đâu nước cũng chồm lên đá, tung bọt trắng tạo thành thác, ghềnh.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sông Đà mang tầm vóc mới, một sứ mệnh lịch sử mới của "dòng sông ánh sáng". Khi sông Đà bị ngăn lại để làm thủy điện, cả một vùng rộng lớn giờ đây ngập mênh mông nước, những ngọn núi cao vời vợi trở thành những hòn đảo bềnh bồng chìm lẫn giữa màn sương phủ. Những vùng đất dọc dòng sông mang vẻ đẹp hết sức thanh bình với dòng sông Đà mênh mông, nước xanh "màu ngọc bích" phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Gom mây trời, sông nước hòa lại làm một, trở thành màu xanh ngọc bích đặc trưng chỉ có riêng ở sông Đà, như một thiếu nữ đẹp lộng lẫy và kiêu sa...
Nghĩ chậm khi leo núi Hoàng Sơn Năm rồi, tôi may mắn có thêm trải nghiệm đáng nhớ trong đời, là bước qua sáu mươi nghìn bậc đá được khắc trên sườn núi của dãy Hoàng Sơn thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Núi Hoàng Sơn, Trung Quốc. Ảnh: Internet Con số sáu mươi nghìn là sau khi đi về, nhớ núi tìm kiếm thông tin trên Google. Hầu hết...