Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội
Trung Quốc đang đẩy mạnh tích hợp công nghệ dân sự và quân sự nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang, theo kế hoạch 5 năm mới nhất của nước này.
Kế hoạch phát triển, được công bố tại cuộc họp quốc hội vừa qua của Trung Quốc, bao gồm các cam kết thúc đẩy những chương trình nhằm nâng cấp hệ thống vũ khí, cải thiện khả năng chiến đấu chung và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng.
Nỗ lực tích hợp công nghệ dân sự và quân sự của Trung Quốc đã gây quan ngại ở Mỹ cùng nhiều nước khác nhưng Bắc Kinh được cho là vẫn muốn tăng tốc độ thực hiện nó.
Quân đội Trung Quốc diễn tập trên vùng núi phía tây bắc Tân Cương hồi tháng 1. Ảnh: AFP.
Nhà bình luận về các vấn đề quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định việc tích hợp như vậy là cần thiết bởi Trung Quốc đã phát triển không ít loại vũ khí tân tiến trong 5 năm qua nhưng họ cần đào tạo các thành viên lực lượng vũ trang để sử dụng chúng một cách hiệu quả.
“Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu nhiều trang bị mới nhưng họ không đủ người có trình độ và năng lực để chỉ huy và quản lý vũ khí”, Zhou nói.
Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã ra mắt vệ tinh liên lạc lượng tử đầu tiên trên thế giới, thiết lập hệ thống định vị Bắc Đẩu, đối thủ của GPS Mỹ, và phát triển một số hệ thống vũ khí tiên tiến. Chúng bao gồm chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, tàu khu trục tên lửa dẫn đường tàng hình Type-55, tàu sân bay trực thăng Type-075 và tên lửa siêu thanh DF-17.
“Kế hoạch 5 năm sắp tới sẽ cụ thể hơn và tập trung hơn vào một số lĩnh vực, như yêu cầu quân đội và các học viện địa phương phối hợp bồi dưỡng nhân tài, cũng như tuyển dụng và huy động nguồn lực từ cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân thông qua nhiệm vụ liên hợp quân sự – dân sự, với cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian là mục tiêu cuối cùng”, Zhou đánh giá.
Một số dự án chủ chốt mà Trung Quốc được cho là sẽ triển khai trong những năm tới gồm chuẩn bị cho ra mắt ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay đến năm 2035. Đây là một mục tiêu tham vọng nhằm đạt được thế cân bằng với sức mạnh hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh dự kiến hạ thủy tàu sân bay thứ ba vào cuối năm nay. Con tàu này là tàu sân bay thứ hai được thiết kế và chế tạo trong nước, sẽ sử dụng hệ thống phóng máy bay điện từ tương tự như tàu sân bay lớp Ford của Mỹ.
Các dự án khác sẽ tập trung vào chiến lược tác chiến tương lai, bao gồm sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các loại vũ khí như máy bay không người lái hay chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo, một nguồn tin am hiểu quá trình phát triển vũ khí và trang bị của quân đội Trung Quốc cho hay.
Một bài viết do Đại học Quốc phòng Trung Quốc đưa ra hôm 12/3 cho biết tất cả các quân binh chủng của quân đội Trung Quốc đã trải qua những biến đổi lớn trong 5 năm qua. Ví dụ, lực lượng tên lửa đã tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời nâng cao năng lực tấn công chính xác của các tên lửa tầm trung.
Theo kế hoạch 5 năm mới, Trung Quốc cần đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa nhằm đảm bảo quân đội sẽ trở thành một lực lượng hiện đại vào năm 2027, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội.
Kế hoạch cũng nêu rõ Bắc Kinh sẽ nỗ lực thúc đẩy khả năng chỉ huy tác chiến chung bằng cách tích hợp các quân chủng khác nhau thành một cấu trúc thống nhất, trong khi mục tiêu liên hợp quân sự – dân sự sẽ hướng đến các lĩnh vực như công nghệ hàng hải và không gian cùng trí tuệ nhân tạo.
Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết ngân sách quốc phòng nước này năm nay dự kiến tăng 6,8%, lên mức 1,36 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 210 tỷ USD). Theo Bộ Quốc phòng, một phần ngân sách sẽ được chi cho các dự án trọng điểm trong kế hoạch 5 năm nhằm hỗ trợ mục tiêu lâu dài của quân đội Trung Quốc là bắt kịp Mỹ.
Hồi tháng 11/2020, Quân uy Trung ương Trung Quốc (CMC) ban hành hướng dẫn mới, ra lệnh cho quân đội tăng tốc tích hợp các quân chủng khác nhau và cải thiện năng lực chỉ huy những hệ thống vũ khí tối tân.
Từ năm ngoái, CMC cùng chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đã sửa đổi và ban hành những quy định mới trong quân đội. Một luật quốc phòng mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đã làm giảm vai trò của Quốc vụ Viện trong việc hoạch định chính sách quân sự, đồng thời trao quyền quyết định cho CMC, cho phép họ có nhiều quyền lập pháp hơn khi huy động và triển khai quân đội cùng lực lượng dự bị.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam nêu lý do Paris điều chiến hạm đi qua Biển Đông
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Warnery cho biết Paris điều chiến hạm qua khu vực Biển Đông để đảm bảo quyền của nước này và ủng hộ tự do hàng hải.
"Pháp hết sức quan tâm đến tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), đặc biệt là trong vấn đề tự do hàng hải và tự do hàng không", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery nói trong buổi phỏng vấn với VnExpress . "Chúng tôi gửi thông điệp này qua việc điều chiến hạm thuộc các lớp khác nhau đi qua Biển Đông".
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trong cuộc phỏng vấn ngày 11/3. Ảnh: Nguyễn Tiến .
Hải quân Pháp ngày 8/2 thông báo tàu ngầm tàu ngầm hạt nhân tấn công Emeraude và tàu tiếp tế Seine đã tuần tra tại Biển Đông. Pháp sau đó điều hộ vệ hạm Prairial tới Biển Đông và cập cảng Cam Ranh của Việt Nam ngày 9/-12/3. Tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf của Pháp sẽ đi qua Biển Đông hai lần vào tháng 5.
Ngoài ra, "lý do chúng tôi thường xuyên triển khai các hoạt động này là Pháp có những vùng lãnh thổ hải ngoại trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với khoảng 1,6 triệu công dân. Việc tuần tra thường xuyên nhằm đảm bảo quyền của chúng tôi trong khu vực này", đại sứ Warnery cho biết.
Chuyến thăm Việt Nam của chiến hạm Prairial ngày 9-12/3 nhằm "đưa ra thông điệp về ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, được Việt nam và Pháp cùng chia sẻ", đại sứ Warnery nói và đánh giá đây là "sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt - Pháp năm 2021.
Pháp có hai khu vực lãnh thổ hải ngoại ở khu vực phía tây Ấn Độ Dương là tỉnh Reunion và Mayotte, 3 cộng đồng ở trung tâm và phía nam Thái Bình Dương gồm Polynesie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, Tân Caledonia cùng đảo Clipperton rộng khoảng 9 km2 ở tây Thái Bình Dương, sát lục địa Mỹ.
Pháp hồi tháng 9/2020 cùng Anh và Đức gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, trong đó phản bác yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông. Công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và "quyền lịch sử" không dựa trên các quy định của UNCLOS mà nước này là thành viên.
"Việc tuân thủ một cách triệt để các quy định của UNCLOS là điều kiện tốt nhất để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đại sứ Warnery nói và khẳng định Pháp nhiều lần nhắc lại quan điểm này ở các cấp độ, trong đó bao gồm những cuộc họp của Tổng thống Emmanuel Macron với lãnh đạo thành viên G7.
Ngoài Pháp, một số quốc gia gần đây điều tàu hải quân tới Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại đây, bao gồm các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Mỹ. Hai khu trục hạm Mỹ ngày 5/2 và 17/2 di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chính phủ Đức ngày ngày 2/3 thông báo một hộ vệ hạm của nước này sẽ tới châu Á vào tháng 8 và đi qua Biển Đông trên hành trình trở về. Đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 25/2 cho biết duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
"Hoạt động của tất cả quốc gia trên Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của UNCLOS, Việt Nam tuân thủ các quy định của công ước, kể cả các quy định liên quan đến hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với công ước", bà Hằng nói thêm.
Hiện diện quân sự của Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồ họa: Việt Chung .
Đức, Anh, Pháp khiến Trung Quốc đuối lý về Biển Đông 3 nước châu Âu bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông Pháp tiếp tục điều chiến hạm tới Biển Đông Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông Việt Nam bình luận về công hàm Biển Đông của Anh, Pháp, Đức
Phóng 10 tên lửa trong thời gian ngắn, Ấn Độ "nắn gân" Trung Quốc Ấn Độ đang đẩy nhanh chiến lược phát triển tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường trong bối cảnh Trung Quốc từ chối rút khỏi vùng tranh chấp dọc biên giới trên dãy Himalaya. Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay. Ấn Độ ngày 12.10 đã tên lửa hành trình Nirbhay tại một cơ sở thử nghiệm ở Odisha. "Tên lửa...