Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực đối phó nCoV
Một bệnh viện dã chiến mới với 1.500 giường bệnh đã đi vào hoạt động tại TP Vũ Hán
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc hôm 8-2 xác nhận một công dân nước này đã tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Nạn nhân là một phụ nữ 60 tuổi, qua đời tại Bệnh viện Jinyintan ở TP Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc hôm 6-2. Theo báo The Guardian, đây được xem là công dân Mỹ đầu tiên tử vong vì nCoV.
Thông tin trên xuất hiện không lâu sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo Washington sẽ dành ra 100 triệu USD để giúp Trung Quốc và những nước khác bị ảnh hưởng bởi nCoV chống lại dịch bệnh này. Theo hãng tin Reuters, Mỹ cũng đã gửi gần 17,8 tấn thiết bị y tế đến Trung Quốc, trong đó có khẩu trang, quần áo bảo hộ và các thiết bị y tế khác.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 8-2 dẫn nguồn tin nhà chức trách y tế Trung Quốc cho biết một công dân nước này đã tử vong vì viêm phổi tại một bệnh viện ở TP Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh. Người đàn ông trong độ tuổi 60 bị nghi nhiễm nCov nhưng do khó khăn trong quá trình chẩn đoán nên nguyên nhân gây tử vong được đưa ra là viêm phổi do virus. Nếu được xác nhận, đây sẽ là công dân Nhật Bản đầu tiên tử vong vì nCoV.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bắc Kinh, 19 người nước ngoài bị nhiễm nCoV tại nước này, trong đó 2 người xuất viện. Những người còn lại đang được điều trị trong tình trạng cách ly.
Một bệnh nhân nhiễm nCoV được chăm sóc tại một bệnh viện ở TP Vũ Hán hôm 8-2 Ảnh: Reuters
Trong lúc này, Bắc Kinh đã phái 2 quan chức cấp cao đến TP Vũ Hán để tham gia nỗ lực kiểm soát dịch nCoV. Theo truyền thông Trung Quốc hôm 8-2, hai quan chức này – ông Weng Hesheng, Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và ông Chen Yixin, từng là Bí thư Thành ủy Vũ Hán – sẽ tham gia nhóm công tác của chính phủ do Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan đứng đầu.
Cùng ngày, bệnh viện dã chiến Leishenshan với 1.500 giường bệnh đã đi vào hoạt động tại TP Vũ Hán trong bối cảnh dịch bệnh chưa cho thấy dấu hiệu bớt lây lan. Theo dữ liệu của Bắc Kinh, số lượng ca nhiễm nCoV mới tại Trung Quốc đại lục hôm 7-2 là 3.399, cao hơn con số của một ngày trước đó. Con số này khiến tổng số ca nhiễm nCoV trên thế giới tăng lên ít nhất 34.889 trong lúc có 2.152 người khỏi bệnh.
Trong khi đó, số người tử vong vì nCoV trên thế giới đã tăng lên 724 sau khi có thêm 86 trường hợp mới được ghi nhận ở Trung Quốc đại lục ngày 7-2. Theo báo The Guardian, đây là mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Với 722 người tử vong cho đến giờ tại Trung Quốc đại lục, nCoV đã gây ra nhiều thương vong hơn cả virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), khiến gần 650 người tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông tử vong trong giai đoạn 2002-2003.
Đã có 1 trường hợp tử vong vì nCoV được ghi nhận tại Hồng Kông đến giờ. Trong nỗ lực ngăn tình hình thêm xấu đi, nhà chức trách đặc khu hành chính này hôm 8-2 bắt đầu áp dụng các quy định mới về việc cách ly bắt buộc nhằm đối phó với dịch nCoV. Cụ thể, bất kỳ ai từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông sẽ bị cách ly và giám sát y tế trong 14 ngày. Những người nào vi phạm sẽ bị xử phạt và đối mặt án tù lên đến 6 tháng.
Video đang HOT
Bài toán khẩu trang
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 8-2 cho biết nhu cầu về khẩu trang, găng tay và đồ bảo hộ tăng gấp 100 lần trong khi giá cả bị đẩy lên 20 lần, từ đó làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung trên toàn cầu. Ông Tedros cảnh báo tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi những người không phải nhân viên y tế mua đồ bảo hộ vì mục đích sử dụng cá nhân.
Theo hãng tin Reuters, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi tinh thần đoàn kết trước khả năng xảy ra những hành vi xấu như tích trữ để bán lại với giá cao hơn. Cũng theo ông Tedros, các nhân viên y tế tuyến đầu tại Trung Quốc rất cần các trang thiết bị bảo hộ như vậy. Ông Tedros cũng đã trao đổi với các nhà sản xuất và nhà phân phối để bảo đảm nguồn cung trang thiết bị y tế cho những người cần nhất, trong đó ưu tiên hàng đầu là nhân viên y tế, bệnh nhân và những người chăm sóc họ.
Trước đó một ngày, WHO cho biết các phân tích ban đầu về 17.000 ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc cho thấy có 82% trường hợp được xem là nhẹ, 15% nặng và 3% nguy kịch. Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia của WHO, cho biết thêm tỉ lệ người nhiễm nCoV bị tử vong hiện chiếm chưa đến 2% tổng số ca. “Chúng tôi biết rằng bệnh nhân cao tuổi hơn có nguy cơ tử vong cao hơn và những người có các chứng bệnh khác có nguy cơ cao hơn” – bà Van Kerkhove đánh giá.
Xuân Mai
Hoàng Phương
Theo nguoilaodong
Giá khẩu trang ở nhiều quốc gia tăng tới 20 lần
Mặt hàng khẩu trang ở một số nơi trên thế giới tăng giá chóng mặt, người thiếu kẻ thừa, dùng sai mục đích.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 7/2 đã cảnh báo thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và các thiết bị bảo vệ khác trong bối cảnh đối phó với dịch bệnh do virus corona gây nên.
Nhiều người đang hiểu sai về cách dùng khẩu trang trong mùa dịch nCoV. Ảnh minh họa: TASS
Tại cuộc họp ban điều hành của WHO, Tổng Giám đốc Ghebreyesus cho biết, giá các loại mặt hàng như khẩu trang đã tăng hơn 20 lần tại một số nơi trên thế giới.
Theo ông, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi khẩu trang "sử dụng không hợp lý" bởi những người không bị ốm hay không phải là nhân viên y tế.
Tổng Giám đốc Tedros ca ngợi các công ty đưa ra cam kết sẽ ưu tiên bán các mặt hàng thiết yếu cho các nhân viên y tế - những người đang cần mặt hàng này nhất, tiếp đó là những người bị ốm hay những người chăm sóc người ốm.
"Chúng ta cần bảo đảm rằng những người cần các loại mặt hàng thiết yếu đó nhất sẽ nhận được đầy đủ." - Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.
WHO dự kiến sẽ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia và công ty trên thế giới hợp tác với cơ quan này để bảo đảm nguồn cung của thị trường, cũng như tái cân bằng lại các nhu cầu trên thị trường về mặt hàng khẩu trang.
Khẩu trang y tế đang trở nên cần thiết trong bối cảnh dịch nCoV vẫn diễn biến khó lường.
Tại Trung Quốc đã có trường hợp thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chặn lại và "cướp" 598 hộp khẩu trang của Thành phố Trùng Khánh khi xe chở lô hàng này đi ngang qua thành phố Đại Lý. Lô khẩu trang trên được thành phố Trùng Khánh mua từ nước ngoài để đối phó dịch virus Corona gây viêm phổi Vũ Hán.
Chính quyền Đại Lý cho biết sẽ trả lại 331 trong tổng số 589 hộp khẩu trang cho Trùng Khánh, đồng thời bồi thường 990.330 nhân dân tệ (3,3 tỉ đồng) cho số hộp khẩu trang mà thành phố đã lỡ dùng.
Theo sau vụ "cướp" khẩu trang trên, ông Yang Yanchi - người đứng đầu Sở Y tế Đại Lý - đã bị cách chức.
Ở tâm dịch nCoV Vũ Hán, chính quyền thành phố này còn bị chỉ trích vì đã "cuỗm" số khẩu trang được quyên góp cho các nhân viên y tế để sử dụng. Một số hình ảnh khác lan truyền trên Weibo cho thấy các quan chức Vũ Hán đeo khẩu trang phòng độc chuyên dụng N95 trong một cuộc họp với những bác sĩ chỉ đeo khẩu trang y tế thông thường. Hình ảnh đã nhận lại vô số chỉ trích.
Tại Thượng Hải, nhiều người sẵn sàng trả giá khẩu trang lên gấp 10 lần nhưng không có hàng để mua.
Trên khắp Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore, mọi người xếp hàng hàng giờ tại các hiệu thuốc để tranh thủ mua trước khi nguồn cung cạn kiệt.
Tại một số quốc gia giá khẩu trang bán tại cửa hàng thuốc đã tăng lên chóng mặt như ở Nga, Hàn Quốc, Việt Nam... buộc chính quyền có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh sẽ đóng cửa bất cứ hiệu thuốc nào bán tăng giá mặt hàng khẩu trang trong bối cảnh nhu cầu tăng cao vì lo ngại dịch nCoV có thể lây lan.
Phát biểu tại một cuộc họp của chính phủ, ông Putin chỉ trích việc trục lợi từ việc bán mặt hàng khẩu trang và yêu cầu các hiệu thuốc không thực hiện kiểm soát giá cả phải chịu hình phạt là tước giấy phép.
Ở Hàn Quốc, Bộ Kinh tế và tài chính ra quy định, người thực hiện hành vi tích trữ nhằm đầu cơ khẩu trang sẽ phải đối mặt với án tù tối đa hai năm hoặc bị phạt tối đa 50 triệu won, khoảng 42.108 USD.
Bộ trưởng Tài chính Hong Nam Ki tuyên bố sẽ không thể để tình trạng thiếu hụt khẩu trang phòng bệnh xảy ra tại Hàn Quốc do các hoạt động kinh doanh không công bằng, chẳng hạn như tích trữ để đầu cơ. Ông Hong cũng khẳng định Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực để ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng khẩu trang.
Trong một phát biểu, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng, người dân nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách bảo vệ bản thân trước chủng virus corona mới, theo đó, không cần mang khẩu trang nếu họ thấy khỏe.
"Chúng tôi không thiếu khẩu trang và hiện còn nhiều. Nhưng nếu mọi người ngày nào cũng đeo khẩu trang, bất kể có ích hay không, chúng ta sẽ mất từ 18-24 triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày. Khi đó, chúng ta sẽ thiếu" - ông Lý nói.
Thủ tướng Singapore nói rằng, đeo khẩu trang mọi lúc có thể phản tác dụng, tạo cho người đeo một "cảm giác an toàn giả tạo".
Quế Chi
Theo baodatviet.vn
Dịch do virus Corona: Thêm bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán đi vào hoạt động Trung Quốc đã mở cửa bệnh viện Lôi Thần Sơn, bệnh viện dã chiến thứ hai được xây dựng tại vùng "tâm dịch" nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh nhân nhiễm virus 2019-nCoV được điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Truyền thông Trung Quốc đưa tin ngày 8/2, thành phố Vũ...