Trung Quốc đẩy mạnh dẫn độ tội phạm tham nhũng
1.335 nghi phạm đào tẩu đã bị dẫn độ về Trung Quốc để xét xử trong năm 2018.
Ngoài ra, khoản tiền bất chính trên 3,5 tỉ nhân dân tệ đã được thu hồi. Hai con số này tăng lần lượt 3% và 261% so với năm trước đó.
Kết quả trên, theo báo China’s Daily hôm 25-1, là nhờ Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật với các nước khác. Theo ủy ban này, Trung Quốc năm 2018 đã ký 5 hiệp định dẫn độ, 4 thỏa thuận hỗ trợ tư pháp và 4 thỏa thuận trao đổi thông tin tài chính với các nước khác. Hơn nữa, đạo luật hỗ trợ tư pháp hình sự quốc tế, có hiệu lực từ ngày 26-10-2018, đã trao cho giới chức tư pháp quyền đối phó nạn tham nhũng xuyên biên giới. Kết quả là có 307 quan tham thuộc số những người bị dẫn độ về nước năm ngoái.
Xie Haojie, cựu quan chức Trung Quốc bị cáo buộc tham nhũng, bị bắt hôm 13-1 ở Manila – Philippines Ảnh: REUTERS
Kể từ cuối năm 2012, chiến dịch chống tham nhũng đã trở thành ưu tiên hàng đầu tại Trung Quốc. Tại các diễn đàn quốc tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh Bắc Kinh tăng cường hợp tác thực thi pháp luật với các nước để chống tội phạm tham nhũng xuyên biên giới trong lúc khuyến khích các nước không cho tội phạm đào tẩu trú ẩn.
Năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch “Lưới trời” để bắt tội phạm bỏ trốn và tịch thu tài sản thu lợi bất hợp pháp. Cùng năm, Interpol đã ban hành “thông cáo đỏ” đối với 100 tội phạm tham nhũng Trung Quốc bị truy nã gắt gao nhất. Tính đến giờ, đã có 56 người trong số này bị đưa về Trung Quốc từ hơn 17 quốc gia và khu vực để đối mặt xét xử.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ủy ban Giám sát Nhà nước còn cho biết tính từ tháng 6-2014 đến cuối năm 2018, 5.201 tội phạm kinh tế chạy sang 120 quốc gia và khu vực đã bị dẫn độ về Trung Quốc, trong đó có 1.063 quan tham. Đồng thời, số tài sản bất hợp pháp trị giá 13,16 tỉ nhân dân tệ đã được thu hồi.
Theo Nguoilaodong
Cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh bị bắt: 'Hổ lớn' Trung Quốc đầu tiên sa lưới năm 2019
Ngày 7/1, cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh Chen Gang (Trần Cương) bị bắt giam với cáo buộc "nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước", SCMP dẫn thông báo của Uỷ ban giám sát nhà nước Trung Quốc.
Chen Gang, người từng lãnh đạo bộ phận phát triển đô thị thủ đô Bắc Kinh trong hơn 10 năm bị bắt giam vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng, kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước.
Tuyên bố của Uỷ ban Giám sát nhà nước Trung Quốc không tiết lộ thêm thông tin, nhưng hãng tin Caixin của Trung Quốc cho biết vị cựu quan chức này đã sử dụng quyền hạn của mình để giúp tỷ phú đang bị truy nã Guo Wengui (Quách Văn Quý), còn được gọi là Miles Kwok, có được các khoản vay và được chính phủ phê duyệt cho các dự án bất động sản ở Bắc Kinh.
Cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh Chen Gang. (Ảnh: SCMP)
Guo hiện đang sống ở New York, bị Trung Quốc phát lệnh truy nã liên quan đến một loạt các tội phạm bị cáo buộc bao gồm tham nhũng và cưỡng hiếp.
Chen từng được coi là một quan chức có nhiều tiền đồ trong chính trường Trung Quốc khi vào năm 2006 ông này được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng Bắc Kinh, chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị trước Thế vận hội Olympic 2008.
Năm 2012 tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ 18, ông đã trở thành thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương - cơ quan ra quyết định tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc với hơn 370 thành viên chính thức và dự khuyết. Chen Gang bị mất vị trí uỷ viên dự khuyết trong đại hội đảng khoá 19, năm 2017.
Ông cũng đã mất chức Phó thị trưởng tại đại hội đảng năm 2017 và bị điểu chuyển sang phụ trách một số dự án, trước khi được luân chuyển về làm lãnh đạo Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Theo báo cáo của Caixin, Chen có những liên hệ với Guo từ năm 2008 khi ông bật đèn xanh cho tỷ phú này xây dựng một tòa nhà văn phòng có quy mô vượt mức được phê chuẩn.
Cũng theo Caixin, hai người này cùng có mối liên hệ với Ma Jian (Mã Kiện) - Thứ trưởng An ninh Trung Quốc vào thời điểm đó, người mới bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng vào tháng 12/2018.
Trong một lời thú nhận qua băng video, ông Ma cho biết đã làm quen với Chen vào năm 2008 nhằm đảm bảo phê duyệt các dự án của Guo.
"Đả hổ" được xem là chiến dịch truy quét quan chức tham nhũng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động sau khi lên nắm quyền ở Bắc Kinh từ năm 2012. Tính đến nay đã có hàng nghìn quan chức Trung Quốc "sa lưới" vì các bê bối lạm dụng quyền lực, vi phạm kỷ luật, tham nhũng.
Chỉ trong năm 2018, tính đến 15/12 Trung Quốc đã xử lý hơn 40 "Hổ" (từ dùng để chỉ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, bộ trở lên phạm tội tham nhũng ). Trong đó, 27 người đã bị đưa ra xét xử trước tòa.
Trong 27 "Hổ" đã ra tòa, có một "Đại Hổ" là Tôn Chính Tài, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, lãnh án tù chung thân.
(Nguồn: SCMP)
LINH SAN
Theo VTC News
Lệnh đầu tiên 2019 của ông Tập với quân đội TQ: Sẵn sàng cho chiến tranh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4.1 đã đưa ra mệnh lệnh đầu tiên cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong năm 2019, tờ SCMP đưa tin. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ông Tập ra lệnh cho quân đội sẵn sàng cho chiến đấu và chiến tranh khi Trung Quốc phải đối mặt với những rủi...