Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng, quan chức tự tử tăng vọt
Những ngày qua, thông tin về trường hợp quan chức thứ 3 tự tử trong tháng 4, sau khi có 4 người khác có hành động tương tự trong tháng 3 đã khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao.
Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc đã “hạ bệ” nhiều tham quan cỡ bự (Ảnh: AP)
Hôm thứ Năm (30/4) vừa qua, Chen Tianhong, 34 tuổi, lãnh đạo của một thị trấn tại tỉnh Giang Tô đã nhảy lầu tự tử từ tầng 21 của tòa nhà trụ sở chính phủ.
Các thành viên trong gia đình Chen cho biết ông này đang trong tình trạng bất ổn về mặt cảm xúc trước khi chết, và mất ngủ nghiêm trọng, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.
Cái chết của Chen là trường hợp quan chức tự sát thứ 3 được truyền thông Trung Quốc đăng tải trong tháng 4. Trước đó chỉ một tuần, một lãnh đạo sở cảnh sát thành phố Mudanjiang, tỉnh Hắc Long Giang đã treo cổ tự sát, trong khi bí thư đảng ủy thành phố Yizhou tại tỉnh Quảng Tây cũng nhảy lầu tự tử hồi thứ Ba tuần trước.
Trong tháng 3, có tới 4 quan chức nước này nhảy lầu tự tử trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Video đang HOT
Thông tin này đã thu hút không ít sự chú ý từ cư dân mạng Trung Quốc, với nhiều câu hỏi được đặt ra về điều gì đang xảy ra với các quan chức. Nhiều người cho rằng những vụ việc này có thể liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng được Chủ tịch Tập Cận Bình triển khai sau khi nhậm chức hồi tháng 11/2012.
Trong những năm gần đây, số vụ quan chức Trung Quốc tự tử được ghi nhận đã tăng mạnh, mà theo các nhà phân tích, rõ ràng có liên quan tới chiến dịch “đả hổ” nêu trên. Đến nay, hơn 100 quan chức, bao gồm cả cấp cao và cấp thấp đã bị phế truất.
Trong giai đoạn 2003 và 2012, có 112 vụ quan chức tự sát được truyền thông đại lục ghi nhận, Qi Xingfa, giao sư chính trị tại đại học sư phạm Đông Hoa tại Thượng Hải cho biết trong một bài viết về hiện tượng này.
Nhưng trong giai đoạn từ tháng 1/2013 tới tháng 4/2014, số lượng ca “tử vong bất thường” trong hàng ngũ quan chức lên tới 54 người, trong đó 23 trường hợp được chính quyền địa phương khẳng định do tự sát, tờ nhật báo Thanh niên Trung Quốc thống kê.
Trong năm 2014, tờ tạp chí People’s Tribune trực thuộc Nhân dân nhật báo của Trung Quốc khẳng định có 36 quan chức đã tự sát, trong khi trang theo dõi ý kiến công luận trực tuyến Knowlesys, đưa tin co số này lên tới 72 người.
Không có nhiều thông tin được tiết lộ về nguyên nhân của các vụ tự sát, ngoại trừ một số giải thích ngắn gọn của giới chức địa phương rằng do “trầm cảm”.
Zhu Lijia, một giáo sư chính sách công tại Học viện quản trị Trung Quốc nhận định số vụ tự sát có liên quan trực tiếp tới chiến dịch trấn áp tham nhũng.
“Khi chiến dịch chống tham nhũng mở rộng, và sự tham gia của công chúng vào quá trình tố cáo tham nhũng ngày một tăng, các quan chức “nhúng chàm” ngày càng căng thẳng về tâm lý”, Zhu phát biểu trên tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng.
“Mặc dù không phải tất cả quan chức tự sát đều liên quan tới tham nhũng, áp lực từ chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” này tạo ra một phần áp lực tâm lý và trầm cảm cho các quan chức”.
Thanh Tùng
Theo SCMP
1,5 triệu quan chức Trung Quốc phải khai báo tài sản
Những quan chức đang được xem xét cất nhắc vào vị trí mới sẽ bị loại khỏi vị trí ứng viên nếu bị phát hiện cố tình che đậy điều gì quan trọng.
Tổng cộng 1 triệu rưỡi quan chức tại Trung Quốc sẽ phải nộp báo cáo tài sản và các khoản đầu tư của họ trong năm 2014 lên Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).
Quan chức Trung Quốc (ảnh: CFP)
Năm 2015, tỷ lệ kiểm tra tài sản ngẫu nhiên của các quan chức Trung Quốc sẽ tăng mức 10% so với mức 5% của năm trước.
Ngoài ra, theo quy định mới của chính quyền Trung Quốc, các quan chức đang được xúc tiến bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng sẽ được kiểm tra lý lịch kỹ lưỡng và sẽ bị yêu cầu làm báo cáo giải thích những thiếu sót (nếu có) trong trong quá trình công tác.
Nếu bị phát hiện cố tình che đậy bất cứ điều gì quan trọng họ sẽ bị loại khỏi vị trí ứng cử viên cho chức vụ mới.
Bắt đầu từ năm 2010, các cán bộ cấp quận trở lên tại Trung Quốc phải có nghĩa vụ khai báo các thông tin cá nhân trong đó gồm: tài sản, thu nhập cá nhân, các khoản đầu tư, du lịch... Tuy nhiên, từ năm ngoái, Trung Quốc mới bắt đầu kiểm tra ngẫu nhiên để xác định các thông tin khai báo của các quan chức./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm Tin/theo Tân Hoa xã
Trung Quốc đặt mục tiêu mới trong chống tham nhũng Trung Quốc đang rung lên hồi chuông báo động về các lễ trao giải văn hóa, một trong những hình thức tiêu tốn tiền nhà nước và tham nhũng kín đáo. Ảnh minh họa Theo các nhà điều tra, nhiều quan chức chính phủ lợi dụng các sự kiện này để tăng cường sức ảnh hưởng, quyền lực của mình thông qua những...