Trung Quốc: Đầu tư xây dựng thủy lợi hơn 1.000 tỷ NDT/năm trong ba năm liên tục
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Thủy lợi Trung Quốc gần đây công bố số liệu cho thấy, từ tháng 1-10/2024, Trung Quốc đã hoàn thành đầu tư xây dựng thủy lợi với tổng trị giá 1.088 tỷ nhân dân tệ (NDT), tương đương 152 tỷ USD, và tổng đầu tư 3 năm liên tiếp đều vượt 1.000 tỷ NDT.
Dự án chuyển hướng nước từ sông Hoàng Hà để tưới tiêu. Ảnh: english.scio.gov.cn
Số liệu của Bộ Thủy lợi cho thấy, đầu tư hoàn thành xây dựng thủy lợi năm 2022 và 2023 của Trung Quốc lần lượt là 1.089,3 tỷ NDT (152,3 tỷ USD), 1.199,6 tỷ NDT (167,7 tỷ USD), tăng 44% và 10% so với cùng kỳ năm trước đó.
Dự kiến tổng đầu tư cho xây dựng thủy lợi của Trung Quốc năm nay sẽ lập mức cao kỷ lục mới. Cụ thể, từ tháng 1-10/2024, đầu tư 421,1 tỷ NDT (58,89 tỷ USD) xây dựng hệ thống kỹ thuật kiểm soát lũ lưu vực sông, đầu tư 475,9 tỷ NDT (66,5 tỷ USD) vào dự án mạng lưới nước quốc gia và 113,8 tỷ NDT (15,9 tỷ USD) được đầu tư vào bảo vệ và quản lý sinh thái nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thủy văn và các cơ sở kỹ thuật thủy lợi.
Chuyên gia Ngô Hữu Hồng, Viện nghiên cứu đầu tư thuộc Học viện Kinh tế vĩ mô Trung Quốc cho biết trong những năm gần đây, đầu tư vào xây dựng thủy lợi tiếp tục tăng, thông qua thúc đẩy nâng cao chất lượng đầu tư, có thể phát huy hơn nữa nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
Những lợi ích này đang được thể hiện ở nhiều nơi: Giai đoạn I công trình điều tiết nước Nam-Bắc của Trung Quốc, tuyến điều tiến nước khu vực miền Đông – miền Trung đã điều tiết trên 76,7 tỷ m3 nước, bảo đảm an toàn nước uống cho hơn 185 triệu người; tại vùng Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau, công trình điều tiết nguồn nước ở châu thổ sông Châu Giang hỗ trợ nhu cầu nước cho người dân trong khu vực và bảo đảm an ninh sinh thái cho địa phương; tại Chiết Giang, đầu tư xây dựng thủy lợi trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024 lũy kế thu hút 140.000 người làm việc, tăng 7,9% so với cùng kỳ…
Để đầu tư các dự án đúng trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên gia Lý Tuệ Mẫn (Li Huimin), Chủ nhiệm Khoa Quản lý công trình, Học viện Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi Thủy điện Hoa Bắc cho biết, Chính phủ cần phát huy thiết thực vai trò giám sát và quản lý, đảm bảo chuyên môn và quản lý tốt nguồn vốn trong quá trình đầu tư, đồng thời cần căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của dự án để làm tốt luận chứng giai đoạn đầu của công trình, tránh lãng phí tài nguyên sau khi hoàn thành công trình do nhu cầu không phù hợp.
Cùng quan điểm trên, chuyên gia Ngô Hữu Hồng cũng cho rằng việc tăng cường điều phối tổ chức là biện pháp then chốt đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải kết nối chặt chẽ trên dưới trong cơ chế làm việc giữa nhà nước và địa phương, các ban ngành phối hợp nhịp nhàng, làm tốt công tác dự toán để bảo đảm xây dựng dự án thủy lợi. Ngoài ra, khi thực hiện giải ngân vốn xây dựng thủy lợi, cũng phải đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thủy lợi.
Mưa lũ lớn ở Trung Quốc làm nhiều người tử vong
Ngày 17/6, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin ít nhất 4 người thiệt mạng và 2 người mất tích do mưa lớn liên tục, kéo theo lở đất tại tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam nước này.
Khu vực chịu ảnh hưởng bởi mưa lớn tại thị trấn Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 16/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo CCTV, mưa lớn xảy ra tại huyện Vũ Bình thuộc tỉnh trên từ chiều 16/6 đã khiến 378 ngôi nhà bị sập, buộc chính quyền phải kích hoạt ứng phó khẩn cấp với lũ lụt. Cơ quan khí tượng tỉnh Phúc Kiến đánh giá các trận mưa này là hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trong khi đó, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết trong đêm 16/6, nước trên sông Hán Giang thuộc lưu vực sông Châu Giang, miền Nam nước này, đã dâng cao lần thứ 4 trong năm nay. Do mưa lớn, nước lũ trên sông này đã lên mức báo động 42 m. Dự báo trong ngày 17/6, nước sông Hán Giang sẽ cao hơn mức báo động khoảng 6,5 m. Nhà chức trách đang tích cực vận hành các công trình thủy lợi để giảm thiểu lũ lụt.
Bộ Thủy lợi đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 với lũ lụt - mức thấp nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ lụt gồm 4 cấp của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến.
Cả hai tỉnh này đều nằm trong lưu vực sông Hán Giang. Ngoài ra, bộ cũng đã cử tổ công tác đến các khu vực bị ảnh hưởng để chỉ đạo, hướng dẫn công tác ứng phó lũ lụt, giám sát chặt chẽ diễn biến lũ lụt dọc lưu vực sông Hán Giang.
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ lũ lụt tiếp diễn ở lưu vực sông Châu Giang Ngày 24/4, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cảnh báo lũ lụt có thể tiếp diễn tại lưu vực sông Châu Giang trong những ngày tới, đồng thời kêu gọi chính quyền các địa phương và người dân chuẩn bị ứng phó. Ngập lụt tại Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 21/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo Bộ Thủy lợi Trung Quốc, do ảnh...