Trung Quốc đầu tư năng lực mạng cho quân đội
Giới lãnh đạo ở Trung Quốc khẳng định sẽ nâng cấp năng lực mạng cho quân đội và cho rằng không ngán chiến tranh mạng.
Binh sĩ Trung Quốc học với máy tính – Ảnh: AFP
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc ngày 1-3 đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng thông tin mạng quốc gia đã cùng ban hành “Chiến lược hợp tác quốc tế không gian mạng”.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra chủ trương một cách toàn diện, có hệ thống về thúc đẩy hợp tác cũng như giao lưu quốc tế không gian mạng.
Chiến lược này nêu ra 4 nguyên tắc cơ bản thúc đẩy hợp tác quốc tế không gian mạng là hòa bình, chủ quyền, cùng quản lý và cùng có lợi.
Video đang HOT
Theo Reuters ngày 2-3, phía Trung Quốc cũng chính thức khẳng định rõ rằng “việc xây dựng năng lực quốc phòng trên không gian mạng là một phần quan trọng của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, chiến lược này cũng hoạch định mục tiêu chiến lược của Trung Quốc tham gia vào hợp tác không gian mạng: kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh lợi ích phát triển mạng Internet của Trung Quốc, bảo đảm sự lưu thông có trật tự và an toàn thông tin mạng, nâng cao trình độ kết nối quốc tế, bảo vệ hòa bình an ninh và ổn định không gian mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế số toàn cầu, đi sâu giao lưu và học hỏi văn hóa mạng, đảm bảo việc phát triển mạng Internet có lợi trên toàn cầu.
Cũng theo chiến luợc này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy xây dựng thành cường quốc mạng, đồng thời sẽ nỗ lực tăng cường hợp tác cùng có lợi, tăng cường tin cậy quốc tế, xây dựng đối tác hợp tác mới, cùng phát triển và đóng góp cho việc xây dựng không gian mạng an toàn, ổn định.
Chiến lược nêu rõ quân đội Trung Quốc sẽ được hỗ trợ để đóng vai trò quan trọng là “bảo vệ chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích cho không gian mạng quốc gia” cũng như “đẩy nhanh việc xây dựng năng lực không gian mạng”.
Song song đó phía Bắc Kinh cũng kêu gọi các nước “đảm bảo chống lại việc các không gian mạng trở thành một chiến trường mới”.
Một mặt bảo rằng xây dựng năng lực, mặt khác đề cập đến “chiến trường mới” – tức Trung Quốc cũng tỏ ý không ngán ngại cuộc chơi trên không gian ảo.
Vì thế, văn bản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng thông tin mạng quốc gia cảnh báo các nước không nên tham gia vào các hoạt động trên mạng có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và “không nên tiến hành giành quyền bá chủ trên mạng”.
Theo Reuters, trong họp báo công bố chiến lược, ông Long Zhao, cán bộ điều phối các vấn đề không gian mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thậm chí còn cảnh báo: “Cứ cố tăng cường sự răn đe, theo đuổi duy trì an ninh tuyệt đối và tham gia vào một cuộc chạy đua (sức mạnh) trên mạng thì cũng sẽ chẳng dẫn tới đâu. Trung Quốc đang lo ngại sâu sắc về sự gia tăng các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới”.
Điều trớ trêu là vào lúc Trung Quốc tỏ ra “lo ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công mạng thì trang web của công ty Lotte tại Trung Quốc đã bị tấn công ngay trong ngày hôm nay (2-3), và các trang mua sắm trực tuyến của Lotte tại Trung Quốc hiện cũng đã tạm thời đóng cửa.
Đây là hành động được cho là của các tin tặc Trung Quốc nhắm vào phá hoại hoạt động kinh doanh của tập đoàn của Hàn Quốc. Lý do là tập đoàn này đã trao đổi đất cho phía quân đội Hàn Quốc để lấy vị trí triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Bắc Kinh luôn phản đối.
Trước đây phía Mỹ cũng thường xuyên cáo buộc tin tặc Trung Quốc thường xuyên tấn công các mạng công ty hoặc của chính quyền Mỹ để đánh cắp thông tin và phía Bắc Kinh cũng thường xuyên phản bác các cáo buộc đó và cho rằng mình cũng là nạn nhân của nhiều vụ tấn công mạng gây thiệt hại.
(Theo Tuổi Trẻ)
Tấn công mạng Rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp
Theo một nghiên cứu tại 79 quốc gia của Business Continuity Institute (BCI) và British Standards Institute (BSI), các cuộc tấn công mạng và bất ổn địa chính trị là những mối đe dọa lớn nhất với giới doanh nghiệp vào thời điểm này
Để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liền mạch và vững mạnh, các nhà lãnh đạo coi mối đe dọa từ các hacker là nguy hiểm nhất. 88% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ "vô cùng quan ngại" hoặc "quan ngại" về vấn đề này.
Sau năm 2016 đầy biến động với cuộc bỏ phiếu ủng hộ Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) và chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump tại Mỹ, bất ổn chính trị lần đầu tiên nằm trong Top 10 rủi ro với doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành BCI - ông David Thorp - cho biết các tổ chức đang bỏ ra hàng tỷ USD mỗi năm để đối phó với những vụ tấn công mạng và truy cập dữ liệu trái phép. Số tiền này nhiều khả năng sẽ ngày càng tăng bởi sự thâm nhập của các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất hàng ngày. Bên cạnh đó, ông Thorp cũng dự báo chính trị sẽ là một trong những chủ đề chính của năm 2017, một điều hiếm khi xảy ra trong quá khứ.
Kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm cách đứng vững trước các cuộc tấn công mạng. Các công ty ở 2 bờ Đại Tây Dương cũng đang phải vật lộn với những bất ổn chính trị, đặc biệt là chính sách thương mại tại Mỹ và Anh.
Nghiên cứu này được tổng hợp dựa trên phản hồi của 726 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dịch vụ tài chính-bảo hiểm, bán lẻ và quốc phòng. Quy mô các công ty từ 250 nhân viên cho tới hơn 100.000 nhân viên.
(Theo Người Đồng Hành)
Cảnh báo: Sạc pin điện thoại nơi công cộng có thể mất sạch thông tin Việc sạc pin điện thoại hay các thiết bị điện tử ở các điểm sạc công cộng tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công và đánh cắp thông tin vô cùng lớn. Các cổng sạc điện thoại công cộng rất tiện dụng với người sử dụng thiết bị công nghệ ngày nay, song tiềm ẩn nguy cơ trong vấn đề bảo mật thông...