Trung Quốc ‘đau lòng’ vì bạn hàng truyền thống
Nhằm giảm lệ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Trung Quốc, nhiều bạn hàng truyền thống của nước này đã quyết định mua vũ khí Nga.
Hãng TASS ngày 18/3 dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut, ông Oleg Demchenko cho biết tại triển lãm hải quân và hàng không quốc tế LIMA-2015 (Malaysia) từ ngày 17-21/03, Nga đã ký kết hợp đồng cung cấp 16 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Bangladesh.
Theo những thông tin được công bố, trong năm 2015, Nga sẽ cung cấp cho Bangladesh 14 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, hai chiếc còn lại sẽ được bàn giao trong năm tới. Các chi tiết khác của hợp đồng hiện chưa được tiết lộ.
Ông Oleg Demchenko cho biết: “Hợp đồng cung cấp 16 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Bangladesh đã được ký kết. Theo kế hoạch, trong năm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho Bangladesh 14 chiếc Yak-130, và vào năm 2016, chúng tôi sẽ cung cấp nốt hai chiếc còn lại. Như vậy, việc thực hiện hợp đồng sẽ được hoàn tất”, Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Irkut.
Máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak-130.
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc hồi tháng 10/2014 dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 29/10 cho biết, Bộ trưởng Thông tin Bangladesh Hasanul Haq Inu tuyên bố, Bangladesh dự định mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện của Nga.
“Hiện nay, bảo đảm an ninh biên giới biển của chúng tôi là trọng điểm ưu tiên. Chúng tôi đang cân nhắc mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện. Nga có thể trở thành nhà cung ứng chúng”, ông Hasanul Haq Inu nhấn mạnh.
Vị quan chức của Bangladesh hy vọng “tương lai hợp tác quân sự Nga-Bangladesh sẽ không chỉ là cung ứng thành phẩm công nghệ, mà còn kèm theo chuyển nhượng công nghệ và đào tạo nhân lực”.
Tuyên bố của Bộ trưởng Hasanul Haq Inu được đưa ra không lâu sau khi Bangladesh quyết định mua 2 tàu ngầm đã qua sử dụng Type 035 lớp Minh của Trung Quốc hồi năm 2013. Theo điều khoản ký kết giữa hai bên, 2 chiếc tàu ngầm này sẽ được Trung Quốc chuyển giao cho Bangladesh trong năm 2019.
Nguồn tin trên cho biết thêm rằng, tính đến thời điểm hiện tại, gần 50% vũ khí của Bangladesh nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuyên bố của Bộ trưởng Hasanul Haq Inu chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc &’không vui’ bởi trước Bangladesh, Myanmar cũng phát đi thông điệp tương tự khi nước này không những muốn mua vũ khí Nga và còn muốn sở hữu công nghệ sản xuất ra những vũ khí đó.
Video đang HOT
Ngay từ đầu năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Myanmar trong chuyến công du chính thức. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Liên Xô và sau này là Nga đến đất nước châu Á này trong 50 năm qua.
Ngay trước khi Bộ trưởng Sergei Shoigu đến Myanmar, Tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang của Cộng hòa Myanmar, Đại tướng Min Augung Hlayn cũng đã có chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến Nga.
Đây là nỗ lực rất lớn của Myanmar nhằm tăng cường quan hệ với Nga và giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí Trung Quốc. Bởi ngay từ năm 2009, Không quân Myanmar đã thực hiện hợp đồng mua 20 tiêm kích MiG-29 (gần 570 triệu USD) của Nga. Ngoài ra, để làm nhiệm vụ vận tải, Không quân Myanmar đã đặt mua của Nga 2 máy bay An-148-100.
Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar đang đứng trước yêu cầu hiện đại hóa triệt để Lục quân, Không quân và Hải quân để bảo đảm khả năng quốc phòng cần thiết. Vì thế, trong tương lai, Myanmar có thể được xem là một khách hàng lớn mua các loại vũ khí nước ngoài, trong đó có nguồn cung tiềm năng là Nga.
Theo Đất Việt
Vũ khí Trung Quốc đấu vũ khí Trung Quốc
Nếu giả sử Myanmar và Trung Quốc xảy ra xung đột thì vũ khí hai bên sử dụng đều có nguồn gốc... Trung Quốc, và tương quan lực lượng sẽ nghiêng về Trung Quốc với vũ khí mới hơn so với vũ khí cũ kỹ mà Myanmar sử dụng.
Máy bay Mig-29 của Myanmar, loại bị tố đã ném nhầm bom vào đất Trung Quốc làm 4 người chết chiều 14.3.2015 - Ảnh: Wikipedia
Những ngày qua, căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Trung Quốc đưa lữ đoàn phòng không số 11 đến thị trấn Nansan, thành phố Lincang (tỉnh Vân Nam) sát biên giới với Myanmar, theo Asian Defense.
Trước đó, ngày 14.3, một máy bay Mig-29 của quân đội Myanmar khi đang tấn công quân nổi dậy Kokang đã thả nhầm bom xuống làng Dashuisang (thành phố Lincang, tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc sát biên giới Myanmar làm 4 nông dân thiệt mạng, 9 người khác bị thương.
Ngay sau đó Trung Quốc đã lên án dữ dội vụ ném bom nhầm này, yêu cầu Myanmar điều tra và trừng phạt người gây ra vụ ném bom. Phía Myanmar khẳng định không chủ ý tấn công Trung Quốc và bày tỏ lòng thương tiếc các nạn nhân.
Cũng trong ngày 14.3, máy bay Trung Quốc đã xuất kích tuần tra biên giới và xua đuổi nhiều máy bay Mig-29 của Myanmar bay lạc vào Trung Quốc, theo Want China Times ngày 15.3.
Trước đó máy bay Myanmar nhiều lần "bay lạc" vào không phận Trung Quốc để tấn công quân nổi dậy ở Kokang, thậm chí còn ném bom nhầm nhưng chưa gây thiệt hại về người.
Mạng Sina của Trung Quốc ngày 16.3 cũng đưa một số ảnh cho thấy lữ đoàn phòng không số 11 đã được triển khai đến gần thành phố Lincang với súng cao xạ, tên lửa phòng không.
Đài RFA ngày 16.3 dẫn lời một cư dân thị trấn Nansan (Lincang, Vân Nam) cho biết máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay tuần tiễu dọc biên giới, và có 2 chiếc đáp xuống sân bóng của trường học làm sân bay tạm. Mạng Sina cũng cho biết nhiều máy bay J-7 và J-10, J-11 (phiên bản Su-27 của Liên Xô) cũng được đưa đến sân bay thành phố Lincang sát biên giới Myanmar.
Một tướng không quân Trung Quốc cho biết các chiếc J-7 này được nâng cấp động cơ, radar, hệ thống điều khiển và tên lửa hiện đại hơn so với dòng J-7 trước đây.
Bản đồ khu vực biên giới Myanmar - Trung Quốc, nơi xảy ra vụ ném bom "nhầm" của Myanmar
Tiêm kích F7 của không quân Myanmar mua từ Trung Quốc, là biến thể của Mig-21 - Ảnh: Không quân Myanmar
Trang tin Want China Times ngày 16.3 dẫn thông tin từ đài Phượng Hoàng (Hồng Kông) cho biết máy bay chủ lực của không quân Myanmar là loại J-7 (phiên bản xuất khẩu gọi là F7) do Trung Quốc chế tạo từ mẫu tiêm kích Mig-21 của Liên Xô.
Từ khi giành độc lập từ Anh năm 1947, không quân Myanmar (lúc đó gọi là Miến Điện) sở hữu đội máy bay cũ của Anh gồm 8 chiếc De Havilland Vampire (phản lực) và 50 máy bay cánh quạt Spitfire.
Năm 1991, chính quyền quân sự Myanmar mua từ Trung Quốc 10 chiếc tiêm kích F7 IIK và 2 chiếc FT-7 huấn luyện. Sau đó Myanmar tiếp tục nhận các đợt tiêm kích F7 vào các năm 1993, 1995, 1998 và 1999, tổng cộng nước này có 58 chiếc F7 IIK và 14 chiếc FT-7.
Năm 2001, Myanmar mua 10 chiếc Mig-29B và 2 chiếc Mig-29UB (loại huấn luyện, 2 chỗ ngồi) từ Belarus. Năm 2009 nước này mua thêm 20 chiếc Mig-29 khác với giá 570 triệu USD.
Cuối năm 2009, Myanmar mua 10 trực thăng tấn công Mi-35 của Nga, trị giá 71 triệu USD.
Sau năm 2009, một số tiêm kích F7 được cho ngừng hoạt động để tiết kiệm tiền, và phi công chuyển sang lái máy bay mới. Hiện Myanmar còn 25 chiếc F7 IIK và 6 chiếc FT-7 đang hoạt động.
Ngoài ra không quân Myanmar còn có máy bay huấn luyện K-8, máy bay vận tải Y-8 (4 chiếc) do Trung Quốc sản xuất, bên cạnh một số máy bay do các nước khác cung cấp như Ba Lan (12 trực thăng W-3, 22 trực thăng Mi-2), Mỹ (14 trực thăng Bell 204/205), Hà Lan (máy bay chở khách F-27), Pháp (máy bay ATR 72).
Vũ khí của Myanmar chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Theo báo cáo mới công bố ngày 16.3 của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), năm 2014 Trung Quốc vượt Đức trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga. Có đến 68% lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc là sang Pakistan, Bangladesh và Myanmar, còn lại là sang châu Phi. Pakistan là thị trường vũ khí lớn nhất của Trung Quốc, chiếm đến 41% lượng vũ khí xuất khẩu của nước này.
Súng phòng không được bố trí trong khu vực dân cư, gần Lincang (Vân Nam), giáp biên giới Myanmar - Ảnh: Weibo
Tên lửa phòng không và radar của lữ đoàn phòng không số 11 bố trí ngoại ô Lincang (Vân Nam), gần biên giới Myanmar - Ảnh: Weibo
Theo Thanh Niên
Hải quân Trung Quốc đang mở rộng các đội tàu ngầm mini bí mật? Một chiếc 093T có thể chở theo 9 thành viên của một nhóm đặc nhiệm hải quân hoặc có thể được sử dụng để mang vũ khí. Truyền thông Đài Loan dẫn thông tin được đăng tải trên trang web Cankao Xiaoxi cho biết, hiện nay quân đội của Bắc Kinh đã tiết lộ một phiên bản tàu ngầm mini Type 093 được...