Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội “sánh ngang Mỹ”
Trung Quốc đặt ra mục tiêu hiện đại hóa quân đội hoàn toàn vào năm 2027, và không để cho sức ép từ bên ngoài ảnh hưởng tới mục tiêu trở thành một siêu cường.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội hiện đại sánh ngang Mỹ vào năm 2027 (Ảnh: EPA)
Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khép lại vào ngày 29/10. Tuyên bố được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh rằng, Trung Quốc cần phải nắm lấy cơ hội từ sự chuyển biến trên toàn cầu để tiến vào vị trí đầu những siêu cường.
Mặc dù chỉ ra những yếu tố bất ổn và rủi ro đang xuất hiện trên trường quốc tế, nhưng tuyên bố nói rằng Trung Quốc “kiên quyết theo đuổi các chiến lược của chúng ta và chúng ta sẽ tập trung vào việc thực hiện công việc”.
Hội nghị vừa qua thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ các giới quan sát, bởi nó có thể đưa ra những tín hiệu về việc đại dịch COVID-19 cũng như sức ép tăng dần từ phương Tây ảnh hưởng như thế nào tới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong lúc Trung Quốc đang vạch ra lộ trình phát triển đất nước trong trung và dài hạn.
Có hai bản kế hoạch được đưa ra thảo luận trong hội nghị, đó là kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và các mục tiêu phát triển cho năm 2035.
Trong số các mục tiêu phát triển là việc xây dựng một lực lượng quân đội hoàn toàn hiện đại vào năm 2027.
Nhà phân tích quân sự Hong Kong Song Zhongping nhận định, mục tiêu này có thể được hiểu là “giúp PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) trở thành một lực lượng hiện đại hàng đầu trên thế giới, có thể sánh ngang với quân đội Mỹ”.
Video đang HOT
Junfei Wu, Phó Giám đốc Viện Tianda, nói rằng đầy là lần đầu tiên mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa quân đội vào các mục tiêu phát triển. Ông cho rằng mục tiêu này chủ yếu là nhằm vào Đài Loan.
“Về cơ bản, mục tiêu này là xây dựng sức mạnh của PLA sao cho sánh ngang với Mỹ vào năm 2027, để nó có thể ngăn chặn hiệu quả sự can thiệp của quân đội Mỹ ở khu vực xung quanh eo biển Đài Loan” – ông Wu nói.
Chủ tịch Tập Cận Bình trước đây từng đặt ra 2 mục tiêu dài hạn, đó là giúp Trung Quốc trở thành một “ xã hội thịnh vượng trên mọi khía cạnh” vào năm 2021 và giúp Trung Quốc trở thành một “đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại” vào năm 2049.
Tuyên bố cũng nói rằng Trung Quốc đã đạt được “những thành tựu đáng kể trong việc ngăn chặn đại dịch” COVID-19 và đạt được những bước tiến tích cực trong ngoại giao, thêm rằng những thành tựu đó chỉ có thể đạt được dưới “sự lèo lái” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hội nghị nhất trí rằng tình hình quốc tế đang ngày càng trở nên bất ổn, nhưng nói Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ “cơ hội chiến lược” để phát triển. Hội nghị cũng nói rằng Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một “quốc gia vĩ đại” vào năm 2035 trên nhiều mặt trận, bao gồm công nghệ, chất lượng sản xuất, Internet, công nghệ số, giao thông, thể thao, y tế, văn hóa và giáo dục.
Hội nghị đặt điểm nhấn vào sự đổi mới trong công nghệ, coi đây như động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, hội nghị không nhắc tới “Made in China 2025″, một dự án đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành một siêu cường công nghiệp và sáng tạo – dự án mà Mỹ lấy ra làm cớ để áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của họ, bao gồm chip máy tính.
Trung Quốc đối mặt muôn vàn thách thức trong kế hoạch 5 năm tới
Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn những thách thức và sự bất ổn kể từ lần gần nhất nước này đề ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015.
Trung Quốc đang gặp khó trong việc đề ra phương phướng phát triển trong 5 năm tới.
Khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc vạch ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015, họ nói rằng môi trường quốc tế lúc đó "chưa bao giờ phức tạp hơn". Nhưng có lẽ họ đã nói điều này quá sớm, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).
Ở thời điểm đó, Trung Quốc coi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama là thách thức lớn.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, Trung Quốc lại đối mặt với thách thức còn lớn hơn nhiều. Đó là một loạt chính sách đối đầu của Mỹ, tham vọng công nghệ của mình bị các lệnh trừng phạt của Mỹ chặn lại, tăng trưởng kinh tế bị chững lại vì đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc lại phải đề ra kế hoạch năm 5 mới (giai đoạn 2021-2025) tại kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 26-29.10 tới, chỉ một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
"Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn lớn hơn nhiều so với lần gần nhất nước này soạn thảo kế hoạch 5 năm", Shi Yinhong, chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và là cố vấn trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nhận định.
Với "làn gió ngược" ở khắp các mặt trận kinh tế, ngoại giao, công nghiệp, nhiệm vụ đề ra kế hoạch 5 năm tới đây sẽ là thách thức rất lớn, ông Shi nói.
Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống mức thấp nhất trong hàng thập kỷ.
"Chúng ta có thể nói đây là giai đoạn bất ổn của môi trường quốc tế Trung Quốc từ năm 1976", ông Shi nói, nhắc đến thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy chủ trương kinh tế thị trường.
"Một mặt Trung Quốc cần phải đề ra kế hoạch hoạch dài hạn như đặt mục tiêu tăng trưởng, nhưng cũng phải tính đến rủi ro nếu đặt mục tiêu một cách quá chi tiết", ông Shi nói thêm.
Deng Yuwen, cựu Phó Tổng biên tập báo Stuty Times, ấn phẩm thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, bày tỏ sự lạc quan. Dù đang đối mặt áp lực ngày càng lớn ở cả hai mặt trận ngoại giao và kinh tế, các lãnh đạo Trung Quốc thời gian qua có gợi ý đến một số chiến lược cho những năm tới, ông Deng cho biết.
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đề cập đến chiến lược "lưu thông kép". tập trung hơn vào thị trường trong nước. "Chính sách này giúp Trung Quốc xây dựng nền kinh tế nội địa có sức chống chịu trước các rủi ro từ bên ngoài, trong khi tiếp tục gia tăng vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Deng nói.
Zhao Xijun, phó hiệu trưởng trường tài chính tại đại học Thanh Hoa, cho rằng kế hoạch 5 năm tới sẽ dùng chính sách "lưu thông kép" để đối phó các yếu tố bất ổn trên thị trường toàn cầu cũng như thách thức đến từ Mỹ
"Mọi nguồn lực sẽ được đổ cho chiến lược này, vốn xem kinh tế nội địa là ưu tiên. Nguồn lực này chủ yếu sẽ được đầu tư để cho ra được các sản phẩm mà Trung Quốc chưa tự làm ra được, đặc biệt trong các lĩnh vực vẫn phải phụ thuộc và bị Mỹ trừng phạt nặng".
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, ông Tập vẫn để ngỏ cánh cửa cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Nhưng thay vì tập trung vào các dự án đầu tư từ Mỹ, Trung Quốc đang mở rộng hợp tác đa phương với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trung Quốc có khả năng sẽ ký thỏa thuận thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với 10 thành viên ASEAN cộng với Nhật, Hàn Quốc, Úc và New Zealand vào cuối năm nay.
Vì Mỹ, Trung Quốc tính hạ mục tiêu tăng trưởng Lãnh đạo Trung Quốc có thể thông qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm tiếp theo thấp hơn giai đoạn 2016 - 2020 do rạn nứt với Mỹ. Các nguồn thạo tin hôm 28/9 cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình và những lãnh đạo khác dự kiến thảo luận và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội...