Trung Quốc đặt cược canh bạc ngoại giao vaccine Covid-19
Các chuyên gia nhận định thực trạng vaccine Trung Quốc hiệu quả thấp sẽ làm giảm thành quả trong canh bạc ngoại giao vaccine.
“Trung Quốc đã chấp nhận rủi ro khi đặt chiến lược ngoại giao vaccine của mình trong vị thế đối đầu với chính sách vaccine mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc mà Mỹ và nhiều nước khác theo đuổi”, David P. Fidler, chuyên gia cấp cao về các vấn đề sức khỏe toàn cầu tại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), trả lời VnExpress.
Rủi ro mà Trung Quốc chấp nhận vừa liên quan đến khả năng đáp ứng đủ số lượng vaccine đã cam kết hỗ trợ trên khắp thế giới, vừa là câu chuyện hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm nCoV.
Các chuyên gia tại Chile đã phát hiện mũi tiêm đầu tiên của Sinovac chỉ mang lại hiệu quả khoảng 16% trong ngăn ngừa lây nhiễm nCoV. Khả năng ngừa bệnh Covid-19 sau mũi tiêm thứ hai là 67%. Khoảng hai tuần sau khi tiêm đủ hai mũi Sinovac, khả năng ngừa nguy cơ tử vong khi nhiễm virus tăng lên 80%. Kết luận khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu với khoảng 10,5 triệu người đã nhận một hoặc hai mũi tiêm của Sinovac.
Nhân viên y tế Thái Lan tiêm ngừa Covid-19 cho người dân tại Bangkok bằng vaccine Sinovac vào ngày 18/3. Ảnh: Sipa USA .
Tỉ lệ ngừa bệnh nặng của Sinovac thấp hơn nhiều so với vaccine do Pfizer và BioNTech hợp tác nghiên cứu. Đánh giá được công bố vào tháng 2 trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy một mũi Pfizier/BioNTech có hiệu quả ngăn xuất hiện triệu chứng đến 85% trong 15-28 ngày sau khi tiêm. Mẫu nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn với khoảng 9.000 người tại Israel. Các nhà khoa học cũng nhận thấy hiệu lực của vaccine kéo dài đến 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai với tỷ lệ 91,3%.
Chile trở thành câu chuyện cảnh giác cho nhiều quốc gia như Brazil, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia. Chính phủ những nước này đã khởi động chương trình vaccine Covid-19 toàn quốc có sử dụng vaccine Sinovac.
Trong một bài bình luận trên Nikkei Asia , các chuyên gia Yanzhong Huang và Samantha Kiernan của CFR lưu ý vaccine Trung Quốc được triển khai rộng rãi tại Chile và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhưng số ca nhiễm nCoV vẫn tăng hoặc tỷ lệ không giảm.
“Với một số quốc gia đang chống chọi trước các đợt bùng phát nguy hiểm hơn hoặc biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn, những hoài nghi này đủ để họ tránh xa vaccine Trung Quốc, làm phai nhạt thành quả ngoại giao”, các chuyên gia nhận định.
David P. Fidler phân tích chiến lược của Bắc Kinh nhắm đến hai mục tiêu cơ bản: Trung Quốc muốn hướng cộng đồng quốc tế khỏi những tranh cãi chính trị về những biện pháp ứng phó đầu tiên khi dịch Covid-19 mới bùng phát ở Vũ Hán vào năm 2019 và xúc tiến những lợi ích chính sách đối ngoại cả trong lẫn ngoài châu Á, tranh thủ thời cơ khi Mỹ cùng nhiều cường quốc ứng phó thiếu hiệu quả.
“Khi theo đuổi mục tiêu chính trị và địa chính trị, Trung Quốc đã không minh bạch hóa về độ an toàn và hiệu quả của những loại vaccine được họ dùng cho ngoại giao. Như vậy, Trung Quốc đã chấp nhận rủi ro khi thực hiện ngoại giao vaccine mà không cho phép các chuyên gia nước ngoài đánh giá”, ông nói.
Video đang HOT
Giáo viên tại thành phố Santiago, Chile chờ tiêm vaccine vào ngày 15/2. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, theo Fidler, việc vaccine do Trung Quốc phát triển không hiệu quả bằng vaccine do phương Tây phát triển nhìn chung “không đe dọa an ninh y tế toàn cầu”. Thực tế là nhiều nước nhận vaccine Trung Quốc đã không thể tiếp cận vaccine do phương Tây phát triển. Ông giả sử một loại vaccine bất kỳ từ Trung Quốc “dù chỉ hiệu quả khoảng 50% cũng có thể đóng góp phần nào cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh tại một nước”, đặc biệt khi nước tiếp nhận không thể tìm đến vaccine có hiệu quả cao hơn.
“Vaccine hiệu quả thấp có thể giảm thành quả chính trị mà Trung Quốc mong muốn thông qua ngoại giao vaccine, nhưng họ có thể lập luận rằng: Trong thời khắc khủng hoảng, Trung Quốc đã nỗ lực hỗ trợ vaccine cho nước khác, trong khi Mỹ lại từ chối chia sẻ kho dự trữ vaccine của mình với thế giới”, ông nhận định.
Mỹ đang có tiềm năng trở lại cuộc đua nhờ chương trình vaccine trong nước tiến triển nhanh. Cả ba công ty sản xuất vaccine tại Mỹ gồm Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer đều được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng. Trong đó, Moderna và Pfizer đã chứng tỏ khả năng khống chế biến chủng mới của nCoV. Ngoài ta, Mỹ đã đặt mua hàng triệu liều AstraZeneca cùng một số loại vaccine khác. Kho dự trữ này có tiềm năng được Washington cho mượn hoặc quyên góp đến những nước đang cần.
“Dù vậy, thậm chí khi ngoại giao vaccine không thể thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chính sách đối ngoại và lợi ích toàn cầu của Trung Quốc, kết cục này vẫn không ảnh hưởng được sức mạnh và sức ảnh hưởng của họ trong và ngoài châu Á. Bản thân Trung Quốc đã vượt qua đại dịch với tình hình chính trị lẫn kinh tế khả quan hơn Mỹ cùng các đồng minh của họ”, ông Fidler lưu ý.
Trung Quốc đang 'hụt hơi' trong chiến lược ngoại giao vaccine
Trong cuộc đua ngoại giao vaccine Covid-19, thành công của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào 3 điều kiện: nguồn cung, tốc độ cấp phép và nhu cầu thực. Dù được triển khai sớm nhưng dường như Bắc Kinh đang có phần "hụt hơi" trên cả 3 phương diện.
Chiến lược ngoại giao vaccine Covid-19 của Trung Quốc đang bị mất đà. (Nguồn: AFP)
Giành lợi thế từ ngoại giao vaccine
Nhìn tổng thể, Trung Quốc đang giành lợi thế khi sớm triển khai chính sách ngoại giao vaccine, giúp gia tăng sức mạnh mềm và mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Bắc Kinh đã chuyển 114 triệu liều vaccine ra nước ngoài, cam kết tài trợ cho Ấn Độ, Nga cũng như nhiều quốc gia đang loay hoay vật lộn với làn sóng thứ ba, thứ tư của Covid-19.
Để thúc đẩy chính sách ngoại giao này, hai vaccine do Trung Quốc sản xuất cũng đang trong quá trình đợi nhận giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng Tư.
Trong khi đó, đang có những lo ngại ngày càng tăng về tính hiệu quả và an toàn của vaccine AstraZeneca - vaccine do Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine Covid-19 (COVAX) phân phối.
Ngoài ra, số ca bệnh gia tăng chóng mặt theo cấp số nhân cũng đang khiến Ấn Độ - đối thủ cạnh tranh sản xuất vaccine hàng đầu của Trung Quốc điêu đứng.
Giới quan sát nhận định, lợi thế lớn nhất của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao vaccine chính là tốc độ. Thông qua chiến lược cung cấp vaccine Covid-19 từ khá sớm, Bắc Kinh có thể đã gia tăng quyền lực mềm vào thời điểm mà các nước tiếp nhận chưa thể tiếp cận với vaccine từ phương Tây.
Hơn nữa, động thái nhanh chóng của Trung Quốc còn gia tăng sức cạnh tranh của vaccine, không chỉ với những vaccine có hiệu quả cao của Mỹ mà còn đối với các "đối thủ" đến từ Nga hay Ấn Độ vốn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép.
Bắc Kinh đang giảm dần ảnh hưởng
Tuy nhiên, bất chấp những yếu tố thuận lợi hiện có, khả năng Trung Quốc có thể tuân thủ các cam kết và gặt hái được những lợi ích lâu dài từ chiến dịch ngoại giao vaccine vẫn chưa thực sự được đảm bảo.
Trong cuộc đua ngoại giao vaccine Covid-19, thành công của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào 3 điều kiện: nguồn cung, tốc độ cấp phép và nhu cầu thực. Thật không may, dù được triển khai sớm nhưng dường như Bắc Kinh đang có phần hụt hơi trên cả 3 phương diện.
Trung Quốc gần đây cam kết đến tháng Sáu năm nay sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 40% dân số, tương đương 560 triệu người. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải sản xuất khoảng 1,12 tỷ liều vaccine và quản lý quy mô tiêm chủng với tốc độ 11,5 triệu liều mỗi ngày.
Vấn đề là với năng lực sản xuất hiện tại, Trung Quốc không thể đáp ứng được mục tiêu đó.
Hiện tại Công ty Công nghệ sinh học Sinovac Biotech và Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (còn được gọi là Sinopharm) chỉ có khả năng sản xuất được 5 triệu liều vaccine Covid-19 mỗi ngày. Đã có ít nhất 5 tỉnh của Trung Quốc báo cáo đang trong tình trạng thiếu hụt vaccine.
Trong khi đó, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Brazil, tình trạng giao hàng chậm trễ và thiếu vaccine từ Trung Quốc đang khiến các chiến dịch tiêm chủng tại các quốc gia này bị ảnh hưởng, làm dấy lên những lo ngại liệu rằng Trung Quốc có đang lạm dụng chính sách ngoại giao vaccine để thúc đẩy mục tiêu chính trị của mình hay không.
Nhận thức sâu sắc về những tác động bất lợi này, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất trong nước. Hiện Công ty Sinovac Biotech đang tăng công suất hàng năm lên 2 tỷ liều/năm và Sinopharm đang đặt mục tiêu sản xuất 1,1 tỷ liều/năm.
Tuy vậy, việc tăng cường sản xuất vaccine của Trung Quốc chưa thể làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt ngay lập tức và cần có thời gian để kiểm chứng.
Theo các chuyên gia y tế, năng lực sản xuất của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ giảm trong 2 hoặc 3 tháng tới, buộc quốc gia này phải phân bổ có chọn lọc hoặc thay đổi chiến lược quản lý vaccine.
Nếu tình trạng thiếu hụt vẫn diễn ra và chất lượng vaccine không được nâng cao, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tiêm phòng vào cuối tháng Sáu - thời điểm Mỹ dự kiến sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng.
Do nguồn vaccine Covid-19 phải ưu tiên cho việc triển khai tiêm chủng mở rộng trong nước nên nguồn cung cấp vaccine của Trung Quốc cho bên ngoài sẽ sụt giảm, quy mô chiến dịch ngoại giao vaccine của Bắc Kinh vì thế có thể bị thu hẹp trong những tháng tới. Bắc Kinh sẽ có thể phải duy trì bằng cách trì hoãn giao hàng, giữ lại các hợp đồng và viện trợ bổ sung, hoặc cả hai.
Cạnh tranh gay gắt từ phương Tây
Mặc dù sự chậm trễ trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc chỉ là tạm thời nhưng điều này cũng có thể gây tác hại cho chính sách ngoại giao vaccine dài hạn của Trung Quốc khi các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, chuyển đổi từ quốc gia tiêu thụ vaccine trở thành nhà cung cấp vaccine.
Khi Mỹ triển khai tiêm chủng trên diện rộng và dần tiến gần đến miễn dịch cộng đồng, quốc gia này chắc chắn sẽ nỗ lực thúc đẩy sản xuất để phân phối trên quy mô toàn cầu và tăng cường hỗ trợ các nước.
Ba loại vaccine Covid-19 do Mỹ sản xuất, từ Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer, đều đã nhận được sự chấp thuận của WHO, đặc biệt là hai loại vaccine sau cũng được chứng minh là có khả năng kháng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Đáng chú ý, Mỹ cũng đang nhập hàng triệu liều vaccine của AstraZeneca và các loại vaccine khác, không phải để dùng cung cấp trong nước mà có khả năng cho vay hoặc hỗ trợ các quốc gia có nhu cầu.
Đối với các nước chưa triển khai tiêm vaccine của Trung Quốc, việc có thêm những lựa chọn về nguồn cung từ Mỹ hay các nước phương Tây có thể khiến việc phân phối vaccine Trung Quốc với số lượng lớn có thể gặp khó khăn.
Xu hướng ưa chuộng và lựa chọn vaccine từ phương Tây trên toàn cầu cũng có thể trở nên mạnh mẽ hơn sau khi những nghi ngờ về hiệu quả của vaccine Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trong khi Trung Quốc báo cáo tỷ lệ hiệu quả của vaccine do Sinopharm sản xuất là 79% thì một nghiên cứu ở Peru lại ghi nhận tỷ lệ hiệu quả thấp hơn rất nhiều, chỉ dừng ở mức 33%.
Đối với vaccine do Sinovac sản xuất, các nhà nghiên cứu Brazil mới đây đã phát hiện ra vaccine này chỉ cho hiệu quả 50,7% trong việc ngăn ngừa những ca nhiễm Covid-19 có biểu hiện triệu chứng.
Ngoài ra, những băn khoăn về việc liệu vaccine Trung Quốc có bảo vệ hiệu quả trước các biến thể mới mà không cần tiêm nhắc lại hay không vẫn chưa chắc chắn.
Bất chấp việc triển khai rộng rãi vaccine Trung Quốc ở Chile và UAE, các ca bệnh vẫn đang không ngừng tăng lên. Đối với các quốc gia đang vật lộn với làn sóng mới trước các biến thể nguy hiểm và có khả năng lây truyền cao hơn, những nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc có thể khiến chiến lược ngoại giao vaccine của Bắc Kinh bị suy giảm rõ rệt.
Mặc dù tình trạng thiếu hụt và tính hiệu quả của vaccine sẽ sớm được Trung Quốc khắc phục vào nửa cuối năm nay nhưng thời điểm đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ có thêm nhiều đối thủ hơn và chính sách ngoại giao vaccine sẽ không gây được sức ảnh hưởng như trước đây.
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc 'mất đà' Tháng trước, một lô vaccine Sinovac đã được chuyển tới Singapore, nhưng sự kiện này cũng không thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận Nhân viên y tế tiến hành trích ngừa vaccine Sinova cho người dân tại một địa điểm ở Bangkok. Ảnh: Bloomberg Đến hôm nay, lô vaccine này vẫn nằm trong kho bảo quản. Singapore đã chuyển...