Trung Quốc đáp trả về nghi vấn điều quân đến Venezuela
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3-4 khẳng định không biết báo chí lấy thông tin nước này gửi binh sĩ tới Venezuela từ đâu.
Theo đài RT, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định với phóng viên tại một cuộc họp hôm 3-4: “Tôi không biết mọi người lấy thông tin này ở đâu hoặc tạo ra nhằm mục đích gì nhưng tôi có thể nói với mọi người rằng: những gì mọi người nói đơn giản là không đúng sự thật”.
Trung Quốc đã gửi lô hàng viện trợ gồm 65 tấn thuốc tới Venezuela vào ngày 29-3. Ảnh: Twitter
Thông tin nói trên được công bố chưa đầy 2 tuần sau khi Nga gửi nhân viên quân sự tới Venezuela. Hôm 25-3, Reuters thông tin 2 máy bay của Không quân Nga đã hạ cánh xuống một sân bay chính của Venezuela.
Ông Cảnh cho biết thêm quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Venezuela là nhất quán và rõ ràng. Bắc Kinh cũng phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của Caracas, đồng thời tin rằng chính phủ và phe đối lập Venezuela cần tìm ra giải pháp chính trị thông qua đối thoại hòa bình.
Video đang HOT
Đài RT đưa tin một số báo cáo chưa được xác nhận tiết lộ khoảng 120 binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đi cùng lô hàng viện trợ gồm 65 tấn thuốc tới Venezuela vào ngày 29-3. Phó Tổng thống Venezuela Tareck El Aissami đã hoan nghênh lô hàng viện trợ này của Bắc Kinh và ca ngợi tầm quan trọng cũng như mức độ chiến lược trong mối quan hệ giữa 2 nước.
Theo dữ liệu từ trang web theo dõi chuyến bay Flightradar24, 2 máy bay rời khỏi sân bay quân sự Chkalovsky của Nga, hướng đến Venezuela hôm 22-3. Một trang web theo dõi chuyến bay khác – Adsbexchange – cho biết một máy bay đã rời khỏi thủ đô Caracas của Venezuela hôm 24-3 (giờ địa phương).
Flightradar24 xác định máy bay chở khách Ilyushin IL-62 và máy bay chở hàng Antonov AN-124. tạm dừng ở Syria trước khi đến Venezuela. Một nhân chứng của Reuters phát hiện “một chiếc máy bay chở khách” tại sân bay Maiquetia hôm 24-3. Nó được cho là chở Tham mưu trưởng Các lực lượng trên bộ của Nga Vasily Tonkoshkurov cùng gần 100 binh sĩ. Còn chiếc Antonov AN-124 đã rời khỏi Venezuela vào chiều cùng ngày.
Theo Nguoilaodong
Kremlin sẽ bảo vệ chế độ Maduro tại Venezuela bằng mọi giá
Ông Putin có vẻ tin rằng việc triển khai thành công lực lượng quân sự tại Caribbean ngay dưới mũi của một Hoa Kỳ có nền chính trị bất ổn và chia rẽ, sẽ đảm bảo chắc chắn đưa Nga trở lại vị thế siêu cường.
Cùng lúc, Nga cũng phải bảo vệ hàng tỷ USD tiền đầu tư đã đổ vào Venezuela, tiến sĩ Pavel E. Felgenhauer viết trên The Jamestown Foundation.
Máy bay ném bom chiến lược Nga Tupolev Tu-160 tại Venezuela.
Khoảng 100 lính đặc nhiệm Nga đã tới thủ đô Caracas của Venezuela. Họ đến trong 2 chiếc máy bay quân sự - một máy bay vận tải quân sự siêu lớn Antonov An-124 và máy bay chở khách tầm xa Il-62M đã có tuổi đời lâu năm, cả 2 đều thuộc về Bộ Quốc phòng Nga. Hai chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ quân sự Chkalovsky gần Moscow. Chúng bay tới căn cứ không quân Nga tại Khmeimim, Syria sau đó bay tới Venezuela, tiếp nhiên liệu tại điểm dừng ở Dakar, Senegal. Chiếc An-124 dỡ hàng [khoảng 35 tấn hàng] và bay trở lại Nga, trong khi chiếc Il-62M ở lại Venezuela. Việc triển khai lực lượng Nga được chỉ huy bởi bởi thượng tướng Vasily Tonkoshkurov (59 tuổi), một cựu binh những năm 1980 tại chiến trường Afghanistan và Chechnya.
Cho tới tháng 5.2018, Tonkoshkurov là phó tư lệnh Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Nga (theo RBC ngày 24.3). Thực tế, nhiệm vụ tại Venezuela được chỉ huy bởi một chỉ huy quân đội cấp cao như vậy chỉ ra tầm quan trọng của công việc. Bộ Ngoại giao Nga thông báo rằng các chuyên gia quân đội Nga, nhà chuyên môn và cố vấn sẽ ở lại Venezuela "chừng nào còn cần thiết và khi nào mà chính phủ Venezuela vẫn còn muốn họ ở lại" và họ sẽ giúp để "thực hiện những thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự [song phương]" (theo Interfax ngày 28.3).
Theo cách hiểu ngầm của quân đội Nga, "hợp tác kỹ thuật quân sự" biểu thị việc mua bán vũ khí. Vì vậy, quyết định gửi 100 cố vấn quân sự, các nhân viên hỗ trợ và có thể là các đặc nhiệm có kinh nghiệm chiến đấu (như đội bảo vệ) - tất cả được chỉ huy bởi một tham mưu trưởng quân đội - để bán vũ khí cho chính phủ đang nợ nần và bị bao vây của Tổng thống Nicolás Maduro thoạt tiên có vẻ hoàn toàn là điều không phù hợp. Tonkoshkurov là một chỉ huy lục quân hàng đầu với kinh nghiệm chiến đấu chứ không phải là một nhà buôn vũ khí.
Thay vào đó, nhiệm vụ của vị tướng này có thể là để đánh giá kỹ lưỡng tình trạng an ninh/quân sự tại Venezuela, sự thiếu sót và năng lực thực thế quả các lực lượng quân đội và an ninh ủng hộ ông Maduro, và để chuẩn bị một danh sách những biện pháp cụ thể mà Moscow cần để đảm bảo sự tồn tại của chế độ [của ông Maduro] và đánh bại phe đối lập - được chỉ huy bởi tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido. Moscow coi ông Guaido như là một con rối của Washington và là một phần trong âm mưu đế quốc được Hoa Kỳ chỉ đạo để "hất cẳng" ông Maduro.
Theo các báo cáo từ Nga, 35 tấn hàng mới được chuyển tới Venezuela hầu như là thực phẩm, nhưng không phải để dành cứu trợ những người bị đói. Thay vào đó, số thực phẩm này dành để phục vụ cho nhiệm vụ quân sự trong trường hợp công tác hậu cần gần như bị sụp đổ. Nhiệm vụ của Nga có vẻ như không phải là một lực lượng chiến đấu về bản chất mà sẽ là để đánh giá tình hình và "có những biện pháp" để huy động và "kết hợp" những lực lượng ủng hộ ông Maduro. Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch kéo dài (theo Ura.news ngày 25.3).
Những "biện pháp" đề cập nói trên có thể bao gồm việc chuyển thêm vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác, triển khai thêm nhiều chuyên gia và có vấn Nga và có thể là một đơn vị hạn chế lính chiến - có thể là Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga và các vũ khí phòng không - phản ảnh việc Nga triển khai tại Syria năm 2015 để bảo vệ quyền lực cho chế độ đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Việc Nga vào Syria gần 4 năm trước được khởi đầu bằng những nhiệm vụ trinh sát cấp cáo tương tự (theo EDM ngày 31.1). Nếu và khi có quyết định phải chuyển biến nhiệm vụ hiện tại tại Venezuela thành một thứ gì đó quan trọng hơn, thì ông Tonkoshkurov có thể sẽ được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lược quân đội Nga tại Caribbean.
Quyết định bắt đầu tham gia và tích cực chống đỡ cho chế độ đang suy yếu của ông Maduro có vẻ mang rủi ro cao - một nỗ lực hầu như không thể thành công. Nhưng vào năm 2015, việc bảo vệ ông al-Assad có vẻ cũng là một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro, mà Moscow hiện nay đang tung hô là một câu chuyện thành công vang rền. Vào ngày 14.3, tổng thống Vladimir Putin đã tham dự Liên hiệp các nhà Công nghiệp và Thầu khoán Nga (RSPP), một nhóm vận động hành lang của các nhà tài phiệt Nga. Sau bài diễn văn công khai, ông Putin đã tham gia cuổi họp kín với văn phòng RSPP và có thông tin rằng ông đã cho các nhà tài phiệt biết về hiện trạng chính trị thế giới. Ông Putin mô tả Mỹ là quốc gia đang có khủng hoảng chính trị nội địa nặng nề. Ông nhấn mạnh rằng ông Maduro được ủng hộ bởi "hơn 50% dân số", nhưng Hoa Kỳ có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược (theo Kommersant ngày 15.3).
Người tiền nhiệm của ông Nicolás Maduro là cố tổng thống Hugo Chavez, vốn là một người rất được lòng dân tại Venezuela, nhưng chế độ "Chavista" [những người theo tư tưởng của ông Chavez] hiện tại thì không. Nhưng ông Putin có vẻ như đã bị thuyết phục để tien theo điều khác biệt. Nếu Moscow thực tế tin rằng ông Maduro có được sự ủng hộ của phần lớn dân chúng nhưng đang bị đe dọa bởi âm mưu thay đổi chế độ do Mỹ là chủ mưu và có thể là sự can thiệp của nước ngoài, thì việc triển khai một lực lượng hạn chế quân Nga có thể có ý nghĩa theo quan điểm của Kremlin là một bước đi để ngăn chặn Mỹ và thay đổi cán cân nghiêng về phía ông Maduro.
Ngoài việc đưa các cố vấn và chuyên gia đến để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, Nga có khuynh hướng sẽ gửi thêm các vũ khí hiện đại hơn tới Venezuela thêm vào những loại vũ khí đã chuyển cho ông Chavez và Maduro trước đó, cũng có thể Nga sẽ đưa thêm lực lượng đặc biệt và một số lượng nhỏ máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Ông Putin có vẻ tin rằng việc triển khai thành công lực lượng quân sự tại Caribbean ngay dưới mũi của một Hoa Kỳ có nền chính trị bất ổn và chia rẽ, sẽ đảm bảo chắc chắn đưa Nga trở lại vị thế siêu cường. Cùng lúc, Moscow có thể muốn cứu hàng tỷ USD đầu tư đã đổ vào Venezuela của nước Nga và công ty thuộc sở hữu nhà nước Rosfneft (được kiểm soát bởi Igor Sechin, một nhân vật thân cận với ông Putin). Khoản đầu tư này có thể tan thành mây khói nếu chế độ của ông Maduro sụp đổ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) đã yêu cầu Nga ngay lập tức rút các nhân viên quân sự Nga khỏi Venezuela và Moscow phải ngừng hỗ trợ chế độ đàn áp, bất hợp pháp của ông Maduro. Trong khi đó, ông Guaido khẳng định phe đối lập đang thống trị quốc hội Venezuela không đồng ý cho Nga triển khai quân đội, vì thế việc này là trái luật và vi hiến (theo Militarynews.ru ngày 26.3). Đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói với ông Pompeo rằng "Hoa Kỳ đang cố để tổ chức một cuộc đảo chính [ở Venezuela], đe dọa một chính phủ hợp hiến [Maduro] và rành rành vi phạm hiến chương [Liên Hợp Quốc]" (theo Militarynews.ru ngày 25.3).
Phát ngôn viên của Kremlin Dmitry Peskov đã thông tin cho cánh báo chí tại Moscow, "Nga có quyền xuất hiện ở nơi đó là làm những gì có thể [tại Venezuela]. Hoa Kỳ triển khai tại nơi họ muốn trên thế giới và không ai nói với họ nơi nào được xuất hiện nơi nào không" (theo Interfax ngày 28.3). Tình huống có vẻ đang được đẩy tới mức chạm trán nguy hiểm và có thể sẽ không những dẫn đến những đối thoại gay gắt công khai và những lệnh trừng phạt tiếp theo [của Hoa Kỳ] mà còn có thể là cuộc đối đầu trực tiếp giữa những người lính Nga và Hoa Kỳ (theo EDM ngày 27.3).
Theo VietTimes
Điện được khôi phục, thủ đô Caracas trở lại bình thường Chính quyền thủ đô Caracas, Venezuela ngày 29-3 cho biết, thủ đô Caracas đang dần trở lại bình thường. Các phương tiện, dịch vụ công cộng và các công sở đã hoạt động trở lại, chỉ có các trường học vẫn đóng cửa sau đợt mất điện xảy ra trên diện rộng ở nước này hôm thứ Hai do nhà máy thủy điện...