Trung Quốc đáp trả gay gắt chỉ trích của NATO
Bắc Kinh đáp trả các cáo buộc mới nhất của NATO rằng Trung Quốc thách thức lợi ích và an ninh của nhóm.
Theo Reuters, phía Trung Quốc khẳng định sẽ bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực nào của NATO nhằm mở rộng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuyên bố này nhằm đáp trả thông cáo với ngôn từ mạnh mẽ được NATO đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Lithuania hôm 11-7.
Video đang HOT
Một lá cờ Trung Quốc tung bay ở Bắc Kinh – Ảnh: REUTERS
NATO cáo buộc Trung Quốc đã thách thức các lợi ích, an ninh và giá trị của tổ chức này bằng “các tham vọng và chính sách cưỡng chế”.
NATO cho rằng Trung Quốc đang sử dụng một loạt công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường dấu ấn toàn cầu và sức mạnh của kế hoạch, trong khi vẫn không minh bạch về chiến lược, ý định và việc xây dựng quân đội của mình
Liên minh cũng cáo buộc Trung Quốc đưa thông tin sai lệch trên không gian mạng, nhắm vào thành viên NATO và gây tổn hại cho liên minh.
Theo South China Morning Post, đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất mà NATO từng đưa ra với Trung Quốc. Bản thông cáo cũng nhắm vào “ quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc” của Trung Quốc và Nga.
Reuters dẫn lời tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh rằng mặc dù Trung Quốc không phải “đối thủ” của NATO nhưng nước này đang “thách thức các trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, với các hành động mà NATO liệt kê là không lên án Nga trong xung đột tại Ukraine, đe dọa Đài Loan (Trung Quốc)…
Trung Quốc và Nga thúc đẩy hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực
Theo Tân Hoa xã, ngày 10/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Ivanovna Matvienko đang có chuyến thăm Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý rằng với những nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Trung Quốc - Nga đã duy trì đà phát triển ổn định và vững chắc, với những tiến bộ về hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, ông khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Nga để phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bao gồm hỗ trợ lẫn nhau, hội nhập sâu rộng, đổi mới và cùng có lợi nhằm thúc đẩy phát triển chung. Ông bày tỏ hy vọng về việc thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau từ cấp độ lập pháp, cũng như tăng cường trao đổi kinh nghiệm về lập pháp và quản lý nhà nước, đưa quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước lên một tầm cao mới.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi hai bên tăng cường liên lạc và phối hợp thông qua các cơ chế đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS.
Về phần mình, Chủ tịch Thượng viện Nga Matvienko khẳng định quan hệ đối tác phối hợp chiến lược toàn diện Nga - Trung phù hợp với lợi ích của hai nước, đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử và tiếp tục phát triển ổn định. Bà Matvienko nhấn mạnh chuyến thăm cấp nhà nước thành công tới Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 3 đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của quan hệ Nga -Trung, đồng thời bày tỏ sẵn sàng trao đổi với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc để cung cấp sự đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện sự đồng thuận giữa hai nước. Chủ tịch Thượng viện Nga cũng chuyển thông điệp của Tổng thống Vladimir Putin tới nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Ivanovna Matvienko dẫn đầu một phái đoàn đến Trung Quốc từ ngày 9 - 12/7 và tham dự cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hợp tác nghị viện Trung Quốc - Nga.
Mỹ muốn hợp tác chặt chẽ với Đông Nam Á Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink hôm qua tuyên bố Washington hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia Đông Nam Á để đẩy lùi "xu hướng đi lên" trong các hành động mang tính "cưỡng ép và vô trách nhiệm" của Trung Quốc ở Biển Đông, theo tờ...