Trung Quốc đáp trả EU
Trung Quốc trừng phạt 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu, cáo buộc lệnh cấm vận của EU là can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và Thụy Điển, cùng Ủy ban An ninh và Chính trị Hội đồng châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Đức và Quỹ Liên minh Dân chủ Đan Mạch.
“Những cá nhân này và thành viên gia đình sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như đặc khu hành chính Hong Kong và Macao. Những công ty và tổ chức liên quan cũng bị cấm liên lạc với Trung Quốc”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên họp báo hồi tháng 4/2020. Ảnh: AFP .
Đây được coi là động thái đáp trả sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua biện pháp trừng phạt 4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
“Động thái này chỉ dựa trên những lời dối trá và tin tức giả mạo, bóp méo và bỏ qua sự thật”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, thêm rằng lệnh trừng phạt của EU là “hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ” của Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các “trại cải huấn chính trị” ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh tuần trước cảnh báo lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với “đối đầu”. “Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước”, ông Trương cho hay.
Trung Quốc thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh Tập Cận Bình Joe Biden-trong tháng 4
Bắc Kinh đang nỗ lực thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Joe Biden ngay trong tháng 4 tới, nếu như tiếp xúc cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska (18-19/3) mang lại kết quả tích cực, hãng tin Bloomberg ngày 18/3 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết.
Ông Biden (trái) trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2013. Ảnh: Reuters
Nguồn tin cho biết, giới chức Trung Quốc kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ được thiết kế quanh mốc thời gian Ngày Trái Đất (22/4), vì đây là dịp để hai nhà lãnh đạo tập trung vào chủ đề chống biến đổi khí hậu. Trước đó, chính quyền Joe Biden cũng đã công bố kế hoạch tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới trong ngày này để thúc đẩy tham vọng về kiểm soát khí thải phát sinh khí nhà kính. Wall Street Journal là tờ báo đầu tiên loan báo về cuộc gặp Mỹ-Trung bên lề sự kiện này.
Khi được hỏi liệu giới chức ngoại giao cấp cao hai nước có đề cập đến cuộc gặp Tập Cận Bình-Joe Biden trong khuôn khổ tiếp xúc ở Alaska hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) ngày 18/3 cho biết hai bên hiện chưa có bất kỳ đồng thuận nào về chủ đề này. Nhưng tại Alaska, Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận rất nhiều nội dung.
Phái đoàn Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Dương Khiết Trì cùng Ngoại trưởng Vương Nghị dẫn đầu đã tới Anchorage, Alaska sáng sớm ngày 18/3 (giờ địa phương) và dự kiến sẽ có vòng thảo luận đầu tiên với Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan vào tối cùng ngày. Cả Mỹ và Trung Quốc đều phát đi thông điệp không mong đợi về một kết quả đột phá ở Alaska, hai bên dự kiến cũng không đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp.
Trước thềm cuộc gặp, Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng trong định danh thảo luận ở Alaska. Washington không công nhận cách mô tả của Trung Quốc, coi đây là "đối thoại chiến lược cấp cao". Ngoại trưởng Blinken ngày 17/3 mô tả, cuộc gặp thể thức 2 2 này là cơ hội để phía Mỹ chia sẻ trực tiếp, trực diện với Trung Quốc mối quan ngại của Mỹ và đồng minh về cách hành xử hiện hành của Bắc Kinh.
Trên mặt trận truyền thông, Tân Hoa xã ngày 18/3 đăng tải bài xã luận, khẳng định trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào 24 quan chức tại Trung Quốc, Hong Kong do liên quan đến thay đổi luật bầu cử Hong Kong đã gửi đi "thông điệp sai lệch" ngay trước vòng thảo luận ở Alaska.
Trung Quốc khẳng định không nhượng bộ Mỹ trong một loạt vấn đề trọng yếu Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/3 đã ra tuyên bố đề cập đến các cuộc đối thoại giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị trong hai ngày 17 - 18/3, tại thành phố Anchorage, bang Alaska của...