Trung Quốc đáp lễ đặt tên lửa sát nách Mỹ?
Trung Quốc có khả năng triển khai tên lửa ở nước ngoài nhằm vào Mỹ, đáp trả Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc.
Trong thời gian gần đây, Mỹ đang cân nhắc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc – đồng minh của Washington, nhằm đối phó với công nghệ vũ khí tên lửa ngày càng phát triển của Triều Tiên.
Tuy nhiên kế hoạch này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc.
Theo ý đồ chiến lược của Hoa Kỳ, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc rất có thể sẽ được kế tiếp sau hệ thống “Patriot” để từng bước hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích cho rằng, động thái này của Washington sẽ mang lại nhiều thách thức đối với Bắc Kinh. Nếu như Lầu năm góc triển khai xây dựng lá chắn tên lửa đa tầng ở đây thì toàn bộ tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở khu vực này sẽ trở nên vô dụng.
THAAD không chỉ làm suy yếu khả năng uy hiếp chiến lược của Trung Quốc mà còn có một tác động tiêu cực đến tình hình ổn định và an ninh vốn dĩ mong manh trên bán đảo Triều Tiên, hơn nữa, hành động này sẽ khiến mối quan hệ vốn không mặn mà giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng thêm lạnh nhạt.
Điều mà dư luận quan tâm chính là, nếu kế hoạch này được thực hiện, chính quyền Bắc Kinh sẽ có biện pháp gì để đối phó lại mối đe dọa này?
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc có thể có biện pháp để đảo ngược tình thế, chuyển từ trạng thái thụ động sang trạng thái chủ động.
Trung Quốc có thể đặt tên lửa ở nước nào để đe dọa Mỹ?
Một là: Bắc Kinh sẽ áp dụng sách lược “Người có mâu thì ta có thuẫn”
Video đang HOT
Nhìn từ tổng thể trạng thái bố trí quân sự của Mỹ trên toàn cầu có thể thấy nó đều mang tính răn đe và tấn công đối với nước khác. Do đó Trung Quốc có thể có hành động đáp trả, không thể để cho Hoa Kỳ tiếp tục triển khai các hệ thống THAAD ở khu vực này.
Khi Mỹ ngày càng chú ý và chuyển trọng tâm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga, Bắc Kinh và Washington sẽ tăng cường thử nghiệm các loại tên lửa mang tính tấn công trong các cuộc diễn tập chung giữa hai nước, thị uy khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Washington, làm cho hệ thống THAAD mất tác dụng.
Hai là: Phát triển một hệ thống tên lửa mới có khả năng xuyên thủng lá chắn THAAD
Trong sự phát triển của lịch sử vũ khí hiện đại thì vũ khí mang tính phòng ngự luôn lạc hậu về khả năng tấn công. Hay nói cách khác, vũ khí tấn công luôn ra đời trước còn phòng ngự thì luôn có sau.
Nếu Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì các quốc gia nằm trong tầm bị uy hiếp cũng có thể tiến hành nghiên cứu phát triển những vũ khí mang tính tấn công, là “khắc tinh” của THAAD, khiến cho ý đồ của Mỹ bị thất bại.
Đây cũng là một liệu pháp để Bắc Kinh có thể hóa giải được hệ thống phòng thủ tên lửa do Washington dựng lên ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ
Ba là: Áp dụng sách lược “Đáp lễ tương xứng”
Nếu như Hoa Kỳ triển khai hệ thống THAAD ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì hành động này được ví như Mỹ đã dựng một “cột mốc” ở trong khu vực. Tất nhiên, một số quốc gia không thích ngắm nhìn “cột mốc” được Mỹ dựng lên ở cạnh nhà mình và sẽ tỏ thái độ không hài lòng. Khi đó, vì muốn duy trì quan hệ đồng minh “thân cận”, Washington sẽ phải tự nhổ “cột mốc” đó đi.
Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, sau khi Mỹ triển khai tên lửa có thể tấn công Liên Xô ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngay lập tức Liên Xô triển khai tên lửa có thể tấn công Mỹ tại Cuba. Cuối cùng, hai cường quốc cũng phải tự rút toàn bộ hệ thống đã được triển khai ở hai nước đó về.
Do đó, Trung Quốc cũng có thể áp dụng chiến lược này, nghĩa là cần phải tìm ra một “huyệt đạo” tại một nơi có tầm ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ để làm bài toán “trao đổi” với Hoa Kỳ, buộc Mỹ phải từ bỏ ý định triển khai THAAD ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, đây là vấn đề có lẽ là “không tưởng” hoặc có thực hiện được cũng phải rất lâu sau mới có thể thực hiện được, bởi đó phải là một đồng minh thân thiết và có mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được với Mỹ mà hiện Trung Quốc hầu như không có một đồng minh nào chứ đừng nói là bạn bè thân thiết.
Bắc Kinh có quan hệ tốt nhất với Islamabat nhưng cũng chưa đạt đến tầm khiến cho Pakistan có thể “sống chết” vì Trung Quốc.
Và hơn nữa, thật đáng buồn là Pakistan không những không có mối thù nào với Mỹ, mà ngược lại họ cũng là một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ!
Theo Đất Việt
Hệ thống THAAD áp sát: Trung Quốc không tin lời Mỹ
Những nghi ngại của Trung Quốc về hệ thống THAAD tại Hàn Quốc đã bị Mỹ bác bỏ, tuy nhiên câu trả lời của Mỹ vẫn không khiến Bắc Kinh yên lòng.
Ngày 17/3, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã gạt bỏ quan ngại của Bắc Kinh về việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và cho rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang tạo ra một "mối đe dọa đáng kể" mới là mục đích của kế hoạch này.
Trả lời trước truyền thông, ông Russel cho biết: "Tôi lấy làm lạ là tại sao một nước thứ 3 lại phản ứng mạnh mẽ như vậy về một hệ thống an ninh thậm chí còn chưa được triển khai và vẫn còn trên lý thuyết".
Hệ thống đánh chặn THAAD.
Tuyên bố của ông Russel khi đang ở thăm Seoul vẫn chưa thể khiến Trung Quốc tin tưởng bởi theo phân tích của Trung Quốc, chính Bắc Kinh chứ không phải một nước nào khác là mục đích của kế hoạch này.
Tuyên bố trên được Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc - Khâu Quốc Hồng đưa ra hồi cuối năm 2014 khi ông phản đối về kế hoạch này của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo vị đại sứ này: &'Việc làm này có thể làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul'.
Thông điệp này được ông Khâu Quốc Hồng phát biểu trong hội nghị bàn tròn khách mời đặc biệt Uỷ ban phát triển quan hệ hai miền Triều Tiên của quốc hội Hàn Quốc, vị đại sứ này cho rằng, phạm vi ứng dụng của hệ thống THAAD là khoảng 2000 km, phạm vi này đã vượt quá mọi cự ly cần thiết để phòng vệ Triều Tiên, khiến cho nó trở thành thứ vũ khí không phải nhằm vào Bắc Hàn, mà nhằm vào Bắc Kinh.
Vị đại sứ này dẫn chứng thêm "nhìn từ góc độ chiến thuật, nếu như Bình Nhưỡng muốn tấn công Seoul, khả năng lớn nhất là họ sẽ sử dụng tên lửa tầm gần, chứ không phải sử dụng tên lửa tầm xa bởi khoảng cách quá gần giữa hai miền Triều Tiên, do đó sử dụng hệ thống THAAD vào việc phòng vệ hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên cơ bản không hiệu quả".
Chính vì thế, đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc cho rằng, việc bố trí THAAD không chỉ nguy hại đến an ninh của đất nước ông, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh ở mức độ rất lớn.
Dẫn chứng của ông Khâu Quốc Hồng hoàn toàn trùng khớp với phân tích với của chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long. Theo ông Long, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ được thiết kế và sản xuất với công năng để bắn hạ các loại tên lửa tầm xa có thể vươn tới Mỹ.
Theo ông Long, do khoảng cách quá gần giữa Hàn Quốc - Triều Tiên, và nếu trong trường hợp xảy ra một cuộc sung đột vũ trang giữa hai miền, gần như chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ sử dụng loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn KN-02 cực nguy hiểm của mình.
Ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh, loại tên lửa đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên có tầm phóng trên 150km, vì vậy quỹ đạo phóng của nó rất thấp.
Chính loại tên lửa này chứ không phải các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn, đã trở thành sự uy hiếp khủng khiếp đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách vĩ tuyến 38 (ranh giới 2 nước) khoảng trên dưới 50km.
Vì vậy, tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel về kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn THAAD tại Triều Tiên không thể khiến Trung Quốc yên lòng.
Theo Đất Việt
Nga, Trung Quốc tố Mỹ xúi giục chiến tranh ở Đông Á Bộ Ngoại giao Nga hôm qua lên tiếng tố cáo Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Moskva coi đây là hành động đe dọa hòa bình cho khu vực Đông Á, vốn đang chịu rủi ro xung đột cao. Tên lửa THAAD được phóng đi từ một bệ phóng di động tại Căn cứ tên lửa Thái...