Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN?
Liên tiếp trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc thực hiện một loạt chuyến thăm các nước ASEAN, kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực.
Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hòa hoãn với ASEAN. Tuy nhiên, sự thực liệu có đúng như vậy?
Những tuần cuối hè và đầu thu năm 2013 có thể được coi là thời gian bận rộn của lãnh đạo Trung Quốc, khi họ liên tục công du đến các nước ASEAN. Đầu tháng 8, Ngoại trưởng Vương Nghị đến Malaysia, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Kết thúc chuyến đi, ông Vương Nghị nói Bắc Kinh đã sẵn sàng đối thoại với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông, song cũng cảnh báo các bên cần phải kiên trì
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm Indonesia. Ảnh: TL
Tiếp đó là chuyến đi của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Indonesia và Malaysia vào đầu tháng 10. Ông Tập Cận Bình phát biểu trước ở Indonesia rằng sự phát triển của Trung Quốc là vì hòa bình và hữu nghị trên thế giới, đem cơ hội phát triển đến châu Á và thế giới chứ không phải là mối đe dọa. Về vấn đề biển Đông, ông này khẳng định mọi bất đồng, và tranh chấp đều phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình.
Sau đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Thái Lan, Brunei và Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều gạo và cao su từ Thái Lan hơn, cam kết đưa thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Việt Nam và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung 10 điểm khẳng định thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện trên các mặt. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ở Brunei ngày 9-10, ông Lý Khắc Cường nói rằng, sẽ củng cố quan hệ với các nước ASEAN là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi các bên tránh để tranh chấp chủ quyền làm hỏng quan hệ với Trung Quốc.
Tờ “Southern China Morning Post” cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình nhằm “lấy lại lợi thế với ASEAN, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, đối lại với ảnh hưởng của việc Mỹ chuyển trục chiến lược về châu Á“. Còn tờ “The Straits Times” của Singapore thì nói chuyến đi này nhằm “trấn an nỗi lo sợ về sức mạnh quân sự ngày một tăng và thái độ hung hăng của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông”.
Song đáng chú ý là không một lãnh đạo nào của Trung Quốc đến Philippines, nước đang tranh chấp gay gắt với Trung Quốc ở biển Đông. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia gọi đây là kiểu “chính trị chia rẽ” mà Trung Quốc đang áp dụng với với ASEAN kể từ sau vụ xung đột bãi cạn Scarborough với Philippines tháng 4 năm ngoái.
Giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc ĐH De la Salle, Philippines, nhận xét: “Họ cố gắng chia cắt ASEAN bằng cách cô lập Philippines. Trung Quốc cố gắng tạo hình ảnh mình là một bên xây dựng trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông còn Philippines là bên gây rắc rối. Vì thế chúng ta thấy tất cả các nhà ngoại giao Trung Quốc trong diễn đàn khu vực vừa qua đã cố gắng đưa ra một thông điệp với nước chủ nhà Brunei là Philippines đang gây chuyện, đang chia cắt ASEAN. Cho nên chúng ta vẫn có sự đoàn kết của ASEAN, nhưng chúng ta cũng thấy những cố gắng từ phía Trung Quốc để cô lập Philippines và cuối cùng là chia cắt ASEAN”.
Một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc đang cô lập Philippines, chính là vào tháng 8 vừa qua xung quanh việc Tổng thống Philippines Aquino lên kế hoạch dự triển lãm ASEAN-Trung Quốc Expo ở Nam Ninh từ ngày 3 đến ngày 6-9. Sau khi nhận được thông báo về dự định chuyến thăm của Tổng thống Aquino, phía Trung Quốc đã gửi thư đề nghị ông nên đến vào một dịp khác thuận lợi hơn. Theo Giáo sư Castro, việc cô lập này là do Philippines nộp đơn lên tòa quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa hai nước tại biển Đông. Điều mà Trung Quốc làm là chặn trước khi có bất cứ quyết định nào từ tòa đưa ra.
Video đang HOT
Năm nay kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc. Thế nhưng việc các lãnh đạo Trung Quốc phớt lờ Philippines rất có thể làm người ta đặt câu hỏi về thiện chí thực sự của Trung Quốc với ASEAN.
Theo PL&XH
Trung Quốc lập "con đường tơ lụa" trên Biển Đông
Trung Quốc gần đây đã đề xuất thiết lập một "con đường tơ lụa" trên Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á để thúc đẩy thương mại. Nhưng đề xuất này của Bắc Kinh đã vấp phải sự hoài nghi từ các đối tác trong ASEAN.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Thăm Indonesia hồi đầu tháng 10.
Tháng 10 là một tháng quan trọng đối với ngành ngoại giao của Trung Quốc. Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy chuyến thăm tới Đông Nam Á, sự chú ý của báo chí thế giới đã chuyển sang các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc - siêu cường đang lên trong khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có hàng loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á hồi tuần trước. Con đường tơ lụa trên Biển Đông đã được nhắc đến trong các chuyến công du này.
Con đường tơ lụa trên biển hình thành trên cơ cở các kế hoạch nhằm tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Một dự án như vậy được sẽ được xây dựng trên cơ sở chính trị và các nền tảng kinh tế vững chắc, phù hợp với mong muốn chung của người dân Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, một bài bình luận của hãng tin Xinhua viết.
Với hàng thỏa thuận thương mại và các quỹ đầu tư, tham vọng của Bắc Kinh về một "con đường tơ lụa trên biển" với các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các nhà quan sát trong khu vực.
Các chuyên gia cho hay, các nước láng giềng của Trung Quốc hoan nghênh quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai bên. Nhưng những nghi ngờ về ý định của Bắc Kinh - và liệu các ràng buộc chính trị có gắn với dự án này hay không - dường như khiến một số người không muốn đi theo viễn cảnh hợp tác an ninh và chính trị với Trung Quốc về các vấn đề biển.
Mặc dù không có thông tin chi tiết về việc "con đường tơ lụa biển" hiện đại sẽ hình thành ra sao, nhiều người đã dự đoán về một mạng lưới các liên kết thương mại và sự kết nối tốt hơn giữa các cảng và các hoạt động hợp tác biển.
Các nhà phân tích cho hay các sáng kiến trên có thể tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.
Việc hồi sinh con đường tơ lụa biển đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất trong các chuyến thăm tới khu vực hồi tuần trước. Đó được xem là một phần chiến dịch vận động của Trung Quốc nhằm trốn tránh các căng thẳng dai dẳng ở Biển Đông và đối phó với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á.
Gợi nhớ tuyến đường biển thương mại lịch sử vốn kết nối Trung Quốc với thế giới trong thế kỷ 15, viễn cảnh về một con đường tơ lụa mới trên biển cho thấy một cách tiếp cận có hệ thống của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng an ninh, chính trị và kinh tế trong khu vực.
"Con đường tơ lụa trên biển là một khái niệm mang tính biểu tượng nhiều hơn", Yang Baoyun, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Peking, nhận định.
Ông Yang cho hay mặc dù khái niệm vẫn cần làm rõ thêm, việc tăng cường hợp tác thương mại và kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực có thể giúp giảm bớt các căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ.
Một nhân tố chính trong cách tiếp cận mới của Trung Quốc là thúc đẩy hợp tác biển, vốn bao gồm các dự án từ công nghệ biển và nghề cá cho tới an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn.
Các nước hoài nghi với Bắc Kinh
Nhưng sự hoài nghi chính trị lâu nay với Bắc Kinh và việc Trung Quốc thiếu thiện chí nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ vẫn là những thách thức lớn nhất.
Nhiều nhà phân tích xem Quỹ hợp tác biển Trung Quốc-ASEAN - được thiết lập vào giai đoạn đỉnh điểm của các căng thẳng ở Biển Đông hồi cuối năm 2011 - là một phần trong sáng kiến con đường tơ lụa trên biển.
Cả ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường trong các bài phát biểu hồi tuần trước đều kêu gọi các thành viên ASEAN "sử dụng tốt hơn" nguồn quỹ trên.
Nhưng nguồn quỹ trị giá 3 tỷ nhân dân tệ (493.000 USD) đã đối mặt với những do dự từ ASEAN do sự hoài nghi chính trị, theo một học giả Trung Quốc. "Họ nghĩ rằng Trung Quốc quá cứng nhắc trong việc bảo vệ chủ quyền và sử dụng quỹ đó để thỏa hiệp các lợi ích của họ", nhà học giả giấu tên nói.
Còn giáo sư Aileen Baviera, từ Đại học Philippines, cho rằng nhiều quốc gia Đông Nam Á không muốn dùng quỹ đó vì e ngại các ràng buộc chính trị đi kèm.
Kusnanto Anggoro, giảng viên tại Đại học quốc phòng Indonesia, cho hay các lợi ích xung đột là nguyên nhân chính khiến các quốc gia ASEAN không sử dụng nguồn quỹ.
Trong khi Trung Quốc muốn tập trung vào các phạm trù không nhạy cảm như bảo tồn đa dạng sinh học, các quốc gia ASEAN lại thiên về các dự án như tuần tra thực thi pháp luật chung và an toàn hàng hải. "Và người Trung Quốc không thực hiện tốt việc tuân thủ và áp dụng", ông Anggoro nói.
Karl Lee, một nhà nghiên cứu tại Malaysia, cũng đồng tính với các quan điểm trên. Ông Lee cho rằng ASEAN vẫn không biết phải sử dụng quỹ hợp tác biển như thế nào, gần 2 năm sau khi nó được thiết lập.
"Ngoài thông báo được truyền đi trong các cơ quan chính phủ, cho tới nay Trung Quốc chỉ công bố một danh sách các lĩnh vực có thể hợp tác", ông Lee nói. Ông này nói thêm rằng danh sách này cũng chỉ được công bố trên một trang web của Trung Quốc.
Mặc dầu vậy, trên phương diện kinh tế, các chuyên gia cho hay ASEAN muốn hợp tác hơn nữa với Trung Quốc.
Ông Xu Liping, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho hay một dự án tiềm năng có thể chứng minh các mối liên kết giữa các cảng của Trung Quốc và ASEAN. "Một cách để thực hiện điều đó là xây dựng các khu công nghiệp tại các cảng của ASEAN", ông Xu nói.
Ông Lee đã nhắc tới cảng Kuantan của Malaysia, vốn có thể là một dự án thí điểm theo sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển".
Có thông tin cho biết cảng Kuantan, nằm bên bờ Biển Đông, đang được mở rộng gấp đôi công xuất. Tập đoàn cảng quốc tế Guangxi Beibu Gulf của Trung Quốc dự kiến sẽ mua 40% cổ phần cảng này trong năm tới.
An Bình
Theo Dantri
Sợ bị cô lập, Trung Quốc "cuống cuồng" kết thân Đông Nam Á Vừa qua, trong một loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ thái độ hết sức mềm mỏng, khác hẳn lối hành xử "hung hăng" trước đó của nước này trên Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với Đông Nam...