Trung Quốc đang xây gì giữa Biển Đông?
Các phóng viên của BBC đã tận mắt chứng kiến cảnh Trung Quốc đang biến các rạn san hô tại Trường Sa thành đảo nhân tạo nhằm độc chiếm Biển Đông.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã có những tháng ngày lênh đênh trên biển cùng với ngư dân Philippines và tiếp cận với “công trường xây đảo” trên Biển Đông của Trung Quốc. Dưới đây là lời kể thuật lại hành trình của anh:
Chiếc thuyền chồi lên, sụt xuống, chao đảo từ bên này qua bên khác giữa những cồn sóng. Tiếng ồn của động cơ diesel lớn ngay dưới sàn tàu nện vào đầu tôi.
Mũi tôi ngập ngụa mùi cá tanh và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông đẫm mồ hôi dính chặt vào ngực. Để ngủ đủ giấc là điều không thể.
Chúng tôi đã đi như thế này trong hơn 40 tiếng đồng hồ. Chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ của chúng tôi đã đi qua Biển Đông theo cách của mình. Hàu hết thời gian chúng tôi không thể đi nhanh hơn tốc độ đi bộ. “Ai sẽ đánh bắt ở nơi này chứ?”, tôi tự hỏi thành tiếng.
Tôi lặng nhìn những con sóng vô tận. Cuối chân trời là màn đen đáng sợ. Sau đó, mắt tôi nhìn thấy cái gì đó trên những con sóng. Đó giống như một giàn khoan dầu hoặc giàn khoan khí. Vật đó đang làm gì ở đây?
Khi tiến lại gần hơn, về phía bên phải, tôi chắc chắn giờ thì mình đã có thể nhìn thấy cái gì đó mờ và có màu vàng cát bên cạnh cái bệ mình vừa thấy. “Nhìn như ở đất liền”, tôi nói. Nhưng điều này là không thể. Tôi nhìn vào thiết bị GPS của mình. Không có bất kỳ dấu hiệu của đất liền nào ở gần đay, chỉ có một dải đá ngầm chìm trong chuỗi quần đảo Trường Sa. Nhưng mắt tôi đã không dối mình. Tiến lại gần thêm vài kilomet tôi có thể nhìn rõ đường nét 1 hòn đảo.
“Nơi này được gọi là gì?”, Tôi hỏi thuyền trưởng người Phillippines.
“Đá Gaven”, ông nói.
“Tới gần hơn đi!”, tôi hét lên trong tiếng ồn của động cơ.
Ông quay thuyền, tiến thẳng tới hòn đảo. Nhưng những đám mây đen kéo đến rất nhanh. Chỉ một lúc sau chúng tôi đã bị phủ mây. Nước trút xối xả xuống mái thuyền. Hòn đảo nhỏ biến mất.
“Sẽ mưa trong bao lâu?”, tôi hỏi thuyền trưởng.
“Trong 4-5 tiếng hoặc có thể lâu hơn”, ông nói.
Video đang HOT
Tim tôi trùng xuống. Trong lúc này, chỉ có thời tiết là đang thổn thức. Nhưng tôi biết tôi đã nhìn thấy một hòn đảo xuất hiện tại nơi mà chỉ vài tuần trước đó, vị thuyền trưởng của chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy.
Các đội xây dựng của Trung Quốc tại Đá Gạc Ma. Ảnh do quân đội Philippines cung cấp
Thuyền trưởng đưa thuyền quay lại hành trình cũ – phía nam, tiến vào màn mưa. Chúng tôi khó nhọc tiến lên. Những con sóng ngày càng lớn hơn. Sau 4 tiếng, mưa bắt đầu ngớt dần. Trước mặt, tôi có thể nhìn thấy một hòn đảo khác.
Đây là điều tôi đang mong đợi. Nơi này được gọi là đá Gạc Ma. Thiết bị GPS của tôi một lần nữa cho thấy không có đất đai mà chỉ là một rạn san hô ngập nước.
Nhưng tôi đã nhìn thấy những bức ảnh chụp từ trên không của nơi này do hải quân Philippines cung cấp. Chúng cho thấy việc cải tạo đất được Trung Quốc tiến hành từ tháng 1.
Hàng triệu tấn đất đá và cát đã được nạo vét từ đáy biển và bơm vào rạn san hô để hình thành một vùng đất mới.
Dọc theo bờ biển mới tôi có thể thấy các đội xây dựng đang xây một bức tường biển. Có những xe tải bơm xi măng, cần trục, những ống thép lớn và ánh đèn flash của đuốc hàn.
Trên đỉnh một lô cốt bê tông màu trắng có một binh lính đang đứng quan sát chúng tôi qua ống nhòm.
Tôi thuyết phục thuyền trưởng tiến lại gần hơn nữa nhưng phía Trung Quốc đã bắn pháo sáng cảnh báo lên trời.
Đảo nhân tạo Đá Gạc Ma
Sự xuất hiện của những hòn đảo mới xảy ra đột ngột và là động thái mới đáng kể trong cuộc tranh giành lãnh thổ kéo dài trên Biển Đông.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã hiện diện tại quần đảo Trường Sa cùng một số tiền đồn, nhiều lô cốt trên đỉnh các rạn san hô.
Bây giờ, Bắc Kinh lại đang tiến hành xây dựng những đảo mới trên 5 rạn san hô khác nhau.
Chúng tôi là những nhà báo phương Tây đầu tiên tận mắt chứng kiến cảnh xây dựng này và đã ghi lại hình ảnh về nó.
Trên 1 trong những hòn đảo mới, có lẽ là Đá Gạc Ma, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị để xây dựng một căn cứ không quân vưới đường băng đủ để chiến đấu cơ có thể cất và hạ cánh.
Các kế hoạch đã được công bố trên website của Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc được cho là những thiết kế đề xuất.
Các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền với những đảo tại Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia, tất cả đều kiểm soát các hòn đảo thực sự. Nhưng Trung Quốc là kẻ đến muộn và bỏ lỡ cơ hội sở hữu những hòn đảo thật.
Các đội xây dựng của Trung Quốc trên Đá Gạc Ma
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đã quyết định có những động thái mới để tái khẳng định yêu sách của mình bằng cách tạo ra những sự kiện mới trên mặt đất – một chỗi các căn cứ đảo và một tàu sân bay không thể chìm phải ở giữa Biển Đông.
Có rất nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông nhưng chỉ có Trung Quốc và Đài Loan là tuyên bố sở hữu tất cả.
Bắc Kinh không chỉ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà còn muốn chiếm toàn bộ bãi cạn Scarborough và quần đảo Hoàng Sa. Họ đã đánh dấu trên bản đồ riêng của mình bằng “đường – 9 -đoạn” khét tiếng có hình lưỡi kéo dài tới tận bờ biển của Philippines, Việt Nam và thậm chí là Borneo.
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc làm rất ít việc để thực thi tuyên bố mập mờ và có ảnh hưởng sâu rộng của mình. Nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi.
Trong năm 2012, Đảng cộng sản Trung Quốc đã phân loại lại Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi của quốc gia”, đặt nó bên cạnh cạnh các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó.
Theo Người Đưa Tin
Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý
Chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines.
Trung Quốc đổ đất cát đắp nền trái phép tại đá Gạc Ma hòng biến nó thành đảo nhân tạo, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Tờ Trung ương Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng Đài Loan ngày 21/6 dẫn lời chuyên gia quốc tế cho rằng, động thái Trung Quốc đang đảo hóa 5 trong 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, đồn trú trái phép từ năm 1988 đến nay, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên - PV) là có thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bởi không luật nào cho phép làm điều đó.
Trước đó tờ The New York Times dẫn nguồn tin từ Philippines cho thấy, họ có bằng chứng về việc Bắc Kinh đang vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng đến đá Gạc Ma để chuẩn bị biến nó thành đảo nổi (bất hợp pháp) cho người sinh sống đã khiến Việt Nam, Philippines đặc biệt quan ngại và phản đối, đồng thời Washington cũng phải cảnh giác.
Giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng sau khi đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa, Bắc Kinh sẽ đưa ra yêu sách đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, nhưng Bắc Kinh khó có thể thuyết phục được tòa án quốc tế, bởi đảo nhân tạo không có EEZ.
UNCLOS một mặt quy định rõ về vùng đặc quyền kinh tế, nhưng mặc khác cũng hạn chế việc xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, kết cấu vốn không có trên các đảo, bãi đá. Sự tồn tại của các kết cấu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc xác định vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Giáo sư Lawrence Juda chuyên về luật biển từ đại học tiểu bang Rhode Island cho biết, đảo nhân tạo không phù hợp với định nghĩa "đảo" trong UNCLOS, do đó không được hưởng các quy chế của đảo theo quy định của UNCLOS. Do đó việc Trung Quốc có đòi yêu sách vùng đặc quyền kinh tế đối với 6 bãi đá ở Trường Sa là "không hợp lý, và sẽ không được thừa nhận".
Trong khi đó chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines. Năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 600 triệu USD đắp đê, đổ đất xây dựng đảo nhân tạo ở đây.
Trung Quốc cho rằng, Okinotorishima không phù hợp với định nghĩa đảo trong UNCLOS nên không thể được hưởng quy chế về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS.
Theo Giáo Dục
Philippines tố Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Gạc Ma Ngày 14.5, Reuters dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành xây cất phi pháp trên Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (hành động này đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và các thỏa thuận...