Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết, nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai hoàn toàn bằng công nghệ trong nước.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân trả lời các phóng viên vào hôm nay rằng, chiếc tàu này được thiết kế tại Trung Quốc và đang được đóng tại phía đông bắc thành phố Đại Liên.
Ông Dương Vũ Quân cho biết, tàu sân bay được vận hành theo cách truyền thống và có trọng lượng 50.000 tấn.
Hiện nay, Trung Quốc vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, mua lại từ Ukraine và được tân trang lại. Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc được dùng để huấn luyện hạ cánh và cất cánh từ năm 2012.
Vào tháng 1 năm ngoái, tờ báo Hong Kong phiên bản online đưa tin rằng, một quan chức tỉnh Liêu Ninh đã công bố việc khởi công xây dựng một tàu sân bay mới tại cuộc họp của Đại hội nhân dân cấp tỉnh.
Video đang HOT
Tờ báo này cũng trích lời của quan chức trên cho biết, Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động ít nhất 4 tàu sân bay trong tương lai.
Theo NHK
Tham vọng của người Trung Quốc khi đóng tàu sân bay
Hãng Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Yang Yujun ngày 31/12 thừa nhận nước này đang đóng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Trung Quốc thừa nhận một nửa
Theo tuyên bố của Yang Yujun: "Tất cả mọi người đều biết đến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh. Các phòng ban liên quan đã nghiên cứu thiết kế của nó và áp dụng lên tàu sân bay thứ 2. Hiện tại các công việc thiết kế và chế tạo đã chính thức bắt đầu".
Ông Yang, tàu sân bay thứ 2 có trọng lượng giãn nước 50.000 tấn, có khả năng chứa các chiến đấu cơ J-15 và đường bay cất cánh kiểu nhảy cầu. Trả lời câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh có tiếp tục đóng tàu sân bay thứ 3 hay không, ông Yang cho biết, giới lãnh đạo sẽ nghiên cứu việc này trước khi đưa ra quyết định.
Được biết, đây là lần đầu tiên giới quân sự Trung Quốc chính thức thừa nhận việc nước này đang đóng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên. Tuy nhiên, theo tờ nguyệt san Quốc phòng Mỹ dẫn nguồn tin tình báo phương Tây cho rằng, Trung Quốc ít nhất đang chế tạo 2 tàu sân bay nội địa. Những tàu sân bay này sẽ là một phần trong quy hoạch tổng thể biến Trung Quốc từ "cường quốc lục địa" thành "cường quốc biển".
Nhà nghiên cứu Seth Cropsey thuộc Trung tâm nghiên cứu sức mạnh biển Mỹ của Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở ở Washington cho rằng, mặc dù tàu sân bay Trung Quốc hiện nay không thể sánh ngang với tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ, nhưng không có lý do gì nghi ngờ Trung Quốc có thể chế tạo "siêu tàu sân bay" trong tương lai gần.
Theo Doãn Trác - chuyên gia quân sự Trung Quốc đến nay khả năng chế tạo tàu sân bay của công nghiệp quốc phòng của nước này đã tăng lên rõ rệt, từ khôi phục một chiếc tàu sân bay cũ đến việc hoàn toàn có khả năng tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tàu sân bay cỡ lớn cho thấy, Trung Quốc không chỉ có khả năng chế tạo tàu sân bay cất cánh kiểu nhảy cầu, mà còn có thể chế tạo tàu sân bay cất cánh kiểu máy phóng.
Các loại máy bay của liên đội máy bay tương lai như máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng, máy bay chiến đấu tấn công hai chỗ ngồi, máy bay săn ngầm hải quân, máy bay tuần tra cũng đang được nghiên cứu chế tạo.
Hình ảnh Trung Quốc đang đóng tàu sân bay.
Theo hãng tin Reuters, báo chí và một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, trước năm 2020, Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay tự chế tạo, sử dụng thành công tàu sân bay Liêu Ninh lượng giãn nước vài chục nghìn tấn sẽ là bước đi dầu tiên để đạt mục tiêu trên.
Ngay từ năm 1998, Trung Quốc mua một chiếc tàu sân bay chưa hoàn thành chế tạo của Ukraine, sau nhiều năm cải tạo, đến năm 2012, Trung Quốc đặt lại tên cho chiếc tàu này là Liêu Ninh.
Tham vọng của Trung Quốc
The National Interest Mỹ ngày 19/12 bình luận, một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc chính là "chủ nghĩa dân tộc". Kế hoạch chế tạo tàu sân bay của họ có "nền tảng lòng dân" rất mạnh.
Trung Quốc muốn trở thành "nước lớn thế giới", không có tàu sân bay là điều "không thể tưởng tượng", chế tạo tàu sân bay là một "tất yếu lịch sử". Lịch sử Trung Quốc cận đại cũng là một nhân tố. Sở hữu tàu sân bay là hình ảnh thu nhỏ của bá quyền trên biển Mỹ, trong khi đó, thiếu tàu sân bay là điểm yếu lâu dài của Hải quân Trung Quốc.
Sự kiện Mỹ điều 2 tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương vào năm 1996 để đối phó với Trung Quốc ở eo biển Đài Loan đã gây chấn động, điều này khiến Trung Quốc nhớ lại tình cảnh của họ vào thế kỷ 19. Đối với người Trung Quốc, vị thế thống trị của tàu sân bay Mỹ làm nổi bật thế yếu của họ khi đối mặt với Hải quân Mỹ.
Chế tạo tàu sân bay có liên quan đến logic chiến lược tổng thể hoặc chiến lược biển của Trung Quốc. Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược lớn. Căn cứ vào chiến lược này, Hải quân Trung Quốc sẽ từng bước vươn ra Thái Bình Dương, mở rộng quyền kiểm soát biển của Trung Quốc theo từng giai đoạn.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được mua về từ Ukraine.
Giai đoạn thứ nhất là năm 2000 mở rộng phạm vi hoạt động biển gần ra chuỗi đảo thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là năm 2020 mở rộng phạm vi hoạt động tới chuỗi đảo thứ hai. Giai đoạn thứ ba là năm 2050 Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc biển mang tính toàn cầu.
Theo_Báo Đất Việt
Thủy thủ Mỹ lên thăm tàu sân bay Trung Quốc khi căng thẳng gia tăng Ngày 21-10, truyền thông Trung Quốc đưa tin, một nhóm sĩ quan hải quân Mỹ đã lên thăm chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh. Chuyến thăm diễn ra khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng liên quan đến việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Washington khẳng định rằng,...