Trung Quốc đang tự xây “bức tường cô lập” khổng lồ?
Mặc dù Trung Quốc không xây dựng một “bức tường tự cô lập”, nhưng chính sự trỗi dậy không an toàn của Trung Quốc ở châu Á đã đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với toàn khu vực.
Trang mạng The Diplomat cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gần đây đã có phát ngôn về các hành động của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang “dựng một bức tường lớn của sự tự cô lập” ở đó.
Không có gì là ngạc nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gần như ngay lập tức đã bác bỏ ý kiến của ông Carter bằng cách tố ngược rằng, tuyên bố như vậy là phản ánh tâm lý của một cuộc “chiến tranh lạnh”. Có hay không việc Bộ trưởng Ashton Carter và chính quyền Mỹ giữ tâm lý một “chiến tranh lạnh”?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Điều này đã gây ra những luồng ý kiến trái ngược nhau. Nhiều ý kiến nói rằng ông Carter đã đúng khi cho rằng, trước sự lo ngại của một số đồng minh của Mỹ và các nước đối tác trong khu vực về hành động của Trung Quốc, Mỹ cần phải có sự phân biệt giữa lời nói và hành động. Những khuyến cáo khác cũng nêu rõ, có sự nguy hiểm tiềm tàng ở đây, Mỹ có thể bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Trên thực tế, không có nước nào trong khu vực châu Á Thái Bình Dương muốn cô lập Trung Quốc. Ngay cả đối với Nhật Bản, đối thủ tiềm tàng nhất của Trung Quốc thì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với Trung Quốc cũng ràng buộc khiến Tokyo không thể cô lập hoàn toàn với Bắc Kinh. Nếu điều đó xảy ra sẽ làm tổn thương lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo một cuộc thăm dò của Pew Research vào năm 2015, hình ảnh của Trung Quốc trong số các nước láng giềng châu Á khá tích cực, đứng thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Ngay cả ở Philippines, 54% những người được hỏi cho rằng quan hệ với Trung Quốc là thuận lợi.
Điều này có thể giải thích vì sao Tổng thống mới đắc cử của Philippines, Rodrigo Duterte, muốn cải thiện quan hệ Trung Quốc-Philippines. Vậy, câu hỏi đặt ra, có phải Trung Quốc muốn tự cô lập? Tác giả Dingding Chen cho rằng, điều đó sẽ là không thể trong thời đại toàn cầu hóa.
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc là một trong những nước được hưởng lợi lớn nhất của toàn cầu hóa. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó trên toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ đặt ra những thách thức đối với Mỹ và các đồng minh ở châu Á. Cả hai bên cần phải duy trì sự bình tĩnh khi xem những thách thức của nhau, hiểu rằng sự hợp tác thực sự là tốt hơn so với xung đột.
Theo Danviet
Nga tự cô lập và gợi ý giúp châu Âu
Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga là một phần của châu Âu và có thể giúp EU có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Tự tin vị thế Nga
Ngày 26/5, phát biểu trước khi tới Hy Lạp, chuyến thăm đầu tiên tới một nước Liên minh châu Âu (EU) trong gần một năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói EU sẽ không thể có tầm ảnh hưởng toàn cầu nếu thiếu sự giúp đỡ của Nga.
Trong một bài báo đăng trên nhật báo "Kathimerin", ông Putin nhấn mạnh một vị thế xứng đáng của "lục địa già" trên thế giới sẽ chỉ có thể được bảo đảm bằng cách kết hợp năng lực của tất cả các quốc gia châu Âu, trong đó có Nga.
Nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi thành lập một liên minh năng lượng với châu Âu và nới lỏng quy định về cấp thị thực cho công dân Nga tới EU.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại Athens hôm 27/5
Phát biểu của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc gia hạn các lệnh trừng phạt chống Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 26/5 thông báo Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chưa có kế hoạch bãi bỏ các biện pháp cấm vận chống Nga. Phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại thành phố Ise-Shima (Nhật Bản), bà Merkel cho rằng còn quá sớm để xóa bỏ những biện pháp cấm vận nhằm vào Nga và G7 sẽ không thay đổi lập trường về vấn đề này.
Tuy nhiên, chính ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại cho biết EU đang đối mặt với những tranh luận khó khăn về việc gia hạn trừng phạt Nga, do vấp phải sự phản đối ngày càng lớn của một số quốc gia thành viên.
Ông Steinmeier cho rằng phương Tây cần phải đối thoại với Nga nhằm tái thiết lập niềm tin đã mất và để giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Syria và Libya.
Cảnh sát Hy Lạp đứng bên cạnh quốc kỳ Nga, Hy Lạp và cờ EU tại Athens ngày 27/5
Ngoại trưởng Steinmeier, phát biểu trong chuyến công du tới các nước Baltic, nhấn mạnh: "Chúng tôi ý thức được rằng sự phản đối trong EU về việc gia hạn trừng phạt Nga đang gia tăng. Việc tìm kiếm một tiếng nói chung trong vấn đề này đã trở nên khó khăn hơn hồi năm ngoái".
Dù không nêu cụ thể các nước EU phản đối việc tiếp tục trừng phạt, song ông Steinmeier cho biết Italy và Hungary là những nước hoài nghi nhất với các biện pháp trừng phạt, trong khi Ba Lan và các nước Baltic vẫn muốn tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này.
Ông Steinmeier cho biết Berlin sẽ nỗ lực tìm kiếm một mặt trận thống nhất chung trong EU về vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt sẽ gắn chặt với việc thực thi thỏa thuận hoà bình Minsk về vấn đề Ukraine.
Theo Baodatviet
Hàn Quốc cảnh báo thắt chặt trừng phạt và cô lập Triều Tiên Bà Park Geun-hye cảnh báo, nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp mạnh hơn và bị cô lập. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cảnh báo Triều Tiên sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn nếu họ có các hành động mang tính khiêu khích. Tổng...