Trung Quốc đang tự hạ thấp uy tín quốc tế của mình
Nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng người Ấn Độ Udit Dobhal hôm 8-8 nhận định, Trung Quốc đã “tự bắn vào chính chân mình” khi ngang nhiên phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) ở La Hay (Hà Lan) về Biển Đông.
Thái độ này của Bắc Kinh đã không chỉ chọc tức các quốc gia láng giềng ở Biển Đông, mà còn đối với toàn thế giới. Điều này khiến uy tín quốc tế của Trung Quốc bị đe dọa.
Phán quyết của PCA là một phán quyết lịch sử, sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của Biển Đông và các vùng biển khác trên toàn cầu. Hành động và sự tuyên truyền của Trung Quốc, trong đó có tuyên bố gây ngạc nhiên là hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, đã vấp phải thất bại nặng nề.
Phán quyết của PCA chắc chắn là một cú giáng mạnh vào uy tín và vị thế của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Chuyên gia nghiên cứu có uy tín ở Ấn Độ Pinak Ranjan Chakravarty nhận xét rằng, phản ứng của Trung Quốc là đầy hăm dọa và là phản ứng của một đất nước đã bị mất mặt quá nhiều, một thực tế mà Trung Quốc phải xem xét rất nghiêm túc.
Các quan chức Trung Quốc đã chỉ trích và cáo buộc 5 thẩm phán của PCA, những người đưa ra phán quyết này, nhận hối lộ. Tuy nhiên, rất rõ ràng là Trung Quốc không thể trách được ai mà phải tự trách mình dù nước này đã cố đổ lỗi cho Mỹ và Nhật Bản kích động các nước phản đối tuyên bố chủ quyền trên biển của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, những cáo buộc của Bắc Kinh rằng, Washington và Tokyo đã xúi giục Philippines đưa vụ kiện lên PCA là làm xấu hổ Trung Quốc có thể không bao giờ được chứng minh và không thể là một cơ sở cho các hoạt động bất hợp pháp của nước này ở Biển Đông. Ngoài ra, nếu Trung Quốc cho rằng, giống như các cường quốc khác, các toà án quốc tế là chỉ dành cho các nước nhỏ và yếu thì lúc đó, nước này sẽ làm vấn đề tồi tệ thêm.
Hình ảnh máy bay do thám Mỹ chụp được cho thấy Trung Quốc đang tăng cường bồi đắp trái phép ở Biển Đông. (Ảnh: WSJ)
Giờ đây, Trung Quốc phải lo ngại về uy tín quốc tế của mình nếu nước này trắng trợn từ chối làm bất cứ điều gì và vẫn cứng nhắc trong cách tiếp cận đối với các tranh chấp trên biển. Bắc Kinh không thể mong muốn có một vai trò lãnh đạo có trách nhiệm nếu từ chối thương lượng. Các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ cảnh giác hơn về các ý đồ của nước này và sự mất lòng tin sẽ trở nên sâu sắc.
Một quan điểm phổ biến về tính hiệu quả của phán quyết PCA là mặc dù nó mang tính ràng buộc nhưng lại khó có thể thi hành, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn đang lớn tiếng bác bỏ phán quyết. Tuy nhiên, tính hợp pháp của phán quyết này là luật pháp quốc tế và sự liên kết của nó với các lợi ích chiến lược của một số chủ thể chủ chốt trong khu vực sẽ tạo ra các cơ chế để thực thi. Những cơ chế này có thể có ba dạng chính: Sức ép ngoại giao, các biện pháp trừng phạt kinh tế, đối trọng chính trị và quân sự.
Video đang HOT
Chắc chắn, sức ép ngoại giao không đủ để thay đổi hành vi của Trung Quốc. Và biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc là không khả thi và khó có thể áp dụng trên thực tế. Trung Quốc đã thay Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) làm đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước ở châu Á.
Không có quốc gia nào sẵn sàng ngừng giao dịch với đối tác thương mại hàng đầu của mình. Nhưng ít nhất thì cũng rõ ràng rằng, các triển vọng về một đối trọng mạnh mẽ với Trung Quốc giờ đây có thể thấy rõ hơn nhiều. Một liên minh quốc tế thực thi luật pháp quốc tế có thể xuất xuất hiện nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi quyền lịch sử trong cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” và phớt lờ phán quyết của PCA.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Udit Dobhal chỉ ra rằng, Trung Quốc có thể biết rằng sẽ không thể tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông vì nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đội quân Mỹ, Nhật Bản và có thể là cả Ấn Độ, bên cạnh đó là các quốc gia khác như Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia.
Theo Công An Nhân Dân
Biển Đông: Luận điệu phi lý của Trung Quốc bị 'đập tan' thế nào?
Bài viết này chỉ ra sự phi lý trong những quan điểm của TQ và các học giả thân TQ phản đối Toà Trọng tài.
Kể từ khi Tòa Trọng tài phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982 (sau đây gọi là "Tòa Trọng tài") chính thức được thành lập[1] theo đơn kiện của Philippines, cho đến khi ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016, TQ không dưới 5 lần tuyên bố bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài và hiệu lực pháp lý của các phán quyết.
Bài viết này thảo luận những quan điểm của TQ và các học giả thân TQ phản đối phiên Toà; và chỉ ra tại sao những quan điểm này đều không có cơ sở trong UNCLOS nói riêng, luật pháp quốc tế nói chung.
Lập luận 1: Ngoại lệ về quyền lịch sử
Philippines yêu cầu Tòa Trọng tài ra phán quyết về giá trị pháp lý của Đường 9 đoạn và quyền lịch sử của TQ tại Biển Đông[2]. TQ cho rằng yêu cầu này liên quan trực tiếp đến quyền lịch sử của nước này tại Biển Đông, nằm trong ngoại lệ được nêu tại Công ước Luật Biển 1982 (sau đây gọi là "UNCLOS"). Do đó, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề được Philippines nêu trong đơn kiện.
Tại Phán quyết về thẩm quyền ngày 29/10/2015, Tòa Trọng tài đã bảo lưu, chưa đưa ra quyết định về thẩm quyền của Tòa đối với 2 điểm này[3]. Đến ngày 12/7/2016, trong Phán quyết cuối cùng, Tòa Trọng tài không những tuyên bố có thẩm quyền xem xét vấn đề này mà còn bác bỏ toàn bộ yêu sách về quyền lịch sử của TQ tại Biển Đông, khẳng định sự vô giá trị về mặt pháp lý của Đường 9 đoạn[4].
Trung Quốc liên tục phủ nhận Tòa Trọng tài. Ảnh: Pca-cpa.org
Theo Tòa Trọng tài, ngoại lệ được quy định tại Điều 298 của UNCLOS nhằm loại trừ thẩm quyền của Tòa đối với các tranh chấp liên quan đến "vịnh lịch sử" hay "danh nghĩa lịch sử", và yêu cầu của Philippines không nằm trong phạm vi của ngoại lệ này.
Thứ nhất, Biển Đông không phải là một vịnh dù là về mặt địa lý hay pháp lý[5]. Thứ hai, từ những hành vi của TQ tại Biển Đông (như ban hành lệnh cấm đánh cá, phân lô khai thác dầu khí và những tuyên bố tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không), Toà kết luận bản chất yêu sách Đường 9 đoạn của TQ tại Biển Đông là quyền lịch sử đối với tài nguyên khoáng sản tại đây[6].
Khái niệm "quyền lịch sử" không đồng nghĩa với "danh nghĩa lịch sử" được quy định tại Điều 298. Danh nghĩa lịch sử gắn liền với chủ quyền của một quốc gia đối với những vùng biển nhất định trong suốt một thời gian dài và phải được thể hiện qua sự kiểm soát độc quyền của quốc gia đó. Bên cạnh đó, Tòa Trọng tài cũng nhấn mạnh việc tuyên bố danh nghĩa lịch sử của các quốc gia phải không bị phản đối từ các quốc gia khác.
Do vậy, từ các hành vi của TQ tại Biển Đông, Toà kết luận yêu sách của TQ thông qua đường 9 đoạn chỉ được xem là tuyên bố về quyền lịch sử và không thể xem là TQ tuyên bố danh nghĩa lịch sử tại đây. Vì vậy, yêu sách này của TQ không phải là một ngoại lệ được quy định tại Điều 298 của UNCLOS[7].
Đi vào vấn đề nội dung về giá trị pháp lý của tuyên bố về quyền lịch sử thông qua yêu sách Đường 9 đoạn, Tòa nhận thấy quyền lịch sử về khai thác tài nguyên sinh vật và khoáng sản đã được nêu ra trong quá trình xây dựng UNCLOS.
Vì vậy, tuy khái niệm "quyền lịch sử" tồn tại trong luật biển quốc tế, nhưng khi trở thành thành viên của UNCLOS, các quốc gia đã từ bỏ quyền lịch sử đối với các vùng biển để chấp nhận các quyền của quốc gia ven biển đối với tài nguyên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa được thiết lập theo quy định của Công ước.
Đồng thời, Tòa cũng phân tích các quy định của UNCLOS về quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển tại EEZ và thềm lục địa và khẳng định các quyền này không đồng nghĩa với khái niệm "quyền lịch sử" hình thành từ trước khi Công ước có hiệu lực[9].
Trên cơ sở đó, Tòa khẳng định UNCLOS chỉ cho phép các quốc gia thành viên có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với tài nguyên nằm trong EEZ và thềm lục địa của mình. Do đó, cái gọi là "quyền lịch sử" mà TQ tuyên bố là hoàntoàn không phù hợp với UNCLOS. Từ đó, Tòa khẳng định yêu sách Đường 9 đoạn của TQ tại Biển Đông hoàn toàn không có giá trị pháp lý[10].
Lập luận 2: TQ có ngoại lệ về chủ quyền đối với các thực thể tại Trường Sa
Trong đơn kiện gửi đến Tòa Trọng tài, Philippines yêu cầu Tòa làm rõ bản chất pháp lý của tám thực thể tại quần đảo Trường Sa là đảo, đá hay những thực thể lúc nổi lúc chìm. Theo TQ, vấn đề này liên quan đến việc xác định chủ quyền đối với các thực thể và liên quan đến việc phân định các vùng biển tại khu vực Trường Sa.
Ảnh chụp từ vệ tinh về hiện trạng bãi Đá Chữ Thập ở Trường Sa. Nguồn: Guardian/ VietnamPlus
TQ cho rằng theo quy định của UNCLOS, Tòa không có thẩm quyền giải quyết cả hai vấn đề này. Tuy nhiên, trong Phán quyết về thẩm quyền, Tòa Trọng tài đã khẳng định một tranh chấp có thể bao gồm nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, việc một hoặc một số vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của Tòa, không làm mất đi thẩm quyền của Tòa đối với các vấn đề còn lại[11]. Quan điểm này đã nhiều lần được các Tòa án quốc tế khẳng định trong các án lệ trước đây[12].
Vì việc xác định bản chất pháp lý của các thực thể tại Trường Sa chính là giải thích và áp dụng các điều 13 và điều 121 của UNCLOS nên Tòa Trọng tài hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.
Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài đã có quyết định cực kỳ quan trọng về bản chất pháp lý của không chỉ với tám thực thể Philippines yêu cầu. Theo đó, sau khi xem xét các bằng chứng xác thực và đáng tin cậy nhất về địa lý, địa chất và địa mạo, Tòa đã khẳng định không một thực thể nào tại Trường Sa hội đủ các yếu tố để được coi là "đảo" theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS[13].
Kết luận này của Tòa đồng nghĩa với việc khẳng định không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Từ đó, gián tiếp loại bỏ yêu sách chủ quyền của TQ tại các thực thể mà Philippines nêu trong hồ sơ kiện.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc "tự bắn vào chân" khi bỏ qua phán quyết về Biển Đông Ngày 8/8, mạng tin quốc phòng Ấn Độ (IDN) đăng bài viết của tác giả Udit Dobhal - nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng, trong đó cho rằng Trung Quốc đã "tự bắn vào chân" khi bỏ qua phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) về Biển Đông. Theo ông Dobhal, Trung Quốc nổi lên là một cường...