Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này đã và đang tự chuốc lấy thất bại.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift
Theo tân chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, “bức trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang kiến tạo ở Biển Đông đã thúc đẩy các quốc gia Đông Á – Thái Bình Dương, từ Australia cho tới Nhật Bản tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ của mình, cũng như tìm kiếm sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Mỹ.
Trước đó, người tiền nhiệm của ông Swift, Đô đốc Harry Haris, đương kim Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đã từng lên tiếng báo động về “Vạn lý trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông.
Phát biểu bên lề Đối thoại lãnh đạo Mỹ – Australia, Đô đốc Swift cho rằng, việc quân đội Mỹ có thêm cơ sở quân sự mới ở Thái Bình Dương là không cần thiết và tốn kém, bởi nhiều quốc gia trong khu vực đang sẵn sàng mở cửa các cơ sở căn cứ của họ cho tàu Mỹ. Để dẫn chứng, ông cho hay, Australia đã quyết định xây dựng chương trình quân sự Air Warfare Destroyers (tuần dương hạm không chiến) mới ở Adelaide và tiếp tục phát triển một hạm đội tàu ngầm mới.
Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ là hạm đội hải quân lớn nhất và mạnh hơn bất kỳ lực lượng hải quân quốc gia nào bên ngoài nước Mỹ, với 5 nhóm tàu sân bay, 200 tàu và tàu ngầm, 2.000 máy bay cùng 250.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến. Hạm đội này hiện đang sở hữu khoảng một nửa toàn bộ tài sản của của hải quân Mỹ và sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội vẫn cho rằng, cho dù toàn bộ Hải quân Mỹ đóng quân ở biển Hoa Đông và Biển Đông thì sẽ vẫn là chưa đủ đối với nhu cầu của các nước trong khu vực, cũng như kỳ vọng của họ vào chính sách “tái cân bằng” của chính quyền Tổng thống Obama.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Đô đốc Swift cũng cho hay, theo thông tin riêng của ông, mạng lưới tình báo rộng lớn của Mỹ đã ghi nhận hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo của Trung Quốc đã diễn ra với tốc độ chậm lại, nhưng Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mới được tạo ra đó.
Sự chuyển hướng này, theo ông Swift, có thể là một phản ứng của Trung Quốc trước sự lên án của khu vực và quốc tế, hoặc chỉ đơn thuần là một chiến thuật hòa hoãn của Bắc Kinh trước chuyến thăm Mỹ diễn ra vào tháng 9 tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những phát biểu của Đô đốc Scott Swift đưa ra trong bối cảnh các hành động khiêu khích và hành vi xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây quan ngại sâu sắc trong các nước láng giềng của Bắc Kinh, cũng như cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 bế mạc tại Kuala Lumpur, Malaysia 2 ngày trước đã phá vỡ sự dè dặt ngoại giao thường thấy của khối để cảnh báo về “nguy cơ xói mòn lòng tin và tin cậy” ở Biển Đông, do các hành vi tôn tạo, bồi đắp, thay đổi hiện trạng ở vùng biển này.
Cũng tại các sự kiện của ASEAN trong dịp này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công khai tố cáo Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh luôn miệng đảm bảo rằng các hoạt động hợp pháp này sẽ không bị cản trở.
Trước sự chỉ trích gay gắt của quốc tế, Trung Quốc đã tố ngược rằng Mỹ đang “quân sự hóa” Biển Đông và cố gắng “gây mất đoàn kết” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Đô đốc Mỹ: 'Mỹ đã sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ trên Biển Đông'
Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng cho mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông, theo AP ngày 17.7.
Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông - Ảnh: AFP
Ông Scott Swift, người vừa nắm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hồi tháng 5, cho biết Hải quân Mỹ có thể điều động nhiều hơn 4 tàu chiến như đã cam kết đến Biển Đông. Ngoài ra ông cũng tiết lộ mình rất quan tâm đến những cuộc tập trận hằng năm của Hải quân Mỹ với quân đội các nước đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, nhằm tạo thành một mũi khoan đa quốc gia.
Tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian qua, khi Trung Quốc thực hiện việc xây đắp phi pháp các đảo nhân tạo khiến các nước xung quanh phản đối.
Động thái trả lời của ông Swift cũng nhằm mục đích khẳng định Hạm đội Thái Bình Dương vẫn hiện diện với sự chuẩn bị đầy đủ, trong bối cảnh nhiều nghi ngờ được tạo ra, gây bất an cho an ninh khu vực.
"Lý do mà người dân tiếp tục hỏi về sự cam kết lâu dài và ý định của Hạm đội Thái Bình Dương đã phản ánh thực trạng lo lắng, không chắc chắn đang xảy ra trong khu vực hiện nay", AP dẫn lời ông Swift.
"Kể cả khi mang toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ đổ vào khu vực này, tôi nghĩ rằng mọi người vẫn sẽ hỏi liệu chúng tôi có thể mang thêm nhiều lực lượng hơn đến đây không", ông nói tiếp.
Ông Swift nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động để đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp và những nơi khác.
Ông Swift đồng thời gợi nhớ lại phản ứng lớn của quân đội Mỹ trong lần giúp đỡ Philippines sau sự tàn phá của bão Hải Yến vào năm 2013, như một minh chứng về cam kết của Mỹ trong việc giúp một đồng minh gặp khó khăn.
Tàu sân bay USS George Washington cùng các tàu khu trục và tuần dương hạm thuộc Hạm đội 7 Mỹ đang di chuyển qua vùng biển Timor ngày 6.7.2015. Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là hạm đội lớn nhất thế giới - Ảnh: Hải quân Mỹ
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là hạm đội lớn nhất thế giới với hơn 200 tàu chiến và tàu ngầm, hơn 1.000 máy bay cùng khoảng 140.000 binh lính. Tuy nhiên ông Swift cũng cho hay khu vực trách nhiệm của ông là quá lớn, chiếm gần một nửa diện tích trái đất và hơn một nửa dân số toàn cầu. "Chúng tôi không thể có mặt mọi nơi cùng lúc", ông Swift thừa nhận.
Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc dự định làm gì với những hòn đảo nhân tạo xây trái phép, nhưng ông Swift cho biết đây rõ ràng là những khu vực vẫn còn đang tranh chấp. Do vậy điều này sẽ không cản trở hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực tranh chấp. "Tôi không cảm thấy có sự thay đổi từ góc độ quân sự nào tác động đến bất kỳ hoạt động mà Hạm đội Thái Bình Dương đang thực thi", đô đốc Swift tuyên bố.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Đô đốc Mỹ nói gì sau khi bay giám sát biển Đông? Ngày 18-7 vừa qua, đô đốc Mỹ Scott Swift đã tham gia một chuyến bay giám sát trên Biển Đông. Theo hãng tin Reuters, ông khẳng định đây là chuyến bay mang tính "thường kì" và nhấn mạnh lập trường của Mỹ ủng hộ quyền tự do di chuyển trong khu vực. Trả lời tại buổi họp báo ở Seoul ngày 20-7, chỉ...