Trung Quốc đang trở thành cường quốc biển ở Đại Tây Dương
Hải quân Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện ở nam Đại Tây Dương có thể buộc Mỹ phải điều chỉnh việc triển khai lực lượng ở tây Thái Bình Dương để đối phó.
Theo báo cáo trên một tạp chí an ninh, Trung Quốc đang trở thành cường quốc hải quân ở Đại Tây Dương, đẩy mạnh đầu tư để bảo vệ lợi ích của họ ở nam Đại Tây Dương và chống lại ảnh hưởng từ Mỹ, South China Morning Post cho biết.
Đánh giá trên được viết bởi Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ ở Rhode Island, cho biết sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ( PLAN) ở nam Đại Tây Dương đã tăng kể từ năm 2014.
Bắc Kinh đã mở rộng hoạt động chống cướp biển, tàu chiến của họ thường xuyên đến thăm các cảng cho các hoạt động đào tạo và thành lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi, gần Vịnh Aden, Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư.
“Trước đây hải quân Trung Quốc chỉ giới hạn ở các chuyến thăm cảng và tập trận chung mang tính biểu tượng, hoạt động của hải quân Trung Quốc ở nam Đại Tây Dương hiện nay đã bao gồm các đợt huấn luyện độc lập”, báo cáo cho biết.
Báo cáo được công bố trên tạp chí của Viện dịch vụ Hoàng gia Anh, một tổ chức tư vấn quốc phòng và an ninh cho quân đội Anh, đã cho thấy những nỗ lực ban đầu để phát triển thành thạo môi trường chiến đấu đại dương tại các khu vực trọng yếu ở nam Đại Tây Dương.
Mục tiêu cảng Cape Town
Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc đã trở nên tinh vi hơn, với các nhiệm vụ mở rộng. Báo cáo trích dẫn việc lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc đã dành 24 ngày ở Đại Tây Dương, trước khi thăm cảng Cape Town, Nam Phi, vào năm 2017.
Ví dụ khác là lực lượng đặc nhiệm hải quân Trung Quốc đã dành 13 ngày để di chuyển từ cảng Douala ở Cameroon đến Cape Town, Nam Phi, lâu hơn nhiều so với một chuyến đi thông thường.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ Jinggangshan, Type-071 rời cảng Quảng Đông, Trung Quốc, trong nhiệm vụ đến cảng Doraleh ở Djibouti. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Trong các chuyến đi như thế, hải quân Trung Quốc đã huấn luyện, tập trận và mô phỏng tấn công tên lửa. Tàu nghiên cứu đại dương cũng là một phần của sự hiện diện. Dữ liệu khoa học thu thập được có thể chia sẻ với quân đội để dùng chung, báo cáo cho biết.
Sau khi phân tích những lần cập cảng của tàu chiến hải quân Trung Quốc ở Tây Phi, Martinson nhận thấy Cape Town, Nam Phi, là điểm dừng chân ưa thích của lực lượng này. Các tàu chiến của họ đã cập cảng Cape Town ít nhất 6 lần trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2018.
Báo cáo cho biết hoạt động tăng lên của hải quân Trung Quốc là một phần trong nỗ lực bảo vệ lợi ích nước ngoài của Bắc Kinh. Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2017, trong số 5 quốc gia có đầu tư trực tiếp lớn nhất từ Trung Quốc, 4 quốc gia Nam Phi, Congo, Nigeria và Angola tiếp giáp với nam Đại Tây Dương.
Việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện ở nam Đại Tây Dương phản ánh sự thay đổi trong chiến lược của Trung Quốc đối với cuộc cạnh tranh quyền lực lớn ở Đông Á. Hoạt động triển khai sức mạnh vượt ra ngoài khu vực Đông Á phản ánh sự kết hợp chiến lược “bên ngoài” đối với chiến lược tổng thể, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Hải quân Mỹ.
Bằng cách triển khai năng lực hải quân mạnh mẽ ở bên ngoài, theo logic, Trung Quốc có thể buộc Mỹ phải điều chỉnh sự phân bố lực lượng, chuyển khí tài trên không và trên biển ở tây Thái Bình Dương để giải quyết các mối đe dọa từ Trung Quốc ở nơi khác, báo cáo cho biết.
Sự mở rộng ở nam Đại Tây Dương diễn ra khi Trung Quốc đã có sự hiện diện lớn hơn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. PLAN thường xuyên tiến hành các hoạt động huấn luyện vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo ngăn cách các vùng biển Trung Quốc với tây Thái Bình Dương từ năm 2007. Bắc Kinh cũng mở rộng hoạt động vào Ấn Độ Dương từ cuối năm 2008.
Phấn đấu theo kịp hải quân Mỹ
Charlie Lyons Jones, nhà nghiên cứu từ chương trình chiến lược và quốc phòng, Viện Chính sách chiến lược Australia, cho biết các hoạt động của PLAN ở nam Đại Tây Dương cho thấy Trung Quốc đang cố gắng đạt được kinh nghiệm và khả năng cần thiết để duy trì lực lượng hải quân nước xanh như hải quân Mỹ.
Sĩ quan và thủy thủ trên một tàu khu trục mang tên lửa điều khiển của Trung Quốc vẫy tay chào khi tàu rời cảng Doraleh ở Djibouti. Ảnh: RT.
Tuy vậy, dù Trung Quốc có căn cứ quân sự ở Djibouti, PLAN có thể thiếu cơ sở hạ tầng và hậu cần thiết yếu để hoạt động thành công ở nam Đại Tây Dương, trong cuộc xung đột cường độ cao với đối thủ mạnh như Hải quân Mỹ, ông Jones nhận xét.
Khả năng phòng không hạm đội, tác chiến chống ngầm và hậu cần phù hợp với hoạt động tác chiến mặt nước có thể là lỗ hổng cho tham vọng của Trung Quốc ở nam Đại Tây Dương. Đây là những vấn đề mà có thể Trung Quốc đang cố gắng giải quyết.
Bắc Kinh ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của sức mạnh trên biển, khi nước này tiếp tục phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế. Trong Sách trắng quốc phòng được phát hành vào tháng trước, Bắc Kinh đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sẵn sàng chiến đấu và tăng cường huấn luyện chiến đấu thực tế, nhằm thích nghi với khả năng xảy ra chiến tranh ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương.
Theo news.zing.vn
Campuchia bác tin cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream
Campuchia khẳng định không cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream như một số trang báo của nước ngoài đồn thổi.
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia - Ảnh KHMER TIMES.
Truyền thông Mỹ đưa tin, giữa những tin đồn cho rằng Campuchia đã đồng ý cho Trung Quốc tiếp cận độc quyền căn cứ hải quân tại tỉnh Preah Sihanouk, giới chức Campuchia đã lên tiếng bác bỏ chuyện họ đã ký một mật ước cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream.
Chính quyền Campuchia nhấn mạnh rằng nước này sẽ không cho phép Bắc Kinh dùng căn cứ này trong bất cứ khả năng nào.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một quan chức cao cấp của quân đội Mỹ nói Hoa Kỳ có tin tức cho thấy Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng những cơ sở trong căn cứ vừa kể vào năm tới 2020.
Trước đó, tờ Wall Street Journal ngày 22/7 đưa tin rằng Campuchia đã ký một mật ước với Trung Quốc đầu mùa xuân năm nay cho Trung Quốc độc quyền tiếp cận một phần căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Thái Lan, không xa phi trường quốc tế Dara Sakor hiện đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Một số viên chức Mỹ tin là một thỏa thuận như thế sẽ cho phép Trung Quốc có cơ sở hải quân đầu tiên tại Đông Nam Á và một tiền đồn thứ hai mà Lầu Năm Góc xem như là nỗ lực của Bắc Kinh có được một mạng lưới toàn cầu các căn cứ quân sự.
Mối lo ngại của Mỹ càng gia tăng khi Trung Quốc đã thiết lập được một căn cứ hậu cần ở Djibouti vùng Sừng châu Phi.
Hoa Kỳ quan ngại rằng một tiền đồn tại Campuchia sẽ cho phép Trung Quốc củng cố thêm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Campuchia giữa lúc Bắc Kinh tìm cách gia tăng vị thế của mình và thách thức Hoa Kỳ về sự hiện diện lâu dài tại khu vực.
Hòa Bình
Trung Quốc tăng tốc đóng tàu đổ bộ chở trực thăng? Những hình ảnh xuất hiện trên mạng cho thấy công trình đóng chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng đầu tiên của Trung Quốc đang diễn ra nhanh chóng và giới chuyên gia dự đoán tàu có thể được hạ thủy trong vài tháng tới. Một tàu đổ bộ thuộc lớp Type 071 của Trung Quốc Chụp màn hình SCMP Theo...