Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu việc xin gia nhập hiệp định CPTPP
Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi với các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về vấn đề gia nhập hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 4/2 đưa tin.
Lễ ký Hiệp định CPTPP năm 2018. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết ở thời điểm này, Bắc Kinh đang tiến hành nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến gia nhập CPTPP.
Ông Gao Feng đưa ra thông tin trên sau khi nhận được câu hỏi từ báo giới về thời điểm Trung Quốc đăng ký trở thành thành viên CPTPP. Trước đó, ngày 1/2, Anh đã chính thức xin gia nhập CPTPP.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh nước này cân nhắc gia nhập CPTPP để xúc tiến hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa về kinh tế phù hợp với các điều kiện để thúc đẩy mô hình phát triển mới.
Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc thường niên vào tháng 12/2020, Bắc Kinh đã đề cập đến tính cấp thiết của việc cân nhắc trở thành thành viên CPTPP trong nỗ lực đạt tiến bộ với cải cách và khai thông trên mọi lĩnh vực.
Video đang HOT
Có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, CPTPP là thỏa thuận thương mại giữa 11 quốc gia trong đó có Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Chile, Việt Nam và Mexico. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 11 nước thành viên CPTPP chiếm tới 13% nền kinh tế thế giới.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nhận định của giáo sư Tu Xinquan tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh nhận xét việc gia nhập CPTPP có thể coi là động thái mang tính chiến lược của Trung Quốc, vì vậy động thái đó sẽ sớm diễn ra.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Chen Long tại công ty Gavekal Dragonomics (Trung Quốc) đánh giá việc gia nhập CPTPP không phải là dễ dàng với Bắc Kinh. Ông Chen Long cho rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đàm phán căng thẳng về chính sách liên quan tới tài sản sở hữu trí tuệ gây tranh cãi của quốc gia này.
Mỹ phát triển vaccine đối phó biến chủng nCoV mới
Công ty Mỹ Novavax phát triển vaccine Covid-19 có hiệu quả 89,3% trong thử nghiệm Giai đoạn Ba tại Anh, nhưng tỷ lệ thấp hơn với biến chủng Nam Phi.
Loại vaccine NVV-CoV2373 hai mũi tiêm của Novavax cũng có hiệu quả cao với biến chủng nCoV mới được phát hiện ở Anh. Tuy nhiên, nó cung cấp khả năng bảo vệ thấp hơn đáng kể trước biến chủng phát hiện ở Nam Phi, loại đang lây lan nhanh chóng khắp thế giới.
Vaccine Covid-19 của công ty công nghệ sinh học Mỹ Novavax. Ảnh: Reuters
Novavax cho hay bắt đầu nghiên cứu vaccine chống lại các chủng virus mới từ đầu tháng 1 và dự kiến chọn ra những loại tiềm năng trong vài ngày tới để thử nghiệm lâm sàng vào quý II năm nay.
"Vaccine NVV-CoV2373 có nhiều tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng toàn cầu này", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Stanley Erck nói. "Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc với các đối tác, phòng thí nghiệm, thanh tra và cơ quan quản lý khắp thế giới để sớm lưu hành vaccine".
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ca ngợi kết quả nghiên cứu mà Novavax đạt được là "tin tốt".
"Cơ quan quản lý dược phẩm của Anh sẽ đánh giá loại vaccine sẽ được sản xuất ở Teesside này. Nếu được phê duyệt, chúng ta sẽ có 60 triệu liều đặt hàng", ông nói thêm.
Vaccine của Novavax là một trong 6 loại được Chiến dịch Thần tốc, một dự án nghiên cứu và phân phối vaccine của chính phủ Mỹ, hậu thuẫn. Nó cũng đang được thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ và Mexico với quy mô 16.000 tình nguyện viên tham gia.
Không giống vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca, loại đưa vật liệu di truyền tế bào vào cơ thể để tạo protein của virus, vaccine Novavax tiêm trực tiếp protein của virus vào cơ thể nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Thử nghiệm lâm sàng ở Anh được tiến hành trên 15.000 người trong độ tuổi 18 đến 84, trong đó 27% trên 65 tuổi. Phân tích sơ bộ được thực hiện với 62 trường hợp, bao gồm 56 ca Covid-19 ở nhóm dùng giả dược và 6 ca đã tiêm NVX-CoV2373, cho thấy biến chủng B.1.1.7 được phát hiện ở Anh xuất hiện trong hơn 50% số ca Covid-19.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine trên chủng nCoV gốc là 95,6% và trên chủng B.1.1.7 là 85,6%. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của vaccine thấp hơn trong một thử nghiệm nhỏ hơn đang được tiến hành ở Nam Phi, nơi cũng phát hiện chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh.
Nghiên cứu ở Nam Phi mới được tiến hành trên 4.400 bệnh nhân từ tháng 9/2020 tới giữa tháng 1 năm nay. Trong thời gian này, biến chủng B.1.351 chứa các đột biến quan trọng trên protein gai của virus đã lây lan nhanh chóng khắp Nam Phi.
Nghiên cứu cho thấy vaccine của Novavax đạt hiệu quả 49,4% trong thử nghiệm ở Nam Phi, nhưng tăng lên 60% trong nhóm thử nghiệm âm tính với HIV, vốn chiếm 94% số người tham gia. Đáng lo ngại là khoảng một phần ba số người tham gia thử nghiệm từng nhiễm virus chủng gốc, sau đó tiếp tục nhiễm biến chủng mới.
Đây là những nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiệu quả của vaccine Covid-19 đối với biến chủng ở Anh và Nam Phi trên thực tế. Pfizer và Moderna cho hay vaccine của họ hiệu quả trước hai biến chủng, nhưng mới được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Mỹ hôm 28/1 thông báo phát hiện hai ca nhiễm biến chủng B.1.351 đầu tiên, dẫn tới lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng tới tốc độ khống chế ca nhiễm của nước này. Tuyên bố của Novavax cũng gây áp lực lên một nhà sản xuất vaccine khác là Johnson & Johnson, công ty dự kiến công bố kết quả thử nghiệm Giai đoạn Ba vào tuần tới.
Châu Âu cảnh báo Iran về kế hoạch sử dụng nhiên liệu urani Ngày 16/1, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã cảnh báo Iran về việc nước này dự định sử dụng nhiên liệu sản xuất từ urani cho một lò phản ứng phục vụ nghiên cứu và phát triển. Kỹ thuật viên làm việc bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các nước...