Trung Quốc đang tích trữ bao nhiêu dầu?
Một trong những bí ẩn ở thị trường dầu thô hiện nay là Trung Quốc đang tích trữ bao nhiêu dầu, có đúng với công bố hay không và nhằm mục đích gì.
Ở một xưởng lọc dầu của Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Theo thông tin chính thức do Tân Hoa Xã công bố ngày 2-9 vừa qua, Cục thống kê quốc gia của Trung Quốc cho biết nước này có 31,97 triệu tấn dầu dự trữ quốc gia vào đầu năm 2016.
Số dầu này đang trữ tại tám cơ sở chiến lược ở Zhoushan, Zhenhai, Dalian, Huangdao, Dushanzi, Lanzhou và Tianjin, cũng như trong một số cơ sở của doanh nghiệp.
Theo các số liệu do Viện Nghiên cứu kinh tế và công nghệ thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), số dầu dự trữ trên tương đương mức nhập dầu trong 36 ngày, tức mức dự trữ thấp hơn nhiều so với của Mỹ (700 triệu thùng) và Nhật (500 triệu thùng).
Theo Tân Hoa xã, chương trình xây dựng các cơ sở dự trữ dầu chiến lược của Trung Quốc đã khởi động từ năm 2004 nhằm chuẩn bị nguy cơ bị thiếu hụt dầu và nguy cơ bị làm giá trên thế giới.
Thế nhưng thông báo chính thức của phía Trung Quốc hoàn toàn không chính xác. Theo báo Washington Post của Mỹ, công ty Orbital Insight chuyên cung cấp hình ảnh vệ tinh vừa cho biết có thể tìm thấy lời giải cho bí mật dầu dự trữ của Trung Quốc thông qua việc phân tích hình ảnh chụp từ trên không.
Phía Orbital Insight khẳng định lượng dầu dự trữ hiện tại của Trung Quốc là 600 triệu thùng (tương đương 85,7 triệu tấn) tức nhiều hơn hẳn mức công bố chính thức lẫn mức các chuyên gia quốc tế vẫn suy đoán, và gần bằng lượng dầu dự trữ chiến lược của Mỹ.
Video đang HOT
Dầu dự trữ của Petro China ở TP Lan Châu, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) – Ảnh: Reuters
Công ty Orbital Insight giải thích rằng họ không chỉ đếm số bồn chứa mà còn dùng kỹ thuật hình ảnh để tính ra trong những bồn chứa ấy có bao nhiêu dầu.
Thông tin này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ trên thế giới hiện tại dù giá đang trên đà hồi phục, vượt qua mốc 50 USD/thùng hôm 6-10.
Thông tin từ Orbital Insight, nếu chính xác, thì điều đó cho thấy Trung Quốc tạo được lượng dự trữ nhiều hơn những phỏng đoán trước đây, có nghĩa là vấn đề về nhu cầu dầu thô trong thời gian gần đây không phải do sức tiêu thụ cao thực tế mà do Trung Quốc có kế hoạch về chiến lược mua trữ.
Như vậy thỏa thuận bắt tay làm giá mới đây của các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chưa chắc đã có thể làm ảnh hưởng dài lâu đến thị trường.
Trung Quốc đã thu mua đủ cho nhu cầu “dự trữ đủ 100 ngày” nên có thể không cần gom hàng nữa và thị trường có thể dồi dào trở lại.
Công ty Orbital Insight cho biết họ dựa theo hình ảnh vệ tinh chụp trong thời gian từ năm 2010 đến 2014, và đếm được tổng số bồn là 2.100, tức 500 bồn nhiều hơn so với dữ kiện có được của TankTerminal.com.
Hình ảnh vệ tinh các kho dự trữ dầu thô của Trung Quốc – Ảnh: Orbital Insight
Công ty Orbital Insight sử dụng thuật toán riêng của mình để tính toán trong các bồn có bao nhiêu dầu, bằng cách khảo sát từ trên mái bồn, vốn cao thấp tùy theo bao nhiêu dầu chứa bên trong.
“Khi bồn dự trữ đầy hay lưng, chúng ta có thể thấy được qua cái bóng in trên thành bồn, trông như mặt trăng lưỡi liềm”, phía công ty giải thích.
Tuy nhiên, Orbital Insight không thể phân biệt được có cơ sở dự trữ nào của Trung Quốc có trữ dầu ngầm dưới mặt đất hay không.
Orbital từng áp dụng kỹ thuật này đối với khoảng 6.000 bồn chứa ở Mỹ, rồi so sánh với con số do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cung cấp.
Gần đây công ty này còn khẳng định lấy được các số liệu về dự trữ dầu nhanh hơn cả của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Với tình hình giá dầu rẻ hiện nay, nhiều giới phân tích tin rằng Trung Quốc đang đổ tiền mua thêm dầu về để đẩy nhanh kế hoạch tích trữ dầu chiến lược mà Bắc Kinh từng dự kiến phải đến năm 2020 mới hoàn thành được.
Các ngân hàng đầu tư và giới phân tích ước tính rằng Trung Quốc từng nhập khẩu nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ của mình từ 600.000 – 1,2 triệu thùng mỗi ngày để dành cho các kho dự trữ chiến lược.
Theo Tuổi Trẻ
Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
Các tập đoàn năng lượng Nga vừa đồng ý đóng băng sản lượng theo thỏa thuận trước đó giữa Nga và Ả Rập Xê Út trong nỗ lực ngăn đà giảm giá dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với các hãng dầu khí ở Điện Kremlin hôm 1.3 - Ảnh AFP
Theo AFP, mở đầu một cuộc họp với các lãnh đạo ngành dầu khí, Tổng thống Nga cho hay Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã dẫn đầu cuộc thảo luận về việc lập thỏa thuận duy trì sản lượng giữa các quốc gia.
"Như Bộ trưởng báo cáo với tôi, tất cả các bạn đều đồng ý với đề nghị này. Thậm chí có một thỏa thuận triệt để hơn nhưng các bạn không đồng ý", ông Putin nói với các sếp công ty dầu khí. Tổng thống Nga cho hay ý tưởng trên nhằm "điều chỉnh mức sản xuất của Nga tại ngưỡng sản lượng vào tháng 1". Hồi tháng 1, Nga sản xuất với mức kỷ lục kể từ thời hậu Xô Viết là trung bình 10,8 triệu thùng/ngày.
Hôm 16.2, sau cuộc họp có cả sự tham gia của đại diện nước Qatar và Venezuela, Ả Rập Xê Út và Nga - hai trong số các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã đề xuất thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức hạn ngạch trong tháng 1 để hỗ trợ giá cả, với điều kiện các nước sản xuất dầu lớn khác cũng làm điều tương tự. Tin tức này làm dấy lên hi vọng rằng thị trường dầu thô sẽ ổn định sau khi chạm đáy 13 năm trong tuần trước vì lượng cung không suy chuyển.
Dù Iran từ chối hợp tác, giá dầu thế giới vẫn đã và đang phục hồi đáng kể khi được hỗ trợ bởi thông tin về một cuộc họp mới sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây của Nga, thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Qatar, Venezuela và Ả Rập Xê Út.
Sau cuộc họp hôm 1.3 do ông Putin dẫn dắt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận rằng các tập đoàn dầu khí Nga đã đồng ý "hỗ trợ" thỏa thuận đóng băng sản lượng để "giảm bớt biến động" thị trường. Tuy nhiên, "các công ty của chúng tôi không đề xuất cắt giảm sản xuất vì điều đó là không thể trong điều kiện địa chính trị hiện nay", ông Novak nói thêm, theo hãng tin Interfax.
Cũng trong ngày 1.3, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết việc đóng băng hạn ngạch sẽ đẩy giá dầu đi lên từ mức thấp nhất trong 13 năm qua. Chuyện dầu giảm giá đã đẩy Nga, quốc gia đã chật vật vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây về vấn đề căng thẳng ở Ukraine, vào suy thoái kinh tế ở năm thứ hai liên tiếp.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Vì sao nên lo khi dầu thô rớt giá? Trái với việc đem lại nụ cười trên gương mặt hàng triệu người tiêu dùng năng lượng, giá dầu thô rẻ gây ra không ít vấn đề đau đầu cho người dân, các định chế tài chính và doanh nghiệp thế giới. Ảnh: Shutterstock Theo CNN, đợt lao dốc giá dầu xuống dưới 27 USD mỗi thùng có vẻ như là tin vui...