Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam
Trung Quôc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1.8, Bộ Quốc phòng Trung Quôc thông báo ngày 27.7.
Chiến hạm Trung Quôc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận hồi năm 2013 ở cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông – Anh: Reuters
Ngoài ra, vào ngày 27.7, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại biển Hoa Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8, Bloomberg đưa tin.
Đợt tập trận gần vùng biển Viêt Nam lần này của Trung Quôc có quy mô lớn hơn những cuộc tập trận trước đây và trùng với thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội 1.8.
Giới quan sát nhận định những động thái nói trên của Trung Quôc càng làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia trong khu vực.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông, được cho là dồi dào tài nguyên khoáng sản, dựa theo cái gọi là “đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên biển Đông.
Video đang HOT
Còn tại biển Hoa Đông, Trung Quôc đang có tranh chấp chủ quyền quân đao Senkaku/Điêu Ngư với Nhật Bản.
Ông Suh Jin-young, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quôc tại Trường Đại học Han Quôc, nhận xét các đợt tập trận lần này “khác với các đợt tập trận trước ở chỗ Trung Quôc đang tiến hành theo một cách đình đám hơn, cho thấy nước này có vẻ như đang muốn làm cho căng thẳng quân sự leo thang”.
“Nhưng trong mắt người Trung Quôc, các căng thẳng này do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quôc cho rằng họ chỉ tiến hành những gì họ vẫn đang làm hằng năm”, ông Suh nói.
Bloomberg cho biết các hoạt động của quân đội Trung Quôc trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng đến ngành hàng không trong nội bộ nước này.
Hãng China Southern Airlines ngày 27.7 cho biết các chuyến bay của hãng hàng không này đến miền đông Trung Quôc nhiều khả năng sẽ bị hoãn trên quy mô lớn do các “hoạt động đặc biệt”.
Các hãng hàng không Trung Quôc hồi tuần rồi đã cắt giảm 1/4 số chuyến bay của mình tại hơn một chục sân bay, trong đó có 2 sân bay ở Thượng Hải, do “các cuộc tập trận liên tục”, truyền thông Trung Quôc cho hay.
Động thái này diễn ra một tuần sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài ba tháng tại 6 quân khu, bao hàm cả quân khu ở Thượng Hải, theo Tân Hoa xã.
Quân đội Trung Quôc được cho là kiểm soát khoảng 52% không phận miền đông nước này, nơi tọa lạc của các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo một báo cáo công bố hồi năm 2011 của China News Service, một trong những hãng tin hàng đầu Trung Quôc.
Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quôc sử dụng khoảng 1/5 trong tổng số các đường bay trên không phận cả nước, ông Shi Boli, một quan chức tại Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quôc, nói với Bloomberg hồi năm 2013.
Theo TNO
Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với một Trung Quốc không bao giờ chịu công nhận mình làm sai và việc giàn khoan Hải Dương-981 được dịch chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam chưa phải là kết thúc của câu chuyện.
Từ trái qua: luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ), bà Jeanne Mirer (Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), Giáo sư Alexander Yankov (nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển) - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đó là cảnh báo của các chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam" do Đại học Luật TP.HCM tổ chức sáng nay 26.7 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM).
Mặc dù giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam, không ai biết trước Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo mà tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ không dừng lại...
Bà Jeanne Mirer
Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế
Trong buổi họp báo chiều 24.7 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết hiện giàn khoan Hải Dương-981 đã được Trung Quốc dịch chuyển khỏi vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, trao đổi với Thanh Niên Online bên lề hội thảo, bà Jeanne Mirer, Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL), nói: "Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Và tham vọng của một nước cho mình quyền bất tuân luật pháp quốc tế vẫn còn đó".
Bà Mirer nói tiếp: "Do vậy, mặc dù giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam, không ai biết trước Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo mà tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ không dừng lại. Vì vậy, ngay cả khi Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan, vẫn vô cùng cần thiết để quy tụ các chuyên gia luật pháp quốc tế nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Bắc Kinh".
Đồng quan điểm trên, luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ) cảnh báo: "Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vẫn chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Điều cần kíp là cần phải thống nhất hành động nào tiếp theo để ngăn chặn những động thái tương tự trong tương lai của Bắc Kinh. Biện pháp pháp lý là một lựa chọn, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nhiều khả năng khác".
Giáo sư Alexander Yankov, nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đúc kết: "Một khi đã đạt được đồng thuận về các hành động đó, chúng ta cần phải tiến hành ngay. Ngay từ hôm nay hoặc ngày mai. Tôi e rằng thậm chí nếu để đến ngày kia cũng đã là quá muộn".
Theo TNO
Trung Quốc dời giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam là tin cực tốt với Ấn Độ Họ muốn giữ thể diện trên trường quốc tế, đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ 6 tại Brazil tuần trước và đêm trước cuộc họp ARF tại Myanmar. Tờ India Times ngày 22/7 đăng bài bình luận, việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 và hạm đội tàu hộ tống khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục...