Trung Quốc đang tạo tiền đề phá vỡ nguyên trạng và trật tự thế giới
Để những đòi hỏi chính trị có sức nặng, ngoài việc tăng cường tiềm lực quân sự lên ngang bằng với Mỹ, Trung Quốc phải thể hiện sức mạnh thực chất trên các vùng biển. Từng nấc thang một, Trung Quốc đã làm điều đó.
Đó là những nhận định của PGS.TS Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc học viện Hải quân Việt Nam, Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam.
Ông Lâm cho rằng, Trung Quốc sau khi dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các năm 1956 và 1974, lúc âm thầm, lúc hung hăng quyết liệt biến các đảo, đá và bãi san hô của Hoàng Sa thành tiền đồn quân sự phía Nam đảo Hải Nam gần 350km, luôn tuyên bố đây là lãnh thổ Trung Quốc không có bàn cãi.
Cũng theo dòng lịch sử của sự kiện, năm 1988 và 1995, Trung Quốc lại dùng vũ lực chiếm 6 bãi san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, âm thầm xây dựng với quy mô nhỏ biến chúng thành nơi đóng quân của hạm đội Nam Hải Trung Quốc cách đảo Hải Nam đến gần 1500km. Cùng với việc phát triển kinh tế thành cường quốc thứ 2 thế giới (sau Mỹ – năm 2010) , Trung Quốc ra sức phát triển lực lượng quân đội, tập trung toàn lực vào phát triển Hải quân, Không quân, bộ đội tên lửa các loại.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đang thuyết minh ý đồ của Trung Quốc trên bản đồ
Các chiến lược gia Trung Quốc tính toán: đã đến lúc Trung Quốc phải dành lấy địa vị chi phối thế giới, đòi Mỹ phải công nhận “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Trung Quốc, Trung Quốc có quyền ảnh hưởng và chi phối các nước Châu Á mà trước hết là các nước ASEAN.
Cũng theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, để những đòi hỏi chính trị trên có sức nặng thì ngoài việc tăng cường tiềm lực quân sự lên ngang bằng với Mỹ, Trung Quốc phải thể hiện sức mạnh thực chất trên các vùng biển. Từng nấc thang một, Trung Quốc đã làm điều đó.
Việc Trung Quốc bỏ ra hàng tỷ USD để xây dựng “Vạn Lý Trường Thành bằng cát trên Biển Đông” là việc làm mang âm mưu chiến lược lâu dài – PGS.TS Lê Kế Lâm nhấn mạnh.
Âm mưu chủ yếu và sâu xa của Trung Quốc khi biến bãi san hô thành tiền đồn Hải quân hùng mạnh giữa lòng biển Đông là tạo lực và thế chiếm trọn biển Đông, làm sân trước an toàn cho mọi hoạt động tác chiến của quân đội Trung Quốc.
Cách để Trung Quốc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” là đẩy Mỹ, Nhật Bản và các cường quốc đại dương khác ra khỏi biển Đông và tìm trăm phương ngàn kế đưa các nước ASEAN vào vòng cương tỏa của Trung Quốc.
Những hoạt động biến bãi san hô thành tiền đồn tuy rằng hiện Trung Quốc tuyên bố là 2 mục tiêu: phục vụ dân sinh và quân sự nhưng rõ ràng mục tiêu bành trướng quân sự là chủ yếu. Mục tiêu dân sự chỉ là vỏ bọc để đánh lừa và xoa dịu phản đối của công luận quốc tế.
Video đang HOT
Tướng Lê Kế Lâm cũng vạch ra một âm mưu dân sự khác hết sức nguy hiểm cho khối ASEAN đó là Trung Quốc dồn lực lượng các tàu cá xuống phía Nam biển Đông để khai thác hủy diệt, lôi kéo, lừa dụ ngư dân các nước ASEAN đến mua nhiên liệu, nước ngọt, lương thực và thu vét hết hải sản mà họ đánh bắt được tại một vài đảo nhân tạo mà Trung Quốc dành ra làm căn cứ lưỡng dụng.
“Có thể nói, Trung Quốc đang tạo tiền đề phá vỡ nguyên trạng và trật tự thế giới. Trung Quốc gây ra biết bao hệ lụy xấu cho biển Đông và chính cả Trung Quốc. Việt Nam và thế giới mong muốn một Trung Quốc giàu mạnh nhưng phải có trách nhiệm với thế giới. Cùng chia sẻ ngọt bùi và rủi ro với các nước, không hung hăng và luôn khiêu khích thế giới”, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.
Công Quang
Theo Dantri
Hết Gạc Ma, Trung Quốc ngang ngược ầm ầm xây đảo ở Huy Gơ
Đá Huy Gơ là bãi đá ngầm nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ cuối tháng 2.1988. Đá Huy Gơ còn được gọi với tên khác là đá Tư Nghĩa, cách Gạc Ma khoảng 15 hải lý theo hướng tây nam.
Toàn cảnh bãi Huy Gơ hiện tại và khói đen xả ra từ hệ thống máy phát điện công suất lớn chạy diezen đặt phía cuối đảo
Ngay sau khi cưỡng chiếm Huy Gơ, phía Trung Quốc tập trung xây dựng nhà bê tông 3 tầng kiên cố, có tường chắn sóng cao 2 mét và sân đỗ trực thăng bên trên cùng các trang thiết bị thông tin liên lạc, ra đa hiện đại.
Từ đầu năm 2014, Trung Quốc huy động các phương tiện tàu thuyền, cơ giới hiện đại và đưa số lượng lớn công binh, công nhân ra xây dựng trên các bãi đá mà họ chiếm đóng trái phép của Việt Nam, trong đó có Huy Gơ.
Quan sát của PV Thanh Niên Online trong suốt 2 ngày tiếp cận Huy Gơ cho thấy: tòa nhà Trung tâm (nhà chỉ huy) cao 6 tầng đã sắp hoàn tất, chỉ còn 3 tầng dưới được quây kín cho công nhân lắp, gia cố cửa; tòa tháp giống Đài chỉ huy bay cũng sắp dỡ giàn dáo bên ngoài; nhiều cây xanh đã được trồng xung quanh; riêng khu vực cuối đảo chạy dài vẫn đang được quây kín bằng hàng rào và vỏ container, nghi là hoàn thiện công trình ngầm.
Nhà Trung tâm (Chỉ huy) với băng khẩu hiệu treo trước cửa
Hiện nay, việc xây dựng các công trình trên bãi đá Huy Gơ đang vào giai đoạn nước rút nên Trung Quốc tập trung tại đây 6 cần cẩu (trong đó có 1 cẩu tự hành cao hàng trăm mét), 7 tàu vận tải xây dựng đang chuyển trang thiết bị - vật liệu xây dựng lên cho công nhân xây dựng các hạng mục công trình.
Do sắp hoàn thành, nên phía Trung Quốc chỉ để lại tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, không dùng đến các tàu chiến đấu. Khi thấy các tàu thuyền khác đi lại gần, phía Trung Quốc sẽ dùng hệ thống thông tin liên lạc để đe dọa, cảnh cáo thậm chí bắn pháo hiệu màu đỏ xua đuổi các tàu thuyền...
Cần cẩu đang bốc hàng từ tàu vận tải 158, cạnh đó là tháp giống Đài chỉ huy bay đang chuẩn bị dỡ giàn giáo
Những hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ của Việt Nam, do PVThanh Niên Online mới ghi lại vào giữa tháng 5.2015:
Hệ thống cần cẩu, trong đó có cẩu tự hành cỡ lớn trên đá Huy Gơ
Phía cuối đảo đặt hệ thống máy phát điện và đang thi công các công trình ngầm
Rất nhiều container đặt phía cuối đảo và có cả xe ôtô đầu kéo
Một tàu vận tải đang chở cát với các công nhân lố nhố trên boong
Tàu vận tải chở cát dạng há mồm đang chuẩn bị cập vào
Tàu cát khác đang chờ cập vào Huy Gơ
Tàu vận tải khủng của Trung Quốc, sau khi bốc dỡ thiết bị - vật liệu lên Huy Gơ đã lùi ra ngoài nghỉ ngơi
Tàu Vạn Hoa của Việt Nam tiếp cận bãi Huy Gơ
Bộ đội đảo Sinh Tồn Đông tăng cường tuần tra quanh đảo, phía xa là bãi Huy Gơ
Mai Thanh Hải thực hiện
Theo Thanhnien
Tàu chở 1.900 tấn than mắc cạn vẫn chưa được "giải cứu" Chiều nay (16/4), ông Trần Đức Thi, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, cho biết, sau hơn 3 tuần mắc cạn ngoài khơi Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), tàu Bình Dương 688 vẫn chưa được "giải cứu". Tàu Bình Dương 688 vẫn đang mắc cạn ngoài khơi Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Hiện ưu tiên hàng đầu trong công tác...