Trung Quốc đang mưu đồ gì trên biển Hoa Đông?
Việc 2 chiến đấu cơ của Trung Quốc áp sát các máy bay quân sự Nhật Bảntrên biển Hoa Đông được xem như một phép thử cho chính sách quốc phòng của Tokyo khi mà Tổng thống Obama thi hành chính sách ngoại giao giới hạn mới.
Theo tạp chí The Diplomat, tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục leo thang kể từ hôm 24/5 khi máy bay của hai nước áp sát nhau trên không phận tranh chấp.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng 2 chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc đã tiến lại gần với máy bay trinh sát OP-3C và máy bay do thám điện tử YS-11EB của Nhật Bản ở khoảng cách lần lượt là 50 m và 30 m trong khi các máy nay này đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin.
Sự việc này xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc và Nga đang tổ chức một cuộc tập trận chung trên khu vực hải phận mà Bắc Kinh và Tokyo cùng tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ).
Chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc.
Sau sự cố trên, cả giới chức Nhật Bản và Trung Quốc đều cho rằng đây là hành động mang tính chất kích động và vội vàng.
“Tình huống này là vô cùng bất thường đối với các máy bay quân sự Nhật Bản và Trung Quốc khi áp sát ở khoảng cách quá gần và dễ xảy ra va chạm”, hãng thông tấn Japan News dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Video đang HOT
Còn theo tờ Jiji Press, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã gọi hành động của Trung Quốc là “vô cùng bất thường” và đề nghị Thủ tướng Shinzo Abe cho phép ông có “hành động đáp trả mạnh mẽ”.
Bộ trưởng Onodera nhấn mạnh máy bay của Nhật Bản không hề bị giới hạn phản ứng bởi họ đang hoạt động trong khu vực hải phận quốc tế và Lực lượng Tự vệ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động trinh sát như trước đây. Ông Onodera khẳng định khi áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản, các chiến đấu cơ Trung Quốc đều được trang bị tên lửa.
Ngay sau đó, Trung Quốc nhanh chóng đưa ra phản ứng đáp trả khi cho rằng Nhật Bản đã xâm phạm vào vùng cấm bay – khu vực mà quân đội Trung Quốc và Nga đã tuyên bố cách đây vài ngày trước khi tổ chức cuộc tập trận chung.
Hôm 25/5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích hành động của Nhật Bản. Theo tờ China Daily, Trung Quốc nhấn mạnh rằng Tokyo đã vi phạm luật pháp quốc tế và các quy chuẩn được thế giới công nhận “khiến tình hình có thể bị hiểu nhầm và dễ dẫn tới đụng độ trên không”.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn đề xuất tổ chức các cuộc đối thoại liên quan tới vụ việc hôm 24/5 cũng như yêu cầu Nhật Bản “tôn trọng quyền hợp pháp của hải quân Nga và Trung Quốc và ngừng hoạt động giám sát. Hoặc Nhật Bản sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và hậu quả”.
Hồi tháng 7/2013, các lực lượng vũ trang của Nhật Bản và Mỹ cũng đã tiến hành giám sát một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, vụ tiếp cận hôm 24/5 là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc tiến sát ở khoảng cách rất gần với các máy bay quân sự của Nhật Bản trên vùng không phận tranh chấp.
Binh sĩ Nhật Bản tổ chức tập trận tại thành phố Narashino thuộc tỉnh Chiba, ngoại ô Tokyo hôm 12/1.
Trong khi đó, từ hôm 10/5, Nhật Bản cũng đang tiến hành các cuộc tập trận với sự tham gia của Lực lượng Tự vệ Mặt đất trên quần đảo hẻo lánh Amami ngoài khơi tỉnh Okinawa và gần quần đảo tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh – Senkaku/Điếu Ngư.
Trong tuyên bố về mục đích tổ chức cuộc tập trận trên hôm 25/5, một quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Tự vệ Mặt đất Nhật Bản nhấn mạnh: “Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ đất liền song chúng tôi vẫn tổ chức các cuộc tập trận trên biển”.
Cuộc tập trận trên đảo Amami là một phần trong chiến lược tăng cường khả năng bảo vệ những quần đảo xa xôi cho các lực lượng của Nhật Bản trước nguy cơ xâm chiếm từ Trung Quốc. Thậm chí, hồi tuần trước, chính phủ Nhật Bản còn tuyên bố điều động các binh sĩ thuộc Lực lượng Tự vệ Mặt đất tới 3 căn cứ trên quần đảo hẻo lánh phía tây Nansei, nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 170 km.
Hồi tháng Tư, chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc gia này đã bắt đầu triển khai xây dựng một trạm radar cũng như đưa 100 binh sĩ tới đóng quân tại hòn đảo Yonaguni, chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 150 km.
Việc chính phủ Nhật Bản tự túc tăng cường khả năng chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông cho thấy Tokyo không muốn hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quốc phòng của đồng minh Mỹ.
Mặc dù, trong chuyến thăm tới Nhật Bản hồi tháng Tư, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi bảo vệ của khoản 5 thuộc Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Nhật – Mỹ do đó Tokyo có thể hoàn toàn tin tưởng vào mối liên kết đồng minh để bảo vệ mọi lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, giờ đây, Nhật Bản nhận thấy họ không thể dựa hoàn toàn vào những cam kết của Mỹ trong chính sách “trục châu Á”.
Theo Infonet
Chiến hạm Mỹ, NATO tiếp tục áp sát Nga
RT đưa tin tuần dương hạm trang bị tên lửa Vella Gulf của Mỹ dự kiến sẽ tới Biển Đen vào ngày 23/5. Trong khi đó, một tàu khác của NATO đã có mặt trong khu vực, và tàu khu trục tàng hình của Hải quân Pháp sẽ góp mặt vào cuối tháng này.
Tuần dương hạm Vella Gulf của Mỹ
Các hoạt động này là một phần của việc NATO tăng cường lực lượng áp sát biên giới Nga trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraina chưa có lối thoát.
Theo lịch trình, tuần dương hạm trang bị tên lửa dẫn đường Aegis sẽ tới Biển Đen trong dịp Ukraina bầu cử Tổng thống, ngày 25/5 và có thể rời đi vào ngày 13/6.
"Tàu Vella Gulf dự kiến sẽ qua eo Biển Đen vào ngày 23/5. Theo dữ liệu hiện có, con tàu sẽ thực thi các nhiệm vụ của chỉ huy Hải quân Mỹ tại vùng phía đông Biển Đen" Itar-tass dẫn lời nguồn tin quân sự cho hay.
Theo nguồn tin quân sự - ngoại giao mà RIA dẫn ra, tàu khu trục tàng hình của Pháp là The Surcouf sẽ tới đây vào khoảng ngày 28-29/5.
Tàu Vella Gulf và The Surcouf sẽ cùng tàu tham gia hoạt động với tàu tình báo của Hải quân Pháp là Dupuy de Lome - hiện đang ở vùng biển ngoài khơi Bulgaria.
Tàu Vella Gulf của Mỹ dài 172m, rộng 16m và có thể mang theo 2 trực thăng thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Tàu được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và Aegis, các tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm cũng như các tên lửa phòng không Standard-2 và Standard-3.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Chính sách ngoại giao đang khiến Trung Quốc rối tung Tờ báo uy tín hàng đầu thế giới The New York Times nói Trung Quốc đang rối tung với chính sách đối ngoại của mình. Báo The New York Times nhận định Trung Quốc đang rối tung trong các cuộc tranh cãi chủ quyền căng thẳng với Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông. Trong...