‘Trung Quốc đang muốn chúng ta suy yếu kinh tế’
Ngày 27.6, Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 1 tiếp xúc với cử tri quận 3 và quận 4, TP.HCM. Đề cập đến giàn khoan Hải Dương-981, Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nhận định: “Trung Quốc đang muốn chúng ta suy yếu kinh tế”.
Cử tri TP.HCM lên án mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam – Ảnh: Diệp Đức Minh
Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ đồng tình, nhất trí với những nội dung phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước về tình hình biển Đông, lên án mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Cử tri đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải thực hiện kiên quyết các biện pháp đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Cũng tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh đời sống công nhân hiện nay còn nhiều khó khăn, công tác phòng chống tham nhũng chưa đi vào đúng thực chất, công tác giáo dục còn nhiều bất cập…
Ghi nhận những ý kiến của cử tri, thay mặt Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 1, ông Trần Du Lịch đánh giá cao những đóng góp thẳng thắn của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội.
Trước bức xúc của cử tri đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981, ông Lịch cho rằng “Trung Quốc đang muốn cho chúng ta suy yếu kinh tế”.
“Khi xem truyền hình thấy tàu của ta bị tàu Trung Quốc cố tình đâm va, tàu ngư dân bị đâm chìm, ai cũng bùi ngùi, bức xúc. Cử tri nóng ruột, chúng tôi cũng nóng ruột, đắng miệng không nuốt cơm được”, ông Lịch chia sẻ.
Video đang HOT
Theo TNO
Chủ tịch nước: Khi đất nước bị đe doạ, cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên
"Chủ quyền biển đảo là vấn đề thời sự của đất nước. Dân tộc này, khi đất nước bị lăm le, đe doạ thì nhất loạt đứng lên. Người Việt khắp quả địa cầu cùng nhịp đập con tim. Đây là truyền thống 4.000 năm của Việt Nam", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Cần xác định rõ: bạn hay thù?
Chiều 26/6, Tổ Đại biểu Quốc hội khoá XIII đơn vị 1, TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1. Thay mặt Tổ đại biểu, ông Trần Du Lịch (Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM) đã báo cáo đến bà con cử tri kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13. Vấn đề được các cử tri quan tâm chính là việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh cho Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu theo Nghị quyết 35.
Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua vẫn còn có 2 luồng ý kiến là giữ nguyên 3 mức tín nhiệm và chỉ lấy 2 mức tín nhiệm. Tuy chưa được thông qua nhưng quan điểm của các Đại biểu Quốc hội TPHCM ủng hộ 2 mức tín nhiệm. Ông Trần Du Lịch cũng cho biết, trong thời gian tới, Quốc hội sẽ tăng cường các chương trình giám sát, giảm án oan sai, phát huy hiệu qủa của nông, lâm trường... Tích cực giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu, nghèo, giữa nông thôn với thành thị...
Cử tri Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh, Q.1) bày tỏ sự tán thành các kết quả mà Quốc hội đã đạt được trong thời gian qua, thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện vẫn phức tạp nhất thế giới. Ông Minh đề nghị Quốc hội phải tích cực để "khơi thông" dòng chảy pháp luật. Đồng quan điểm với cử tri Minh, cử tri Lưu Nghiêm Anh Dũng đề nghị nên giao, tăng quyền giám sát cho Mặt trận Tổ quốc để Hiến pháp đi vào cuộc sống.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "Người Việt khắp địa cầu cùng nhịp đập con tim"
Cử tri Nguyễn Đăng Cường (P.Tân Định) thì cho rằng, trong tình hình đất nước như hiện nay, hơn lúc nào hết, cần khơi dậy tinh thần yêu nước trong mỗi người dân. "Các khẩu hiệu yêu nước, bài hát quốc ca cần được cất lên nhiều hơn nữa. Ngay cả khẩu hiệu đón Tết cổ truyền dân tộc cũng nên ghi: Mừng Tổ quốc - Mừng Đảng - Mừng Xuân", ông Cường đề xuất.
Với việc đầu tư 16.000 tỷ đồng đóng tàu vỏ thép cho ngư dân bám biển, cử tri Nguyễn Đăng Cường kiến nghị giám sát chặt chẽ các biện pháp thực hiện giải pháp này. Không nên làm gấp, không nên vội vã khi chưa bàn kỹ. Cần có ý kiến đánh giá nhìn nhận của những người đóng tàu, nhà thiết kế, ngư dân, ngư trường...
Cử tri Cường cũng kiến nghị tăng số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên trách, quy trách nhiệm người đứng đầu, nên triển khai dần văn hóa từ chức, cách chức. "Mất chức, mất quyền thì mất tiền nên ai mà không sợ", ông Cường nói.
Vấn đề nóng hổi nhất mà các cử tri quan tâm đó chính là việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tàu Trung Quốc hung tợn tấn công tàu chấp pháp của kiểm ngư Việt Nam... Cử tri Nguyễn Xuân Đáng (P.Tân Định) tâm sự rằng, nhìn những hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam mà thấy ấm ức. Ông đề nghị Đảng và Nhà nước có giải pháp cứng rắn về biển Đông. Nói rõ cho quốc dân đồng bào biết thái độ của Trung Quốc để ứng xử cho phù hợp: thù ra thù, bạn ra bạn. Không nên "say sưa" với 16 chữ vàng, 4 tốt nữa. Hết sức cảnh giác đối phó, không để những tình huống bất ngờ xảy ra.
"Chúng đem tàu chiến, tên lửa ra húc đi húc lại hoài, ta giải quyết sao? Chúng xây sân bay, củng cố căn cứ quân sự, Nhà nước giải quyết sao hay để năm này qua năm khác, rồi đời sau con cháu chúng ta phải giải quyết? Bạn hay thù, xác định cho rõ", ông Đáng chất vấn.
Chủ tịch nước thăm hỏi bà con cử tri
Biến khó khăn thành quyết tâm mới
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, từ những năm bắt đầu đổi mới - 1986, Việt Nam đã tuyên bố với thế giới là chúng ta muốn làm bạn bè với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy, đến nay, Việt Nam có mối quan hệ với 190 quốc gia, trên 200 Đảng. Việt Nam độc lập kinh tế, chính trị chứ không lệ thuộc bất cứ ai nên bạn bè ngày càng đông.
Quan hệ Việt - Trung, có từng giai đoạn thăng trầm nhưng trước sau như một. Việt Nam luôn mong muốn hữu nghị với Trung Quốc. Tăng cường điểm tương đồng, hợp tác trên cơ sở bình đẳng, còn những bất đồng phải đấu tranh trên cơ sở hoà bình, luật pháp quốc tế.
Chủ tịch nước còn căn dặn không nên có những cư xử nhỏ nhặt, hãy hành xử sao cho phù hợp để bà con người Hoa ở Việt Nam an tâm làm ăn, sinh sống. Với nhân dân Trung Quốc, họ không có lỗi gì cả nên không thể cắt đứt mối quan hệ.
Về vấn đề biển Đông, Trung Quốc lúc nào cũng nói rằng muốn đàm phán song phương nhưng lại đưa công hàm lên Liên Hiệp quốc và quốc tế hoá vấn đề này. Tình hình sẽ còn gai góc, phức tạp hơn, chỉ khi nào Trung Quốc rút hết giàn khoan, từ bỏ đường lưỡi bò... thì mới lắng dịu được.
Chính vì vậy, Chủ tịch nước khuyên cử tri hết sức kiên trì, bình tĩnh, bền bỉ để bảo vệ lợi ích đất nước. "Hơn lúc nào hết, khi đất nước xuất hiện yếu tố làm phương hại đến lợi ích quốc gia thì phải hết sức đoàn kết. Hoàn cảnh đất nước thế này, có tăng cường đoàn kết mới có sức mạnh. Ra sức đoàn kết, gia tăng sản xuất. Hãy biến những khó khăn trước mắt thành một quyết tâm mới để có nền kinh tế hùng mạnh, vươn lên mạnh mẽ để giữ đất nước", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Cử tri Nguyễn Công Danh (Q.1, TPHCM) cho rằng Luật Nghĩa vụ quân sự gần 40 năm rồi nhưng đến nay vẫn không có gì thay đổi. Ở phường của ông, có người 3 lần trốn nghĩa vụ. Qua 30 tuổi lại thoát "trách nhiệm" với Tổ quốc. Rồi em trai của người này cũng dùng "chiêu" này để trốn nghĩa vụ quân sự. Ông Danh đề nghị nếu thanh niên nào không hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì không được tiếp nhận vào các cơ quan, xí nghiệp làm việc. Không tuyển nghĩa vụ ào ạt. Vì, trong 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, mỗi quân nhân tốn kém ít nhất 100 triệu đồng nhưng khi trở về địa phương học không làm được việc gì cả. Không thất nghiệp thì cũng chạy xích lô... rất lãng phí. Do đó, ông Danh đề xuất nên chọn những thanh niên có sức khỏe, lập trường kiên định vào quân đội rồi đào tạo. Phải thực hiện luật nghiêm Luật Nghĩa vụ Quân sự, cải tiến quy trình tuyển chọn những người có đủ đức tài, sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc.
Quế Sơn
Công Quang
Theo Dantri
Giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền Sáng 26.6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri là nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trên địa bàn TP.HCM. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM vào sáng 26.6 - Ảnh: Diệp Đức Minh Tham gia buổi tiếp xúc có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh...