Trung Quốc đang lo sợ điều gì trên Biển Đông?
Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự cũng như bố trí sức mạnh quân sự tại khu vực Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, tuy nhiên, Trung Quốc không lường được rằng chính họ có thể tự “dẫm lên chân mình”.
Tuy nhiên, dã tâm kiểm soát gần như toàn bộ khu vực Biển Đông của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Đặc biệt, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ trở thành “căn cứ luật pháp quôc tế” để dư luận quốc tế, nhất là dư luận trong khu vực lên án hành động phi pháp của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Hậu quả của việc Trung Quốc tự vứt bỏ căn cứ luật pháp quốc tế để đưa ra yêu cầu quyền lợi hải dương tại Biển Đông, uy tín quốc tế quốc tế của Trung Quốc bị hạ thấp, thậm chí hình tượng Trung Quốc không tuân thủ quy tắc quốc tế sẽ trở thành chủ đề bàn tán của dư luận quốc tế và nguy hiểm hơn là các nước láng giềng càng bất bình và nghi ngờ Trung Quốc hơn.
Trung Quốc nhận thức được mối đe dọa bị cô lập trên trường quốc tế và đây cũng là lý do tại sao sau phán quyết của Toà Trọng tài, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các cuộc vận động quốc tế nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho yêu sách của mình ở Biển Đông.
Giới phân tích dự đoán về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian tới cho rằng,cùng với những hoạt động quân sự, tăng cường các công trình lấp biển xây đảo nhân tạo tại Biển Đông để Trung Quốc khẳng định không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài. Ngoài ra, Bãi Hoàng Nham (Scarborough Reef) nhiều khả năng sẽ là mục tiêu tiếp theo để Trung Quốc triển khai công trình lấp biển xây đảo nhân tạo. Bởi vì, bãi cạn Hoàng Nham cùng với đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo đá Vành Khăn tạo thành “kiềng ba chân” chiến lược tại Biển Đông.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, các hoạt động đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Biển Đông sẽ gia tăng và trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, sẽ không thể bùng nổ xung đột quân sự Trung – Mỹ tại đây. Bởi vì, cả Mỹ và Trung Quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều loại vũ khí tấn công chiến lược, một khi bùng nổ xung đột quân sự, thiệt hại của hai bên là không thể ước tính, đây là điều cả Trung Quốc và Mỹ đều không đủ sức chịu đựng.
Trung Quốc cũng biết rằng sẽ không thể tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông vì nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đội quân Mỹ, Nhật Bản, Úc và có thể là cả Ấn Độ, bên cạnh đó là các quốc gia khác. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể nhận được hỗ trợ từ Pakistan và Nga. Tuy nhiên, do ít có lợi ích liên quan ở Biển Đông nên Nga sẽ do dự để cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cho Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh.
Trung Quốc biết rất rõ rằng, sức mạnh quân đội của Bắc Kinh có lớn đến đâu cũng không thể chống lại quân đội của nhiều nước gộp lại và trong khi không có sự hỗ trợ đáng kể từ các nước bạn bè khác. Hiển nhiên, Trung Quốc đang lo sợ điều này và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 12.8 tới trong nỗ lực để đảm bảo rằng Thủ tướng Narendra Modi sẽ không tham gia với các nước để nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại hội nghị G20 vào đầu tháng 9 tới.
Chung quy lại, Trung Quốc cơ bản đã không có lý lẽ, bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông, nên Trung Quốc không bao giờ muốn công khai vấn đề Biển Đông ra để bàn thảo.
Theo Danviet
Trung Quốc bày binh bố trận trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông
Giới chuyên gia ngày 8.8 đưa ra nhận định rằng Trung Quốc điều các tàu chính phủ và máy bay quân sự tới Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm "đánh tiếng" rằng Bắc Kinh có thể "ra đòn" bất cứ thời điểm nào.
Hiện Trung Quốc đang tăng cường hiện diện trên các vùng biển tranh chấp, với việc tàu chính phủ nước này tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vài ngày qua. Còn tại Biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng vừa tiến hành tuần tra trên không bằng máy bay chiến đấu.
Theo các nhà phân tích, hai chiến dịch trên nhằm mục đích phô trương năng lực của Bắc Kinh để duy trì sự hiện diện vững chắc ở cả hai vùng biển tranh chấp này.
Tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát. Ảnh: Reuters
Tuần duyên Nhật Bản cho biết, 14 tàu công vụ của Trung Quốc, một số tàu có trang bị vũ khí, đã xuất hiện tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hôm 8/8. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Mỗi ngày, Trung Quốc lại tăng số lượng tàu và tần suất hiện diện trong khu vực. Hôm 7.8, Bắc Kinh cử 13 tàu. Hôm 6.8, con số này là 7 tàu. Chỉ trong cuối tuần qua, Trung Quốc đã đi vào gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư 14 lần.
Các tàu này hộ tống 230 tàu cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Nhật Bản coi là vùng biển tiếp giáp của họ (vùng biển trong khoảng 12 hải lý tới 24 hải lý tính từ nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư).
Thậm chí, một số tàu công vụ Trung Quốc còn đi vào vùng 12 hải lý của nhóm đảo đá này.
Cùng lúc, Trung Quốc thực hiện các đợt tuần tra trên không ở Biển Đông. Hôm 6.8, Trung Quốc cho biết đã điều máy bay ném bom H-6K, chiến cơ Su-30 và các máy bay khác bay quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang nói rằng, hầu hết các lực lượng Hải quân Trung Quốc tập trung vào Biển Hoa Đông, nhưng vẫn duy trì lực lượng nhất định ở Biển Đông.
Nhà bình luận quân sự Ni Xexiong tại Thượng Hải cắt nghĩa hành động của Trung Quốc, nói rằng các chiến dịch hải quân và không quân đều nhằm cho thấy Trung Quốc có thể xử lý hai cuộc xung đột khu vực cùng lúc (trên Biển Đông và Hoa Đông).
Hôm 8.8, Nhật Bản tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Nhật cho hay, lực lượng tuần tra biển của Nhật đã tăng cường tuần tiễu trong khu vực, nhưng không công bố chi tiết.
Ngày 9.8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã lần đầu tiên trực tiếp trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa liên quan tới việc các tàu Trung Quốc tái diễn hành động xâm nhập lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku. Trước đó hôm 6.8, Người phát ngôn Không quân Trung Quốc, Đại tá Thân Tiến Khoa cho biết các máy bay Không quân Trung Quốc, trong đó có máy bay ném bom H-6K và máy bay tiêm kích Su-30, đã hoàn thành chuyến tuần tra không phận trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough) tại Biển Đông. (Văn Giang)
Theo Danviet
Phát hiện "sinh vật lạ" từ Trung Quốc trườn xuống Biển Đông Trong năm 2014, những "sinh vật lạ" bắt đầu xuất hiện trong vùng Biển Đông. Nhìn từ trên cao chúng giống như một số con trùng roi dài ngoằng, mỏng manh trườn xuống biển. Tác giả Andreas Xenachis trên tờ tạp chí đối ngoại The Diplomat cho biết, ở thời điểm năm 2014, khi ông đang làm nhiệm vụ trên chiến hạm USS...