‘Trung Quốc đang lập mưu đánh lạc hướng các nước’
Trung Quốc đang chìa một “cánh tay hòa bình” nhằm kéo sự chú ý của các nước trong khu vực khỏi hoạt động mà cánh tay còn lại đang làm – đó là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á nhận xét.
Tàu tuần duyên Trung Quốc quần đảo ngay trong vùng biển Việt Nam để bảo vệ hoạt động khoan dầu phi pháp của giàn khoan Hải Dương-981 hồi tháng 5.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên Online, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc bình luận rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhân dịp nước này đứng ra tổ chức hội nghị APEC để khôi phục vị thế quốc tế bị tổn hại vì chính sách hung hăng của nước này đối với các tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.
“Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại APEC chỉ là một bước nhỏ ban đầu trong một hành trình dài để khôi phục các mối quan hệ song phương trở lại mức độ trước khi xảy ra khủng hoảng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, Giáo sư Thayer nhận xét.
Ông cũng nói thêm rằng có vẻ như tình hình căng thẳng tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tiếp tục dịu xuống trong khoảng 6 tháng tới.
Giáo sư Carl Thayer là một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, từng có nhiều bài viết về Việt Nam.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, bất chấp chiến lược “gây cảm tình” mới của Trung Quốc, nước này vẫn sẽ tiếp tục lấn át chủ quyền tại biển Đông, tiếp tục xây cơ sở trên các đảo, tiếp tục đưa tàu tuần tra và tiến hành tập trận”, theo ông Thayer.
“Trung Quốc đang chìa một “cánh tay hòa bình” nhằm kéo sự chú ý của các nước trong khu vực khỏi hoạt động mà cánh tay còn lại đang làm – đó là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông”, chuyên gia Úc, người có nhiều bài viết về Việt Nam, cảnh báo.
Báo cáo công bố hồi tuần trước của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết có hình chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tạo ra một hòn đảo nhân tạo khổng lồ, với chiều dài ít nhất là 3.000 m, tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Vài ngày sau bản tin của IHS Jane’s, Trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn quân đội Mỹ, đã lên tiếng hối thúc Bắc Kinh ngừng ngay việc xây dựng hòn đảo nhân tạo nói trên.
Đáp lại phản ứng từ phía Mỹ và bản tin của IHS Jane’s, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố công trình xây dựng tại một vài bãi đá ở Trường Sa “chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc của cán bộ viên chức Trung Quốc làm việc tại đây để giúp họ có thể thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quốc tế như tìm kiếm và cứu hộ”.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc biến du lịch thành công cụ chính trị ép láng giềng
Họ không cần phả sử dụng tầu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu nguyên liệu. Một đội quân khách du lịch là đủ "dằn mặt".
Hình minh họa.
Tờ DW của Đức ngày 4/11 đăng bài phân tích của nhà bình luận Frank Sieren đã có 20 năm làm đại diện của báo này tại Bắc Kinh nhận định, Trung Nam Hải đã chứng minh rất rõ rằng họ không cần phải sử dụng tầu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu nguyên liệu. Một đội quân khách du lịch là đủ "dằn mặt" các nước láng giềng (mà Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ.
Trong năm 2013,.Trung Quốc vượt qua Đức và Mỹ trở thành nước cung cấp nguồn khách du lịch lớn nhất thế giới. Học viện Du lịch Trung Quốc đang ước tính rằng sẽ có 116 triệu lượt người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong năm nay, so với 20 triệu trong năm ngoái. Người Trung Quốc dành khoảng 3,1 ngàn USD cho du lịch, nhiều hơn du khách đến từ bất cứ quốc gia nào khác.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quôc đã nhanh chóng phát hiện ra các cơ hội và đã thiết kế các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách Trung Quốc. Hàn Quốc đón hơn 4 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc và tạo ra 44% tổng số doanh thu của ngành du lịch.
Tháng 8 vừa qua chính quyền quân sự Thái Lan dã bắt đầu miễn thị thực cho khách du lịch Trung Quốc. Tại Malaysia có nhiều khu vui chơi giải trí xây dựng nhằm phục vụ duy nhất đối tượng khách du lịch Trung Quốc, đối tượng chiếm 20% doanh thu từ ngành công nghiệp không khói này.
Tuy nhiên, du lịch đã được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ chính trị, Frank Sieren bình luận. Kể từ khi xảy ra thảm kịch máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines biến mất, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Malaysia đã giảm 1/3 từ tháng 5 vừa qua. Các khu nghỉ mát trống rỗng và nhiều công ăn việc làm trong ngành du lịch Malaysia bị mất.
Việt Nam cũng gặp tình cảnh tương tự. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã giảm 30% mà nguyên nhân chính là vấn đề căng thẳng trên Biển Đông sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV).
Khách du lịch Trung Quốc.
Nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thủ đoạn này của Bắc Kinh là Philippines. Rõ ràng Trung Quốc hiểu rằng du lịch có thể sử dụng như một công cụ gây áp lực chính trị và khó chịu cho Philippines khi Manila tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ. Để đối phó với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông ở Philippines, Bắc Kinh đã đưa ra một cảnh báo du lịch với công dân của họ.
Chỉ một động thái nhỏ như vậy đã gây ra hậu quả thảm khốc. Các hãng hàng không đã phải hủy bỏ 140 chuyến bay và 24 ngàn du khách Trung Quốc hủy tour du lịch đến Philippines, chiếm 2/3 tổng số du khách đã đăng ký, tương đương thất thu 10 triệu Euro.
Du lịch được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ chính trị được thể hiện rõ nét nhất là đối với Nhật Bản. Số liệu thống kê du lịch cho thấy rất rõ sự lên xuống của số lượng khách Trung Quốc sang Nhật Bản gắn liền với sự trồi sụt của quan hệ song phương xung quanh vấn đề chủ quyền nhóm đảo Senkaku.
Năm ngoái lượng khách du lịch Trung Quốc sang Nhật đã tăng gấp đôi so với năm 2012, nhưng rõ ràng bất cứ khi nào muốn, Bắc Kinh cũng có thể hãm ngay lập tức bằng cách đưa ra cảnh báo du lịch hoặc thắt chặt quy định xuất nhập cảnh.
Trung Nam Hải đã chứng minh rất rõ khả năng không cứ phải tàu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu để gây áp lực với các nước láng giềng. Chỉ cần đội quân khách du lịch là đủ. Trong thời điểm hiện nay, các nước láng giềng của Trung Quốc đã cảm nhận rõ rệt nhất thủ đoạn "dằn mặt" của hàng xóm.
116 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đi nước ngoài chỉ là con số khởi đầu, đến năm 2030 dự kiến con số này là 535 triệu lượt. Nửa tỉ khách du lich có thể là một đòn bẩy mạnh mẽ thật sự cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang "câu giờ" trong vấn đề Biển Đông Ngoại giao Trung Quốc xoa dịu các nước láng giềng, ngăn chặn Biển Đông và Hoa Đông xuất hiện trong chương trình nghị sự APEC sắp diễn ra tại Bắc Kinh. Các báo của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu gần đây đưa ra một số luận điệu mới phục vụ cho chủ trương đối ngoại của ban...