Trung Quốc đang làm mất lòng thế giới như thế nào?
Tờ Diplomat nhận định các hành động gần đây của Trung Quốc đã làm mất lòng nhiều quốc gia trên thế giới và có thể đi ngược lại tham vọng của nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga ngày 11.9.2018 để tham dự Diễn đàn kinh tế phương Đông
Trung Quốc đang nhận được nhiều sự chú ý từ toàn thế giới. Thực tế là Mỹ và các quốc gia khác tập trung vào Trung Quốc là dấu hiệu xác nhận tầm quan trọng và vị thế của “gã khổng lồ” châu Á, theo Diplomat.
Khi Trung Quốc đã tham gia câu lạc bộ các nước có quyền lực lớn, thế giới có một danh sách dài các yêu cầu và khiếu nại dành cho nước này.
Không ai phủ nhận rằng về lâu dài, tương lai có vẻ tốt đẹp cho Trung Quốc. Thế giới dân chủ chưa bao giờ tỏ ra bối rối hơn lúc này. Các hệ thống ổn định của ngày hôm qua dường như không nắm giữ câu trả lời cho ngày hôm nay. Dân chúng chia rẽ, và dường như không có sự đồng thuận. Ngược lại, ở Bắc Kinh và Moscow, nền chính trị mạnh mẽ, tập trung dường như đang chiến thắng.
Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc – với hiểu biết sâu sắc về lịch sử – sẽ khôn ngoan hơn nếu tạm dừng các hành động dưới đây, cân nhắc kỹ trước khi có hành động tiếp theo, theo Diplomat.
Tại thời điểm này, Bắc Kinh đang có hàng loạt động thái quyết đoán, thể hiện sự tự chủ và nổi bật. Trung Quốc tăng áp lực lên Đài Loan, muốn đóng cửa không gian quốc tế của hòn đảo và áp đặt áp lực ngoại giao. Ở Tân Cương, nhiều nguồn tin nói rằng Trung Quốc đang triển khai hệ thống công nghệ và an ninh lớn mạnh để quản lý những người Hồi giáo cực đoan. Ở Biển Đông, hành vi của Trung Quốc thậm chí còn ngang ngược hơn, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bằng những ngôn từ mạnh.
Theo Diplomat, sự tính toán của Trung Quốc là dễ hiểu. Nước này “mạnh tay” vì họ biết rằng thế giới cần đến mình trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, an ninh, chống lại biến đổi khí hậu…
Nhưng sự phản đối cũng bắt đầu nổi lên, chống lại câu chuyện về một Trung Quốc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi ngày càng nhiều người hiểu hơn về mô hình Trung Quốc và thấy cuộc sống hàng ngày của họ bị ảnh hưởng, họ bắt đầu nghi ngờ. Thái độ quyết đoán với Đài Loan, những hành động ở Tân Cương, sự phát triển hệ thống giám sát ở Tân Cương, sự ảnh hưởng của Trung Quốc với gần như mọi khía cạnh của cuộc sống mà không có sự kiềm chế về thể chế hay pháp lý… tất cả những điều này đang tạo ra sự chống đối.
Trong quá khứ, các vấn đề về Trung Quốc được nhận thức một cách riêng biệt. Nhưng giờ đây, chúng được gộp lại với nhau và tạo thành cơ sở cho sự phản đối chung.
Đột nhiên, có nhiều quốc gia thông cảm hơn với Đài Loan. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ bắt đầu cảm thấy khó chịu về việc các Học viện Khổng Tử được phép hoạt động ở phương Tây trong khi không có quyền tự do tương tự cho các học viện phương Tây ở Trung Quốc. Họ tự hỏi tại sao người Trung Quốc có thể mua, đầu tư và làm việc tự do trong môi trường phương Tây trong khi người nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn để làm điều tương tự ở Trung Quốc. Họ tự hỏi tại sao các nhà hoạt động Trung Quốc có thể tự do bày tỏ ý tưởng của họ ở London, Sydney, hay Washington khi có ít không gian cho hoạt động này ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi đơn giản: đâu là sự “có đi có lại”? Và họ không muốn nhận câu trả lời suông. Họ muốn thấy hành động và biện pháp thực sự cho thấy có sự công bằng.
Không ai phủ nhận Trung Quốc và người Trung Quốc có những thành công nhất định. Trung Quốc luôn là một đất nước vĩ đại, với nền văn hóa và văn minh vĩ đại. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy tiềm năng to lớn và thành tựu của người dân. Diplomat nhận định sự phát triển của nước này cần phải đi đúng hướng, và chính phủ Trung Quốc nắm giữ trách nhiệm rất lớn trong mục tiêu này.
Các hành động tạo ra sự đối kháng và căng thẳng, đặc biệt là vào thời điểm này, sẽ phản tác dụng một cách đồng loạt. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rằng Mỹ và các cường quốc khác đã làm “mất lòng” Trung Quốc. Ngày nay, chính quyền Trung Quốc dường như cũng đang đứng đứng ở vị trí “làm mất đi” sự thông cảm và ủng hộ của thế giới, theo Diplomat.
Việc Trung Quốc đánh mất sự ủng hộ của người phương Tây hay người dân toàn cầu sẽ là một bi kịch cho Trung Quốc, thậm chí cho cả thế giới. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nếu khôn ngoan, cần tự hỏi liệu các hành động hung hăng của họ ở Đài Loan, Tân Cương hay Biển Đông thực sự có đáng hay không? Tại sao đánh mất sự ủng hộ của thế giới chỉ vì điều này?
Theo Danviet
Nga - Trung vướng rào cản khi muốn hợp lực đối phó Mỹ
Nga và Trung Quốc ngày càng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực nhằm đối phó với sức ép từ Mỹ, song giữa hai nước vẫn tồn tại những rào cản nhất định trước khi thành lập một liên minh thực sự.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình ký kết văn kiện trong cuộc gặp tại Moscow năm 2017 (Ảnh: AFP)
Nga đã thể hiện mối quan tâm địa chính trị của mình thông qua một loạt sự kiện có sự tham gia của Trung Quốc tại vùng lãnh thổ của Nga vào tuần trước, từ cuộc phô diễn các khí tài quân sự, cho tới hội nghị thượng đỉnh, thậm chí cả màn nấu ăn và nâng ly giữa hai nhà lãnh đạo.
Thông qua hai sự kiện riêng biệt được tổ chức gần như cùng thời điểm, gồm Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) tại Vladivostok và tập trận quân sự Vostok-2018, Nga và Trung Quốc đã phát tín hiệu tới phương Tây rằng hai nước đang ngày càng thắt chặt quan hệ trong việc đối phó với "chủ nghĩa đơn phương" của Mỹ.
Các lệnh áp thuế thương mại của Mỹ với Trung Quốc và các lệnh trừng phạt bổ sung của Washington với Nga đã đưa Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau. Chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump đối với Mỹ đã tạo cơ hội để Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tự xây dựng hình ảnh bản thân như những "người hùng" của xu thế toàn cầu hóa và hợp tác song phương.
Trước thềm một loạt sự kiện diễn ra vào tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Li Hui đã nói với Tân Hoa Xã rằng mối quan hệ Nga - Trung đang ở giai đoạn "tốt nhất trong lịch sử". Bài viết đăng trên Tân Hoa Xã đã ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình là người đề xướng hợp tác khu vực trong bối cảnh "xu thế bảo hộ và chống toàn cầu hóa" đang lan rộng. Ngoài ra, bài viết cũng khẳng định vai trò của ông Tập trong việc thúc đẩy một kỷ nguyên ngoại giao mới với Nga.
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã nói với kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc rằng Moscow và Bắc Kinh cần "phản đối chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại, đồng thời cùng nhau xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới".
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau hai lần vào mùa hè năm nay, một lần tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong khuôn khổ hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6 và lần thứ hai tại thành phố Johannesburg, Nam Phi trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) hồi tháng 7.
Trong cuộc gặp tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) hôm 11/9, ông Tập Cận Bình đã nói về "sự độc nhất vô nhị" của quan hệ song phương Nga - Trung, đồng thời khẳng định hai nước vẫn dành sự ưu tiên cho việc gìn giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Diễn đàn EEF được tổ chức thường niên từ năm 2015 và là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm phát triển quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tái định hình quan hệ song phương
Hai nhà lãnh đạo Nga - Trung dự phiên thảo luận của Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok ngày 12/9 (Ảnh: AFP)
Thái độ nồng ấm của Chủ tịch Tập Cận Bình dành cho Tổng thống Putin tại EEF cũng như việc quân đội Trung Quốc tham gia trực tiếp vào Vostok-2018, cuộc tập trận lớn nhất của Nga từ sau Chiến tranh Lạnh, là tín hiệu cho thấy lãnh đạo hai nước đang tái định hình mối quan hệ song phương.
Theo nhận định của phương Tây trước đây, mối quan hệ gần gũi giữa Nga và Trung Quốc thực chất chỉ là kiểu liên minh bề nổi do hai nước vẫn tồn đọng nhiều vấn đề lịch sử cũng như căng thẳng trong việc cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. Tuy vậy, xét trong bối cảnh địa chính trị hiện thời với cấu trúc quan hệ quốc tế thay đổi, Nga và Trung Quốc sẽ được lợi nhiều hơn nếu hợp tác với nhau.
"Đúng là Nga và Trung Quốc có một số bất đồng và cạnh tranh ở khu vực Trung Á thời Liên Xô trước đây. Tuy nhiên những bất đồng và các cuộc xung đột trong quá khứ giữa Moscow và Bắc Kinh không nên bị thổi phồng. Điều quan trọng hơn là lập trường chung của hai nước trong việc phản đối trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu. Nga đã không thể đảo ngược được trật tự này sau cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2014. Bây giờ Trung Quốc cũng đang vướng vào một cuộc xung đột mang tính hệ thống với kiểu trật tự như vậy và đây được xem là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến thương mại hiện thời", Vassily Kashin, chuyên gia về Đông Á tại Viện Khoa học Nga, nói với trang tin DW.
Lợi ích riêng biệt
Một thời điểm bước ngoặt cho quan hệ Nga - Trung là vào năm 2014 khi mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây bắt đầu xấu đi sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ. Nga đã đề xuất bán các vũ khí hiện đại cho Trung Quốc, bao gồm cả máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không. Tới tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung về "các giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác chiến lược và đối tác toàn diện".
Theo báo cáo do chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ Angela Stent công bố năm 2016, Trung Quốc đã bảo vệ Nga nhằm tránh khỏi những tác động toàn diện của các lệnh trừng phạt khi phương Tây tìm cách cô lập Moscow. Tuy nhiên, chuyên gia James D.J. Brown, giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học Temple ở Tokyo, nhận định mối quan hệ Nga - Trung bị giới hạn bởi các lợi ích quốc gia của từng bên.
"Mỗi bên sẽ chỉ hỗ trợ bên còn lại chừng nào vẫn nhận thấy có lợi ích quốc gia của mình trong việc hỗ trợ đó", chuyên gia Brown nói với DW.
"Khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Trung Quốc không ra mặt thể hiện sự ủng hộ (Moscow). Nếu làm như vậy, Trung Quốc sẽ hứng chịu sự chỉ trích của phương Tây. Trung Quốc chỉ sẵn sàng đương đầu với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế nếu họ thấy rằng họ có lợi ích khi làm như vậy", ông Brown nói, đồng thời cho biết Trung Quốc không ủng hộ nhưng cũng không phản đối hành động của Nga.
Theo chuyên gia Stent, ngay cả khi Trung Quốc và Nga phản đối trật tự toàn cầu với vai trò lãnh đạo của Mỹ, họ cũng chưa đạt được sự đồng thuận về việc "trật tự thế giới trong tương lai sẽ như thế nào".
Mối quan hệ đặc biệt
Ông Putin và ông Tập cùng nhau làm bánh tại Nga trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Vladivostok (Ảnh: Reuters)
Chủ nghĩa thực dụng vẫn là rào cản chính trên con đường thành lập liên minh lâu dài giữa Nga và Trung Quốc và liên minh này có thể được củng cố như một khối tương tự NATO. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quan hệ liên minh giữa Nga và Trung Quốc không thể phát triển mạnh mẽ hơn.
"Mối quan hệ này có thể sẽ vẫn kéo dài. Điều này xuất phát từ việc cả Nga và Trung Quốc đều phải đối mặt với sự căng thẳng trong quan hệ với Mỹ, từ đó cho phép hai nước bỏ qua một bên những bất đồng", chuyên gia Brown nhận định.
Theo ông Brown mối quan hệ chiến lược ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc là mối quan hệ "gần giống như liên minh". Mối quan hệ này thiếu đi những yếu tố để hai nước có thể hợp nhất các lợi ích chiến lược.
"Đối với một mối quan hệ là liên minh thực sự, cần phải có cam kết về phòng vệ tập thể", ông Brown nói, đề cập tới kiểu phòng vệ mà một bên sẽ bảo vệ bên còn lại trong trường hợp bị tấn công. Tuy vậy, chuyên gia này cho rằng hiện tại giữa Nga và Trung Quốc chưa có cam kết an ninh kiểu như vậy. Theo đó, ngay cả khi hợp tác an ninh song phương được tăng cường tới mức chưa từng có tiền lệ, mối quan hệ Nga - Trung vẫn chưa được coi là liên minh thực sự.
"Hiện tại, có vẻ như không nước nào muốn mạo hiểm khi vướng vào các cuộc xung đột của nước còn lại", ông Brown nói về quan hệ Nga - Trung trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thành Đạt
Theo Dantri/ DW
Trung Quốc cáo buộc Đài Loan chiêu mộ gián điệp phá hoại đất nước Trung Quốc ngày 16.9 đã cáo buộc cơ quan gián điệp của đảo Đài Loan, đang đẩy mạnh chiêu dụ công dân Trung Quốc làm gián điệp để "xâm nhập" và "phá hoại" đất nước. Ông An Fengshan - Ảnh: Internet Phát ngôn viên Phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, ông An Fengshan nói rằng các cơ quan liên quan ở...