“Trung Quốc đang là mối lo an ninh lớn nhất của người Nhật”
60% người Nhật được hỏi trong cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 1 nói Trung Quốc khiến họ cảm thấy lo ngại…
“Chính sách quân sự và an ninh của Trung Quốc thiếu minh bạch, bao gồm minh bạch về ngân sách”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trước báo giới vào hôm thứ Sáu tuần trước (Ảnh: Bloomberg)
Người dân Nhật Bản đang lo ngại về sức mạnh quân sự và sự hung hăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á hơn bất kỳ vấn đề an ninh nào khác. Đây là kết quả một cuộc khảo sát ý kiến vừa được Chính phủ Nhật công bố.
Theo tin từ Bloomberg, 60% người Nhật được hỏi trong cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 1 nói Trung Quốc khiến họ cảm thấy lo ngại, tăng so với tỷ lệ 46% đưa ra câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát cách đây 3 năm.
Trái lại, tỷ lệ người dân Nhật đưa ra câu trả lời lo ngại Triều Tiên đã giảm xuống còn khoảng 53% từ mức khoảng 65%.
Giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, đang tồn tại tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tàu và máy bay của hai nước thường xuyên “chạm mặt” ở khu vực tranh chấp này.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang tìm cách tăng cường sức mạnh cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), một phần nhằm đáp trả lại chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
“Chính sách quân sự và an ninh của Trung Quốc thiếu minh bạch, bao gồm minh bạch về ngân sách”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trước báo giới vào hôm thứ Sáu tuần trước. “Chúng tôi muốn tiếp tục tìm kiếm sự minh bạch từ Trung Quốc”.
Theo dự kiến, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có cuộc đàm phán về an ninh tại Tokyo vào ngày 19/3 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên hai nước đàm phán an ninh trong vòng 4 năm trở lại đây.
Cuộc đàm phán dự định được tổ chức sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm ngoái, đánh dấu cuộc gặp thượng đỉnh song phương lần đầu tiên giữa hai nước kể từ tháng 5/2012.
Trong cuộc khảo sát ý kiến người dân Nhật, ở câu hỏi về hợp tác với quốc phòng với các quốc gia khác không phải là Mỹ, tỷ lệ người Nhật nhận thấy lợi ích từ trao đổi quân sự với Trung Quốc và Triều Tiên giảm khoảng 1/3 so với cách đây 3 năm. Trong khi đó, Đông Nam Á nổi lên thành đối tác quân sự hữu ích nhất đối với Nhật – theo kết quả khảo sát.
59% người Nhật cho rằng, quy mô hiện tại củ lực lượng vũ trang Nhật là phù hợp. Tuy vậy, một tỷ lệ ngày càng tăng người dân nước này ủng hộ việc tăng cường quy mô quân đội. Khoảng 30% người Nhật muốn mở rộng lực lượng vũ trang, tăng từ mức 25% trong cuộc khảo sát trước và 14% trong cuộc khảo sát cách đây 6 năm.
Một tỷ lệ lớn chưa từng có 71,5% người Nhật nói quan tâm tới SDF, và hơn 92% có ấn tượng tốt với lực lượng vũ trang của đất nước.
Trong cuộc khảo sát năm nay, Văn phòng Nội các Nhật đã hỏi ý kiến của 1.680 người trong thời gian từ ngày 8-18/1. Cuộc khảo sát được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1969.
Theo Diệp Vũ
VNEconomy
Nhật-Trung nối lại hội đàm an ninh sau 4 năm
Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tô chưc cac cuôc hội đàm an ninh tai thủ đô Tokyo vào cuối tháng 3. Đây là cuôc hôi đam an ninh đâu tiên trong 4 năm qua va được xem như tín hiệu tích cực cho mối quan hệ Trung-Nhật, vốn đang căng thẳng vì các tranh chấp lãnh thổ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi tháng 11/2014 (Ảnh: AFP)
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cuôc hôi đam an ninh trên se được tổ chức vào ngày 19/3 tới vơi sư tham dư cua các quan chức hàng đầu đên từ Bộ Ngoại giao và Bô Quốc phòng hai nước. Lân hôi đam gân đây nhât giưa Nhât Ban va Trung Quôc vê vân đê nay diên ra vao thang 1/2011 tai Băc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đa co cuôc găp măt đầu tiên hôi tháng 11 năm ngoai, bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đây đươc xem la môt bươc tiến hướng tới cai thiên mối quan hệ hai bên.
Cũng trong tháng 11/2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Trung Quôc Vương Nghi đa đồng ý nối lại các cuộc đàm phán an ninh diên ra lân đâu vao năm 1993.
Môi quan hệ giữa nên kinh tê lơn thư 2 và thư 3 thê giơi đa bi tôn hai bơi tranh châp chủ quyền xung quanh cac quân đao Senkaku/Điếu Ngư và các di sản chiến tranh.
Tàu tuần tra và máy bay chiến đấu của hai nước thương xuyên giap măt nhau gân cac đảo không người ơ hiện do Nhật Ban. Tinh trang nay làm dây lên lo ngai rằng môt vụ va chạm bất ngờ cung có thể leo thang thành xung đột lơn.
Thu Tra
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc chi mạnh tay hơn cho quốc phòng ... Các nước láng giềng của Bắc Kinh đang lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng kể trên mà không gặp phải bất kỳ hành động trừng phạt nào... Ngày 24/2, Hãng Fox...