Trung Quốc đang hưởng lợi từ Mỹ?
Trên thực tế, TQ đang được hưởng lợi từ các hoạt động thực thi luật biển của Mỹ.
Các tàu thuyền đi từ hạt Marin đến San Francisco, Bắc California (Hoa Kỳ) vào giờ cao điểm luôn gặp phải một cảnh tượng mới. Đó là các tàu chở hàng to lớn và cồng kềnh mang biển hiệu và treo cờ TQ đang rẽ sóng dưới cầu Cổng Vàng khiến cho các tàu thuyền du lịch trên biển phải tránh ra xa. Những chiếc tàu đó chở hàng hóa từ TQ đến cảng Oakland và làm cho Mỹ phải nhập siêu.
Tại khu vực Thái Bình Dương, TQ là một cường quốc về thương mại. Theo thống kê của Trung tâm phân tích hải quân Hoa Kỳ, TQ là công xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới và có đội thương thuyền đứng thứ ba với số lượng tàu nhiều nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng giao dịch container của thế giới và hầu như tất cả các thùng thép vận chuyển trên đại dương đều được làm từ quốc gia này.
Hiện nay, phần lớn các hoạt động an ninh về hàng hải trên Thái Bình Dương là do Mỹ cung cấp miễn phí. Tàu thuyền của TQ tự do đi lại dựa trên sự bảo vệ của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại Trân Châu cảng, Hawaii. Do vậy, trên thực tế, TQ đang được hưởng lợi từ các hoạt động thực thi luật biển của Mỹ. Tuy nhiên, ở Tây Thái Bình Dương, TQ đã có những hành động khiêu khích các đồng minh thân cận của Washington, đồng thời thách thức luật pháp hàng hải quốc tế.
Nhiều quan chức Mỹ đã từng đề cập đến thách thức tiềm ẩn trong những hành động của TQ. Các quan chức dân sự và quân sự thường sử dụng một lối ẩn dụ kỳ quái ở trên mặt đất để thảo luận về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ đối với các vùng biển rộng lớn trên thế giới. Họ toàn đưa ra các vấn đề về thực thi “luật pháp trên bộ”, như luật pháp về thương mại là lĩnh vực Hoa Kỳ muốn đổi mới thông qua Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Những con tàu qua lại dưới cầu Cổng Vàng của Mỹ. Ảnh: Reuters
Còn về an ninh hàng hải, đặc biệt là các đường biển đi qua các vùng tranh chấp nơi Trung Quốc gọi là vùng “giáp biển” của mình, Hoa Kỳ cho rằng để bảo vệ các tuyến đường biển thương mại quan trọng này, mọi tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực và đe dọa.
Tuy nhiên, trong cuốn sách quyển sách mới xuất bản với nhan đề “Trật tự Thế giới” cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng quan điểm của TQ về thực thi luật pháp không nhất thiết phải giống như Hoa Kỳ, “khi bắt buộc phải tuân thủ luật chơi và phải có trách nhiệm theo hệ thống quốc tế, nhiều người TQ kể cả lãnh đạo cấp cao đều có phản ứng tự nhiên theo một nhận thức cố hữu là TQ đâu có tham gia xây dựng luật pháp của hệ thống này.”
Theo ông Kausikan – một quan chức của Bộ Ngoại giao Singapore, tất cả người dân TQ đều nhận thức về sự kiện xảy ra 100 năm (trước năm 1949) khi mà các cường quốc phương Tây và Nhật Bản xâm lược và gây đau khổ cho nhiều người dân TQ, “đừng ảo tưởng khi cho rằng TQ sẽ là một bên tham gia có trách nhiệm trong một trật tự của khu vực và thế giới, một trật tự không có sự thiết lập và đã gây cho họ cả một thế kỷ nhục nhã”.
Các quan chức Hoa Kỳ cho rằng TQ đã thực hiện nhiều quy định quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại khi gia nhập WTO năm 2001. Nhưng đối với các nước láng giềng, TQ đang thách thức luật pháp và các chuẩn mực vốn đã giữ cho khu vực Biển Đông được an toàn kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, thách thức mọi quy định mà TQ đã từng cam kết.
Trong năm 2002, TQ đã ký với các nước láng giềng trong ASEAN một hiệp định đồng ý giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, như Công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật biển (UNCLOS). Tuy nhiên, TQ lại thường xuyên tranh chấp và gây căng thẳng với các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines về việc kiểm soát ba nhóm đảo và đá ở Biển Đông là Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi đá ngầm Scarborough – và tranh chấp với Nhật Bản về hòn đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư. Trong tháng 3 vừa qua, Philippines đã phản đối yêu sách hàng hải của TQ theo UNCLOS, TQ đã tức giận từ chối trọng tài.
TQ đã tìm cách ngăn chặn các tàu hải quân và tàu chở máy bay của Hoa Kỳ đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của TQ. Theo Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đồng minh, đây là hành động vi phạm UNCLOS. Tháng 8 vừa qua, một máy bay chiến đấu TQ đã cắt đường bay của một máy bay tuần tra biển P-8 của hải quân Hoa Kỳ trong không phận quốc tế, cách đảo Hải Nam khoảng 135 dặm, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xem đây là hành động cực kỳ nguy hiểm.
Tranh chấp về EEZ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của các tuyến đường biển xuyên Thái Bình Dương vốn đã được giám sát bởi hải quân Hoa Kỳ qua nhiều thế hệ. Bill Hayton tác giả của cuốn sách “Biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á” xuất bản đầu năm nay cho rằng: “các thảo luận pháp lý về việc tàu quân sự của một nước có thể đi trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác đã làm cho Hoa Kỳ và TQ tiến gần đến xung đột. Đây là cuộc chiến thể hiện nhu cầu của Hoa Kỳ về việc tiếp cận các khu vực “chung của thế giới” với sự kiểm soát an ninh của TQ, cuộc chiến này sẽ định hình tương lai cả ở bên trong và ngoài châu Á”.
Theo Hayton, biển Đông bản thân nó có vai trò lịch sử liên quan đến các vụ tranh chấp. Vào năm 1603, Công ty Đông Ấn của Hà Lan đã tịch thu một thuyền của Bồ Đào Nha chứa đầy lụa thô và vàng gần eo biển Malacca và thuê một luật gia Hà Lan là Hugo Grotius bảo vệ cho hành động của mình. Ông này đã viết một cuốn sách bằng tiếng La tinh với nhan đề “Biển tự do” với lập luận cho rằng biển là một lãnh thổ quốc tế và phải được dành cho tất cả mọi người.
Nhiều thế kỷ sau, lập luận này đã được các cường quốc sử dụng để biện hộ cho hành động các tàu thương mại đi những nơi nào họ muốn, kèm theo các thuyền trang bị vũ khí đi hộ tống để thể hiện uy quyền của họ.
(Còn tiếp)
Video đang HOT
Theo Vietnamnet
Mỹ và Trung Quốc lại đối đầu về biển Đông
Mỹ và Trung Quốc lại đối đầu về biển Đông, khi Mỹ cùng các nước đều xem việc Trung Quốc (TQ) xây dựng đảo nhân tạo trên bãi san hô Đá Chữ Thập - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng bị TQ chiếm đóng - để lập dựng sân bay quân sự là một nỗi đe dọa an ninh khu vực.
Ảnh vệ tinh chụp công trình trên Bãi Đá Ngầm
Dù hợp tác kinh tế Mỹ - Trung được củng cố sau hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh, nhưng những lợi ích quân sự ở biển Đông vẫn còn đó.
Thông tin TQ xây đảo nhân tạo Bãi Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa đã soi rọi ánh sáng vào một khu vực mà cả Mỹ - Trung đều không có chuyện hợp tác.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defense (Anh) cho biết hải quân TQ từ 3 tháng qua dùng tàu hút bùn nạo vét vùng biển Đông giàu tài nguyên để xây đảo nhân tạo dài 3.000m và rộng 200-300m này.
Ảnh chụp vệ tinh đã ghi lại hoạt động trái phép này của TQ từ ngày 8.8 đến 14.11. Theo phân tích, công trình này có đường băng là để chiến đấu cơ cất - hạ cánh và TQ còn xây một bờ kè để tàu chở dầu và tàu chiến lớn có thể cập bờ.
Giới truyền thông Hồng Kông còn đưa tin TQ sắp khánh thành một căn cứ không quân đầu tiên trên đảo nhân tạo này.
Thông tin này đánh động những nước có quyền lợi chung tại Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, trong khi Mỹ cũng chú ý vành đai Thái Bình Dương trong chủ trương "xoay trục về châu Á".
Mỹ là đồng minh lâu năm của Philippines, đã nhiều lần kêu gọi TQ cùng các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp hòa bình, không ép buộc nhau, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để kéo giảm căng thẳng.
Vài ngày sau khi IHS công bố thông tin trên,trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn quân đội Mỹ hôm 21.11 cho biết đã đề nghị TQ ngừng những hoạt động cải tạo đất, xây dựng ở biển Đông.
Mỹ và Trung Quốc lại đối đầu về biển Đông
"Chỉ để trồng rau, cải thiện đời sống anh em chiến sĩ"
IHS nêu trước đây bãi Đá Chữ Thập chìm dưới nước, người chỉ có thể ở từ lúc có nền bê-tông do hải quân TQ xây.
Tạp chí này nói đó là nơi đồn trú của một đơn vị quân TQ, có hệ thống phòng không, hệ thống chống người nhái, phương tiện liên lạc và một nhà kính để trồng rau củ.
Đó là dự án thứ tư do TQ thực hiện tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ ngày 12 đến 18 tháng qua và hiện là dự án quy mô lớn nhất.
Ngày 24.11, cựu thiếu trướng La Viện của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) cảnh báo Mỹ "tránh xa" việc TQ xây đảo nhân tạo này.
Ông ta giải thích với phụ san Hoàn cầu thời báo của Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản TQ): "Mỹ rõ ràng thiên vị, chứ Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng xây những cơ sở quân sự", rồi đề nghị "Mỹ tránh xa việc này ra". "TQ sẽ chống lại áp lực quốc tế và tiếp tục xây dựng, bởi vì điều này hoàn toàn hợp pháp", ông La nói.
Những bình luận của Bộ Ngoại giao của TQ phát tín hiệu Bắc Kinh sẽ gạt tất cả những đề xuất ngưng mọi hoạt động có thể làm căng thẳng leo thang của bất kỳ nước nào:
Bà Hoa Xuân Oánh nói hôm 24.11: "Tôi nghĩ bất kỳ ai thuộc thế giới bên ngoài đều không có quyền có những bình luận vô trách nhiệm về những hoạt động của TQ".
Bà giải thích TQ đang xây dựng "cơ sở hạ tầng" trên bãi san hô chủ yếu để cải thiện chất lượng đời sống của những người lính đồn trú tại đó, và để TQ "hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế trong hoạt động tìm kiếm-cứu hộ để phục vụ nhân loại".
Ông Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hồi tháng rồi 10 ngang ngược tuyên bố: "TQ có chủ quyền không tranh chấp tại các quần đảo ở biển Đông" và Bắc Kinh có quyền tiến hành xây dựng hoặc bất kỳ hoạt động nào tại các quần đảo này.
Hoàn cầu Thời báo viết: "Việt Nam và Philippines nên quen dần với việc TQ xây đảo trên biển Đông. Chúng ta cũng hy vọng Mỹ cũng sẽ làm quen sự hiện hiện thường trực của TQ trên các vùng biển".
IHS đánh giá hành vi ngang ngược này của Bắc Kinh là để các nước xung quanh từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền, hoặc tạo cho TQ một vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn trong trường hợp đàm phán về khu vực tranh chấp.
Cho đến nay, TQ không có một căn cứ nào để hoạt động tại biển Đông, khác với các nước khác đang tranh chấp biển đảo với họ, theo IHS.
Theo tờ Christian Science Monitor, TQ cũng từng tuyên bố sẵn sàng đổ máu và đổ của để đòi chủ quyền biển Đông. Ỷ vào sức mạnh quân sự để hù dọa các nước cùng tranh chấp quyền lợi, và việc xây dựng một căn cứ không quân tại đảo Đá Chữ Thập sẽ cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát khu vực.
Hoàn cầu Thời báo viết: "Việt Nam và Philippines nên quen dần với việc TQ xây đảo trên biển Đông. Chúng ta cũng hy vọng Mỹ cũng sẽ làm quen sự hiện hiện thường trực của TQ trên các vùng biển".
Hoặc ít ra là chứng cứ cho việc TQ đòi độc chiếm hầu hết biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn trữ dầu khí dồi dào và cũng là một những vị trí chiến lược quan trọng nhất của châu Á.
Báo này cũng khẳng định TQ "đã có những động thái hung hăng" trên biển Đông, nhưng họ lại vi phạm một thỏa thuận đã ký với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hồi 20 năm trước:
Hai bên đã hứa "kiềm chế các hoạt động có thể gây thêm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, tác động đến hòa bình và ổn định".
Cơ hội chủ nghĩa, lấy hạt mè mà ném đi quả dưa
Giáo sư David Arase của khoa chính trị đại học John Hopkins ở Nam Kinh (TQ), nói: "TQ rất cơ hội chủ nghĩa, cứ thúc đẩy để xem họ có thể nhận được gì và lấy được bao nhiêu thì lấy. Bằng cách thực hiện những bước nhỏ để tránh khiêu khích Mỹ hành động ủng hộ các đồng minh trong khu vực, TQ đang cố làm các nước tranh chấp chủ quyền nản lòng và đẩy họ vô cảnh họ đã từ bỏ quyền lợi".
Nhà phân tích Tran Truong Thuy của Viện nghiên cứu Đông Á (Việt Nam) nói: "Họ tiếp tục chiến lược những lát cắt xúc xích, từng rặng san hô một, từng bước một. Trong thực tế, họ muốn hóa biển Đông thành một cái hồ TQ".
Nhưng các động thái bạo lực của TQ - phần nào do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn tỏ ra mạnh mẽ trước mặt nhân dân TQ -có nguy cơ tạo ra sự thù địch với các nước láng giềng, khiến cuộc sống chung với họ trở nên khó khăn hơn.
Xue Li, trưởng ban chiến lược quốc tế thuộc Viện khoa học xã hội TQ nói với báo The Christian Science Monitor: "Hải quân TQ có thể đánh bại tất cả các lực lượng hải quân ASEAN. Vấn đề là có đáng phải làm thế. Chúng tôi đã chọn lấy một hạt mè mà ném đi một quả dưa".
Tiền đồn quân sự TQ ở quần đảo Trường Sa
"Bắc Kinh đã kẻ một lằn ranh đỏ"
Các nhà phân tích còn nói căng thẳng địa - chính trị châu Á không giảm đi, khi TQ lại có những hành vi ngang ngược trên biển Đông, củng cố việc Bắc Kinh nhất quyết bành trướng quân sự bằng mọi giá.
"TQ cho rằng Biển Đông là của họ. Họ không sẵn sàng thương lượng với các nước láng giềng", theo nhà nghiên cứu Michael Raska thuộc Chương trình chuyển hóa quân sự của Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore).
Nhà phân tích Amarjit Singh về những nguy cơ an ninh quốc gia của IHS nói:
"Việc TQ không nghe đề nghị của Mỹ và ASEAN hãy ngưng mọi hành động vì quan điểm của họ đã rõ ràng: về lãnh thổ, Bắc Kinh tin họ sẽ kiểm soát được biển Đông.
Nếu nảy sinh vấn đề, họ sẽ xử lý với từng nước trên cơ sở song phương, nên sẽ không có chuyện họ làm việc đa phương với các nước thành viên ASEAN".
Các hành động của TQ diễn ra ngay sau những dấu hiệu cải thiện quan hệ TQ-ASEAN. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Úc, ông Tập bày tỏ quyết tâm gìn giữ hòa bình khu vực thông qua đối thoại và tư vấn.
Việc ông Tập bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở hội nghị APEC cũng được xem là một bước đột phá ngoại giao.
TQ và Nhật đang có tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông, vốn được cho là có nguy cơ xung đột quân sự lớn hơn ở biển Đông, theo nhà phân tích Singh của IHS.
Ông nói: "TQ đang lấy thế để nói với phần còn lại của châu Á: "quý vị phải chỉnh đốn và thích ứng với thực tế là chúng tôi là một láng giềng mạnh. Chúng tôi sẽ hòa nhập cùng quý vị, nhưng về lãnh thổ, chúng tôi đã kẽ một lằn ranh đỏ".
Theo Một Thế Giới
Hoàn Cầu tự đắc: Đã đến lúc Trung-Mỹ cùng nhau "thống trị" thế giới Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 19/11 đăng tải bài phân tích về tình hình quốc tế "hậu APEC": Liệu mô hình G2 có tái hiện? Trung Quốc và Mỹ có thể bắt tay "bảo vệ" thế giới hay không, và những nhân tố nào khiến cho hai cường quốc này xích lại gần nhau? Khái niệm mô hình G2...