Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang thực hiện một âm mưu đen tối và to lớn ở Biển Đông với vô vàn các động thái liên tiếp, không ngừng, không thể không cảnh giác.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 1

Hình ảnh đá Chữ Thập trên mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 15 tháng 10 năm 2014

Tân Hoa xã ngày 17 tháng 10 đăng bài viết nhan đề “Sân bay tiền tuyến Trung Quốc đặt ở đá Chữ Thập, có thể không kích khu vực xung quanh 800 km”, bài viết được cho là dẫn nguồn “Tuần san Tin tức Trung Quốc”.

Theo bài viết, gần đây Trung Quốc liên tiếp có các động thái (phi pháp) ở khu vưc Biên Đông, từ quản lý hành chính đến bố trí quân sự, những hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau.

Kế tiếp tổ chức lễ thượng cờ quốc khánh trai phep ở đảo đá liên quan, trong tháng 9 năm 2014, các quân chủng lớn Hải quân, Không quân và Pháo binh 2 Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận thực binh liên hợp mang tên “Hành động liên hợp-2014A” ở Biển Đông.

Tiếp theo, Trung Quốc tiếp tục khởi động hoạt động “thực thi pháp luật” (bất hợp pháp) ở khu vực Biển Đông (tàu Hải tuần-21 ngày 9 tháng 10 xuất phát từ cảng ở đảo Hải Nam, đến tuần tra ở đá Bắc, nhóm Lưỡi Liềm, cuối cùng đến đảo Phú Lâm – thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Đồng thời, triển khai công trình “đá hóa đảo” (bất hợp pháp) ở 6 đá ngầm trên quần đảo Trường Sa, đã gây chú ý cho các bên. Đặc biệt, những thông tin về việc thi công sân bay (bất hợp pháp) ở đá Chữ Thập càng trở thành trung tâm chú ý của dư luận.

Đối với thông tin Trung Quốc có kế hoạch chi tiền khổng lồ xây dựng (phi pháp) sân bay ở đá Chữ Thập trên quân đao Trương Sa, Bô Ngoai giao Trung Quôc ngang nhiên tuyên bố: “Nếu Trung Quốc tiến hành hoạt động gì trên đảo đá ngầm liên quan, thì cũng hoàn toàn là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.

Bên ngoài phổ biến cho rằng, câu trả lời như vậy chẳng khác nào đã ngầm thừa nhận kế hoạch này. Thái độ của Quân đội Trung Quốc càng cứng rắn, ngang ngươc hơn, cho rằng “Philippines va Việt Nam không có tư cách nói ra nói vào đối với xây dựng Biên Đông của Trung Quốc”.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 2

Hình ảnh này được cho là “Dự án nghiên cứu kỹ thuật đá ngầm Biển Đông” (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Có phân tích cho rằng, Trung Quốc xây sân bay ở đá Chữ Thập, Trường Sa, có nghĩa là cứ điểm quân sự ở Trường Sa của Quân đội Trung Quốc đã lặng lẽ hình thành (hành động này là nguy hiểm và bất hợp pháp).

Ngang nhiên biến đá Chữ Thập thành pháo đài

Theo bài báo, hiện nay, tình hình “bảo vệ cai goi la chủ quyền” quân đao Trương Sa rât nghiêm trọng. Việt Nam, Philippines đều đã tiến hành xây dựng cứ điểm quân sự quan trọng trên các đảo, đá (bài báo không chut xâu hô gọi là bị xâm chiếm), đồng thời làm cho chúng trở thành trung tâm chỉ huy ở các đảo đá Trường Sa.

Hiện nay, quần đảo Trường Sa tổng cộng có 4 sân bay có thể cất hạ cánh may bay chiên đâu cỡ lớn: Sân bay đảo Ba Bình do nhà cầm quyền Đài Loan kiểm soát; Việt Nam đã thi công sân bay trên đảo Trường Sa, hoàn thiện các công trình quân sự; Philippines đã xây dựng sân bay lớn nhất trong quần đảo Trường Sa ở đảo Thị Tứ; Malaysia đã xây dựng sân bay ở đá Hoa Lau (sau lấn biển xây dựng đảo nhân tạo).

Đá Chữ Thập là một trong 7 đá san hô ở quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát (bất hợp pháp) hiện nay. Tọa độ địa lý là 9 độ 37 phút vĩ Bắc, 112 độ 58 phút kinh Đông, đá ngầm này hình bầu dục, toàn bộ đá ngầm rộng khoảng 7 km, dài 22 km, hình thái hồ cạn không rõ ràng, nước sâu 14,6 – 40 m, khi thủy triều lên chìm dưới mặt biển 0,5 – 1 m, khi thủy triều rút chỉ lộ ra một ít đá ngầm.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 3

Hình ảnh đá Gạc Ma nhanh chóng biến thành đảo nhân tao trên báo chí Trung Quốc

Từ tháng 2 tới tháng 8 năm 1988, căn cứ vào quyết định (bất hợp pháp) của Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) một trạm quan sát biển có người đồn trú ở đá Chữ Thập, quân đao Trương Sa và xây dựng (bất hợp pháp) một chỗ đỗ máy bay trực thăng, 1 bến tàu lớp 4.000 tấn, 1 tòa nhà 2 tầng và 1 lán rau 500 m2. Hiện nay đã biến nó thành pháo đài, đóng hơn 200 quân. Tuy nhiên, theo bài báo, do chưa xây dựng được đường băng dành cho may bay chiên đâu chủ lực, khả năng đe dọa quân sự (và xâm lược của Quân đội Trung Quốc) giảm đáng kể.

Bài báo cho rằng, trong nhiều lần “bảo vệ cai goi la chủ quyền” Biển Đông, so với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa (gồm bãi cạn Scarborough ăn cướp từ tay Philippines năm 2012), quần đảo Trường Sa do cách xa đất liền (Trung Quốc), “đấu tranh bảo vệ chủ quyền” – thưc chât la ăn cươp của Quân đội Trung Quốc rất khó khăn do thiếu sân bay tiền tuyến. Cùng với tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, hạn chế này ngày càng rõ ràng.

Quân đội Trung Quốc “canh cánh trong lòng” đối với “hải chiến Hoàng Sa” và “hải chiến Trường Sa” (đây là 2 cuộc chiến tranh xâm lược biển đảo của Việt Nam do Trung Quốc tiến hành) lần lượt vào tháng 1 năm 1974 và tháng 3 năm 1988, mặc dù hai cuộc chiến tranh trên biển này “giành toàn thắng” bằng Quân đội Trung Quốc, nhưng lộ rõ sự yếu ớt về quyền kiểm soát trên không, cộng với lo sợ sự chi viện của Không quân Việt Nam, vì vậy quy mô chiến sự không lớn.

Sau chiến tranh không lâu, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) một sân bay ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, làm cho bán kính tác chiến và phạm vi kiểm soát trên không của lực lượng hàng không Hải quân tăng lớn, nhưng khả năng chi viện cho tác chiến ở quần đảo Trường Sa có hạn, còn lâu mới có thể đáp ứng nhu cầu cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” Biển Đông hiện nay (ý là tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược các đảo, đá ngầm còn lại của Việt Nam và các nước khác trong tương lai theo chủ trương bành trướng, xâm lược băng “đường lưỡi bò”).

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 4

Hình ảnh đá Gaven ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Tân Hoa xã ngày 10 tháng 10 năm 2014

Vì vậy, Quân đội Trung Quốc khao khát xây dựng (bất hợp pháp) một sân bay tiền tuyến ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Chuyên gia hải quân Trung Quốc Doãn Trác từng đưa ra đề án “nhanh chóng xây dựng (bất hợp pháp) bến tàu và sân bay tìm kiếm cứu nạn ở Trường Sa” tại “Lưỡng hội” (kỳ họp của Chính hiệp và Quốc hội Trung Quốc) vào năm 2013.

Bài báo tự tiện cho rằng, trong quân đao Trương Sa, bãi đá ngầm của đá Chữ Thập khá lớn, xung quanh không có cứ điểm của “địch” ở lân cận, vì vậy môi trường tương đối an toàn, là một đá ngầm có tiềm năng phát triển tương đối lớn. Chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc có thể lấn biển, tạo đất (bất hợp pháp) ở đá Chữ Thập, xây dựng căn cứ quân sự hải không quân cỡ lớn, phô diễn sức mạnh uy hiếp/đe dọa (đối với Việt Nam và các nước khác ven Biển Đông).

Bài báo dẫn “những người theo dõi lâu dài” vân đê Biên Đông cũng cho rằng, hiện nay, quân đao Hoang Sa, quần đảo Trung Sa, bãi cạn Scarborough đều nằm dưới sự kiểm soát thực tế (bất hợp pháp) của Trung Quốc, việc “bảo vệ chủ quyền Trường Sa” cần gia tăng “đe dọa quân sự”.

Bài báo ngang nhiên cho rằng, nếu mở rộng đá Chữ Thập thành đảo, thì nó đủ để cho Trung Quốc có được một sân bay và căn cứ quân sự có thể đậu tàu chiến lớp 5.000 tấn ở Biển Đông cách xa đất liền. Các phương tiện truyền thông và chuyên gia Nga cho rằng, một khi việc mở rộng đá Chữ Thập hoàn tất, Trung Quốc có khả năng triển khai (bất hợp pháp) tên lửa phòng không Hồng Kỳ-9 (HQ-9) ở đó, đồng thời triển khai (bất hợp pháp) máy bay trực thăng vận tải, tàu đổ bộ tốc độ nhanh và lực lượng thuyền máy, như vậy có thể tăng cương ưu thế quân sự cươp đoat cac bai đá ngầm, tranh chấp ở xung quanh.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 5

Video đang HOT

Hình ảnh đá Tư Nghĩa trên mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 15 tháng 10 năm 2014

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình phân tích cho rằng, đá Chữ Thập cách đảo Trường Sa – Trung tâm chỉ huy quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Thị Tứ – trung tâm chỉ huy quần đảo Trường Sa của Philippines khoảng 225 km, cách căn cứ đá Vành Khăn (hiện do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) khoảng 295 km, cách đá Subi (hiện do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) khoảng 195 km, cách bãi ngầm James khoảng 625 km, cách Việt Nam khoảng 500 km, cách Malaysia khoảng 550 km, cách Philippines khoảng 550 km, cách đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khoảng 800 km.

Tống Trung Bình công khai dùng “hỏa lực mồm” và ngạo mạn cho rằng: “Khoảng cách này là phạm vi tấn công hỏa lực của tất cả máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Trung Quốc, căn cứ không quân ở đá Chữ Thập có thể giúp Trung Quốc kiểm soát vùng trời Biển Đông về quân sự một cách thực sự”.

Theo phần tử “bành trướng vũ lực” Tống Trung Bình, vị trí chiến lược của đá Chữ Thập không thể thay thế, vì vậy giá trị chiến lược của nó chính là giá trị của Biên Đông. Nếu như kết hợp căn cứ không quân của đá Chữ thập với các công trình cảng ở các đá ngầm khác thì sẽ tạo ra một căn cứ hải không quân rất khó đối phó.

Do Trung Quốc rất ít công khai thông tin về các hoạt động quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông, mãi đến khi Philippines phản đối cho rằng, cả mùa hè năm 2014 Trung Quốc đều xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biên Đông, người dân Trung Quốc mới biết đến các công trình “đá hóa đảo” ở 6 đá ngầm ở Trường Sa (trong đó có đá Chữ Thập, đá Gạc Ma) do Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp).

Theo bài báo, dư luận Trung Quốc hy vọng Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) đường băng sân bay ở đá Chữ Thập, lam cho nó trở thành sân bay tuyến đầu của Quân đội Trung Quốc ở quân đao Trương Sa (của Việt Nam).

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 6

Tàu Kiểm ngư KN 951 của Việt Nam sau khi bị Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo khủng bố vũ lực

Bài báo cho rằng, Philippines và Việt Nam cực kỳ quan tâm đối với hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, quan chức Philippines ngày 6 tháng 10 đã bày tỏ lo ngại, cho rằng “Trung Quốc luôn tập trung thi công, không ngừng nghỉ, xây đảo nhân tạo sẽ có thể làm cho Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát Biển Đông”.

Có phân tích cho rằng, đường băng sân bay ở đá Chữ Thập vẫn chưa được xây dựng. Nhưng, hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa chỉ là sự khởi đầu, chiến lược cường quốc biển do Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định sẽ không chỉ là kế hoạch “đem gác xó”.

Hoạt động quân sự của Mỹ-Philippines-Việt Nam

Bài báo cho rằng, sau khi Mỹ tuyên bố chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, ngoài tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông, còn bắt đầu tiến hành viên trơ quân sư đối với các nước như Singapore, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, có kế hoạch chi 156 triệu USD trong 2 năm tới để giúp đỡ các nước Đông Nam Á nâng cao “năng lực hoạt động hàng hải”.

Quan chưc câp cao Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Fuchs đã đưa ra đề nghị “3 không” (không đoạt đảo, không lấn biển, không có hành động đơn phương) tại một cuộc hội thảo vào ngày 11 tháng 7, mũi dùi nhằm thẳng vào Trung Quốc, cho biết phải “để Trung Quốc ý thức được cái giá của hành vi khiêu khích”.

Hoat đông quân sư của Mỹ ở Biên Đông không ngừng gia tăng. Tháng 4 năm 2014, sau 20 năm căn cứ của Quân đội Mỹ ở Philippines đóng cửa, Mỹ va Philippines đã ký kết một thỏa thuận 10 năm cho phép Quân đội Mỹ đóng quân ngắn hạn. Ngày 24 tháng 6, cụm tấn công tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ và nhiều tàu chiến của Hải quân hoàng gia Malaysia đa tiên hanh diễn tập liên hợp ở Biên Đông. Ngày 29 tháng 9, hai nước Mỹ-Philippines lại mở màn một cuộc tập trận quy mô lớn, gần 5.000 binh sĩ đã tham gia cuộc tập trận dài 12 ngày ở đảo Palawan va đảo Luzon, Philippines.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 7

Tàu cá QNg 96382 TS của Việt Nam sau khi bị Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo khủng bố

Ngày 2 tháng 10, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, se cho phép bán vũ khí cho Việt Nam hỗ trợ nước này bảo vệ an ninh hàng hải. Có phân tích cho rằng, hành động này của Mỹ có thể gây tức giận cho Trung Quốc.

Gần 4 năm qua, Philippines, Việt Nam đã xây dựng rầm rộ ở các đảo đá trên Biển Đông, xây gấp các loại công trình quân sự, không ngừng tăng cường lực lượng quân sự trên hướng Biển Đông.

Được biết, trên đảo Thị Tứ, ngoài 50 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm đồn trú, Philippines còn bố trí thêm 2 khẩu pháo phòng không 40 mm, thi công 12 doanh trại cho quân đồn trú bất cứ lúc nào, cộng thêm 300 cư dân đảo được huấn luyện bán quân sự.

Đường băng trên đảo Thị Tứ dài 1.260 m, có thể cất hạ cánh máy bay vận tải quân sự C-130, trong 4 năm qua, Quân đội Philippines đã đẩy mạnh sửa chữa, hiện đã hoàn toàn nghiệm thu.

Bài báo cho rằng, Việt Nam luôn tăng cường “ý thức bảo vệ Trường Sa” cho quân đội và “công trình xây dựng quốc phòng biển”. Năm 1993, Việt Nam kiêm soat 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quan ly 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người.

Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành, từ đó Không quân Việt Nam có được sân bay ở tuyến đầu Trường Sa, lượng lớn nhân viên, trang bị và đạn được được liên tục vận chuyển đến quần đảo Trường Sa bằng hành lang đường không.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 8

Mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam lộ rõ lòng tham vô đáy của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoai ra, Việt Nam đầu tư vốn lớn, xây dựng cụm hải không quân lập thể có chiều sâu với 11 căn cứ hải quân ở các khu vực như Vạn Hoa, Cẩm Phả, Hòn Gai và 11 căn cứ không quân như Nội Bài, Yên Bái, Kép.

Không quân Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chủ trương lợi ích ở Biên Đông. 13 may bay chiên đâu Su-27 va 4 may bay chiên đâu Su-30 của sư đoàn 370 Không quân Việt Nam được coi là “lực lượng chiến đấu nòng cốt” tranh đoạt quyền kiểm soát trên không ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Không quân Việt Nam, 17 máy bay chiến đấu trị giá 3,8 tỷ USD đều đã triển khai ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành năng lực tác chiến bao trùm lên phần lớn vùng biển Trường Sa, với bán kính trên 1.500 km.

Theo bài báo, lực lượng chủ lực của “Hạm đội duyên hải” Hải quân Việt Nam bao gồm 6 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, 12 tàu tên lửa lớp Molniya và 6 tàu ngầm lớp Kilo Type 636, cộng với tên lửa chống hạm siêu âm bờ biển K-300P Bastion tầm bắn gần 300 km do Nga chế tạo, sức chiến đấu tương đối khả quan.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 9

Không dừng lại ở tuyên bố, Trung Quốc hung hăng kéo giàn khoan, tàu chiến, máy bay quân sự v.v… đến uy hiếp, đe dọa, dùng vũ lực đối với Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đây phải chăng là một cuộc tập dượt, một đợt thử nghiệm cho một phương án đánh chiếm, xâm lược ở Biển Đông trong tương lai?

“Nghiên cứu hai bờ bắt tay phòng thủ Biển Đông

Theo bài báo, trong thời điểm Trung Quốc “củng cố” (bất hợp pháp) đảo đá ở Biển Đông, hỗ trợ cho hoạt động của giàn khoan, nhà cầm quyền Đài Loan cũng khởi công xây dựng bến tàu mới ở đảo Ba Bình đã xâm chiếm (của Việt Nam, ở quần đảo Trường Sa). Cục Cảnh sát biển Đài Loan (Hải tuần) xác nhận, lô vật tư đầu tiên dùng để xây dựng bến tàu mới ở đảo Ba Bình đã được đưa đến đảo này dưới sự bảo vệ của tàu tuần tra Cảnh sát biển.

Công trình này sớm hơn 2 – 3 năm so với kế hoạch ban đầu, bên ngoài phân tích cho rằng, đây là một hành động phối hợp ngầm với Trung Quốc của nhà cầm quyền Mã Anh Cửu để “ứng phó tình hình Biển Đông”.

Điều đáng chú ý là, nhà cầm quyền Đài Loan mở rộng bến tàu đảo Ba Bình cần phải vận chuyển thiết bị hạng nặng, có thể thuê tàu đặc chủng Chấn Hoa-7 của Trung Quốc, tàu này thuộc sở hữu của Công ty vận tải đường thủy thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Chấn Hoa, Thượng Hải, tốc độ có thể đạt 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục là 13.000 hải lý, treo quốc kỳ Libya.

Nhà cầm quyền Đài Loan gấp rút tăng cường “phòng thủ” đảo Ba Bình, về khách quan đã tăng sức ép cho Trung Quốc. Theo tờ “Liên hợp” Đài Loan, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, hiện làm Phó hội trưởng Hiệp hội ngoại giao công chúng Trung Quốc, Trương Cửu Hoàn cho rằng, nhà cầm quyền Đài Loan duy trì chốt giữ lâu dài ở đảo Ba Bình – hòn đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, “đáng để cảm ơn” binh sĩ trên đảo.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 10

Trung Quốc vừa cho tàu Hải tuần-21 đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 9 tháng 10 năm 2014. Vậy nó đã làm gì?

Trương Cửu Hoàn tuyên truyền xuyên tạc, đanh lưa dư luân ma không chut xâu hô, nhuc nha cho rằng, đảo Ba Bình cũng tốt, quần đảo Trường Sa cũng tốt, đây đều là “sản nghiệp tổ tiên chung” của hai bờ, không có bất cứ lý do gì “mất đi một tấc đất”, hai bờ đều có mục tiêu và nguyện vọng chung trong “bảo vệ” các quần đảo ở Biển Đông. Ông ta nói: “Điều mà trước đây làm được thì tiếp tục làm, điều mà trước đây chưa làm được thì hai bờ cần tiếp tục làm”.

Tân Hoa xã dẫn “có nhà phân tích quốc phòng” xuyên tạc, kich đông co chu y cho rằng, Trung Quốc và Đài Loan đồng thời đối mặt với sự “khiêu khích” của Philippines, Việt Nam, nếu có thể xây dựng cơ chế chia sẻ tình báo hoặc phối hợp chặt chẽ, sẽ có lợi cho bổ sung ưu thế cho nhau, cùng “bảo vệ” Biển Đông. Sau khi xây dựng bến cảng mới ở đảo Ba Bình, nếu có thể phát huy vai trò tích cực đối với việc “hai bờ cùng bảo vệ đảo đá Biển Đông” thì chắc chắn sẽ có tác dụng làm cho Philippines, Việt Nam “khiếp sợ”.

Bài báo tiếp tục xuyên tạc cho rằng, đầu tháng 4 năm 2012, Trung Quốc và Philippines xảy ra đối đầu ở bãi cạn Scarborough với thời gian dài nhất trong lịch sử (thực ra là Trung Quốc tiếp tục truyền thống ăn cướp biển đảo ở Biển Đông, cướp bĩa cạn này từ tay Philippines). Trong thời gian đó, đảo Ba Bình do nhà cầm quyền Đài Loan kiểm soát cũng bị tàu vũ trang Việt Nam “tập kích khiêu khích”, các tổ chức dân sự và học thuật hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) đã kêu gọi hai bờ cần bắt tay “bảo vệ Biển Đông”.

Có tin cho biết, cơ quan nghiên cứu của Quân đội Trung Quốc đưa ra ý tưởng “cơ chế liên quân hai bờ trong điều kiện một nước hai chế độ”, lấy phối hợp “phòng thủ Biển Đông” làm khâu đột phá, thúc đẩy lòng tin quân sự hai bờ.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 11

Ngày 14 tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận quy mô lớn đánh chiếm đảo đá

Một chuyên gia quân sự giấu tên cho biết, ý tưởng cơ bản là hai bên xây dựng “pháp quy quân sự biển” chung và cơ quan chỉ huy liên hợp, xác lập nguyên tắc chỉ huy và nguyên tắc tác chiến liên hợp, vạch ra khu kiểm soát quân sự trên biển, hỗ trợ khu hợp tác và khu bảo đảm hậu cần, kiểm soát thực sự có hiệu quả cai goi la “lãnh thổ biển” của Trung Quốc.

Nội dung cốt lõi của ý tưởng này là sau khi xây dựng, hoàn thành một loạt quy định (pháp quy) quân sự để Trung Quốc và Đài Loan cùng “phòng thủ biển”, hai bên cùng thiết lập một cơ quan chỉ huy liên hợp, xác định nguyên tắc chỉ huy, cơ quan làm việc chung có thể thiết lập ở Hồng Kông hoặc khu vực mà hai bên cùng cho phép, chỉ huy kiểm soát quân đội của mỗi bên.

Chuyên gia quân sự này cho rằng, thời bình có thể thiết lập cơ quan làm việc độc lập của mỗi bên, thời chiến có thể làm việc chung trong trạng thái khẩn cấp. “Trong tương lai, biên đội tàu sân bay Trung Quốc tuần tra các vùng biển Trung Quốc, tiến hành tiếp tế cho nhau ở khu vực bảo đảm hậu cần, chẳng hạn nói ở Biển Đông, đảo Ba Bình do Quân đội Đài Loan kiểm soát có thể cung cấp bảo đảm hậu cần cập bến cho biên đội tàu” – ông nói.

Theo ông ta, trong khuôn khổ cơ quan chỉ huy liên hợp, tiến hành chia sẻ tình báo quân sự, quân đội hai bờ thực hiện nhiệm vụ “phòng thủ” ở khu vực phòng thủ của mỗi bên, ở khu vực hợp tác thì do cơ quan chỉ huy liên hợp phối hợp “phòng thủ” thống nhất.

Trong ý tưởng này, lòng tin quân sự Trung-Đài cần trước hết đưa ra một loạt quy định quân sự, việc phân chia chi phí quân sự của mỗi bên, lựa chọn vũ khí trang bị, biên chế lực lượng quân sự, huấn luyện, nhiệm vụ tác chiến trên biển mới có căn cứ dựa vào, diễn tập quân sự phòng thủ biển thường lệ mới có thể triển khai.

Chuyên gia này cho rằng, vấn đề tiêu chuẩn hóa quân sự Trung-Đài cũng cần giải quyết. Hiện nay, vũ khí trang bị của hai bên lần lượt là trang bị kiểu Mỹ và kiểu Trung Quốc, hỗ trợ đạn dược cho nhau không thể thực hiện.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 12

Tháng 5 năm 2013, tàu chiến 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc (gồm Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Nam Hải) tổ chức tập trận quy mô lớn ở Biển Đông. Trong tháng 9, Hải quân, Không quân, Pháo binh 2 Trung Quốc cũng tập trận liên hợp quy mô lớn trên Biển Đông. Trung Quốc tăng cường tác chiến liên hợp tập trung ở Biển Đông để làm gì?

Chuyên gia quân sự trên tiếp tục tiết lộ, mục tiêu tưởng tượng, tư nhân vơ trên là cùng “bảo vệ cai goi la chủ quyền biển của Trung Quốc”, nguyên tắc là lấy lực lượng ở gần làm chính, lấy lực lượng ở xa làm phụ, trên phương diện không gian chiến lược cùng “phòng thủ toàn bộ lãnh thổ” thì lấy Quân đội Trung Quốc làm chính, Quân đội Đài Loan làm phụ. Nhưng, do bị chi phối với sự tính toán chính trị, ý tưởng này hiện nay vẫn dừng ở giai đoạn trao đổi, bàn bạc nội bộ.

Có nhà quan sát cho rằng, xây dựng cơ chế lòng tin quân sự Trung-Đài về bề ngoài là vấn đề quân sự, về thực chất là vấn đề chính trị. Dựa vào trình tự sắp xếp vấn đề “hai bờ kinh tế trước, chính trị sau, rồi đến quân sự”, vị trí chính trị của quan hệ Trung-Đài xếp trước vấn đề quân sự. Tuy Trung Quốc và Đài Loan đều cho biết tích cực tạo điều kiện để giải quyết vấn đề chính trị, quân sự, nhưng điều kiện tiền đề xây dựng trước trên phương diện cơ chế an ninh lòng tin quân sự vẫn tồn tại bất đồng rõ rệt.

Chuyên gia quân sự nêu trên cho rằng: “Cơ chế lòng tin quân sự cần hai bên cùng nỗ lực, chúng ta có thể đưa ra trước ý tưởng, làm tốt hoạch định cao nhất về quy hoạch, vẽ ra lộ trình”. Ý tưởng cơ chế quân sự liên hợp được xem xét trong nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, Trung-Đài bắt tay cùng “bảo vệ chủ quyền biển” có lẽ cần 15 hoặc 20 năm sau mới có thể thực hiện.

Trung Quốc đang gạ Đài Loan thực hiện âm mưu đen tối ở Trường Sa - Hình 13

Trung Quốc ưu tiên bố trí các lực lượng quân sự, vũ khí trang bị tiên tiến nhất, tăng cường tập trận, tăng cường biến đá hóa đảo, mời thầu và kéo giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, ăn cướp bãi cạn Scarborough giữa ban ngày… ở Biển Đông đã thể hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ có một không hai trong thiên hạ giữa thời đại văn minh ở thế kỷ 21 này. Đây rõ ràng là những hành động ăn cướp trắng trợn không thể chấp nhận được.

Theo Giáo Dục

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu "tàu sân bay không chìm" Trung Quốc

Những bản vẽ lưu hành trên mạng cho thấy TQ có ý đồ xây dựng căn cứ hải không quân ở quần đảo của Việt Nam, nhưng sẽ bị đánh đòn phủ đầu nếu có sự.

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 1

Hình ảnh này được Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 10 tháng 10 năm 2014 đăng và giải thích là "đảo Gaven trên báo chí nước ngoài". Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc ăn cướp.

Trang mạng Sina của TQ dẫn thông tin từ tờ "Kanwa Defense Review" Canada (báo này do một tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ biên) ngày 3 tháng 10 đưa tin, cùng với việc Trung Quốc xây dựng rầm rộ một số đá ngầm ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), mở rộng khu vực thi công lớn bằng 17 sân bóng đá, trên mạng trực tuyến xuất hiện bản vẽ thi công "dự án nghiên cứu kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" - bản vẽ này rõ ràng là phương thức xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân, hầu như chính là tàu sân bay không chìm.

Các trang mạng chính thức hoàn toàn không cho biết lúc nào xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy, nhưng toàn bộ thiết kế đã tương đối cụ thể hóa, phương hướng thi công của nó rất giống công trình lấn biển (bất hợp pháp) tiến hành ở đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện nay. Toàn bộ phía tây của đá ngầm đã xây dựng đường băng sân bay ngang, điều đáng chú ý là, phía tây đường băng đã đậu 2 máy bay ném bom tầm ra H-6.

Ở phía đông đá ngầm, bản vẽ tưởng tượng không rõ ràng hầu như cho thấy có công trình phát điện bằng sức gió và có một quân cảng, bên ngoài đã xây dựng đê chắn sóng cỡ nhỏ. Hai bến tàu có thể lần lượt đậu 1 tàu khu trục tên lửa và 1 tàu mặt nước cỡ vừa và nhỏ. Ở bến tàu còn bố trí 2 cần trục, có nghĩa là có khả năng sửa chữa tàu chiến. Có nghĩa là có 1 khu cảng 5.000 tấn và 1 khu cảng 50.000 tấn.

Có tới 6 bể dầu cỡ lớn và vừa. Ngoài ra còn có nền cất hạ cánh máy bay trực thăng, đường băng dài ít nhất 2.500 km. Xây dựng đường băng cất hạ cánh máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu có tiêu chuẩn khác nhau, xây dựng đường băng máy bay ném bom H-6 cần tiêu chuẩn bê tông cứng hơn.

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 2

Hình ảnh này được cho là "Dự án nghiên cứu kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Đường băng đảo nhân tạo hầu như có 2, một dùng cho cất hạ cánh máy bay ném bom cỡ lớn, một dùng cho cất hạ cánh máy bay chiến đấu, ở bãi hạ cánh có 5 khu, tối đa có thể đỗ 6 máy bay ném bom H-6. Giữa hai đường băng có 23 khu, khi cần thiết có thể tiếp nhận máy bay chiến đấu.

Đây là đảo nhân tạo xây tương đối lớn, đặc biệt là tiêu chuẩn xây dựng có thể cất hạ cánh máy bay ném bom gây kinh ngạc, điều này có nghĩa là Không quân Trung Quốc cuối cùng có ý đồ lợi dụng đảo nhân tạo như đá Gạc Ma, cất hạ cánh máy bay ném bom H-6, hành trình của H-6 đạt 6.000 km, mang theo 9 tấn bom, bán kính tác chiến của tên lửa hành trình là 1.800 km, tốc độ cao nhất là 1.050 km/giờ, tốc độ tuần tra là MO. 75.

H-6K là phiên bản mới nhất, mang theo 6 quả tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km. H-6 phiên bản hải quân còn mang theo các tên lửa không đối hạm như YJ-83, YJ-12, tầm bắn đều trên 200 km. Bán kính tác chiến như vậy có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Hơn nữa một khi có sự cố, Quân đội Mỹ triển khai ở miền bắc Australia sẽ bị tấn công.

Ý đồ xây dựng căn cứ máy bay ném bom H-6 ở Biển Đông theo kế hoạch phải chăng còn sử dụng tên lửa hành trình tầm xa, thời chiến tấn công mục tiêu căn cứ Quân đội Mỹ ở Australia? Đây là điều đáng chú ý.

Đá Gạc Ma cách miền bắc Australia 3.200 km, dựa vào bán kính tác chiến 1.800 km của H-6, phối hợp với tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km, có thể tiến hành tấn công chiến lược đối với căn cứ quân Mỹ ở miền bắc Australia, đây là hành động kiềm chế quan trọng đối với chính sách "quay trở lại châu Á" của Quân đội Mỹ.

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 3

Hình ảnh đá Vành Khăn - đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cướp (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Trên đảo cũng đã thi công 6 kho chứa máy bay kiểu đóng kín, rõ ràng dùng cho một biên đội máy bay chiến đấu tính năng cao, thời chiến cung cấp nhiệm vụ hộ tống cho H-6. Trên một bản vẽ thiết kế khác còn cho thấy chuẩn bị xây dựng 2 kho dự trữ nước ngọt, một bến nước sâu lớp chục nghìn tấn, đường băng dài 3.500 m.

Hiện nay hoàn toàn chưa rõ Trung Quốc có ý đồ xây dựng mấy "tàu sân bay không chìm" tương tự ở Biển Đông? Một đá ngầm khác thích hợp cho xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy là đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) 5 chòi gác đơn giản và 1 cụm công trình bê tông dài 43 m và rộng 29 m trên đá ngầm. Toàn bộ đá ngầm dài theo chiều đông-tây là 8.900 m, rộng 6.000 m. Cách miền nam Philippines chỉ có 244 km, cách Brunei 548 km.

Bât kê là xây dựng (bất hợp pháp) "tàu sân bay không chìm" ở đá Vành Khăn hay ở đá Gạc Ma, toàn bộ miền nam Việt Nam, lãnh thổ Singapore, Indonesia, Malaysia đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa hành trình trang bị cho H-6. Nhất là Singapore, nơi đã triển khai tàu tuần tra phản ứng nhanh duyên hải (tàu tuần duyên) của Quân đội Mỹ.

Xây dựng căn cứ cỡ lớn, đặc biệt là xây dựng sân bay quân sự chắc chắn sẽ phải xây dựng thêm trạm radar đối không, đối hải tầm xa, thậm chí các loại công trình nghe lén. Trong bản vẽ thi công "dự án nghiên cứu dự trữ kỹ thuật đá ngầm Biển Đông", có một tháp giám sát sân bay, không phát hiện thấy có sự tồn tại của trận địa phòng không và radar, đương nhiên đây chỉ là một bản vẽ nghiên cứu kỹ thuật, một khi thực sự xây dựng căn cứ quân sự thì chắc chắn sẽ xây thêm cơ sở phòng không.

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 4

Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma - quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)

Khu cảng 50.000 tấn còn có nghĩa là có thể đậu bất cứ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào của Hải quân Trung Quốc ngoài tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay, bao gồm tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071.

Tuy là tàu sân bay không chìm, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là căn cứ hải không quân trên những đá ngầm hóa đảo này có thể phòng thủ vững chắc, hai đá ngầm nêu trên cách thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam khoảng 850 km, cũng thuộc bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 của Quân đội Việt Nam, một khi có sự, Quân đội Việt Nam hay Quân đội Mỹ có thể đi đầu tấn công căn cứ máy bay ném bom trên các đá ngầm này.

Cuối cùng, nếu loại căn cứ quân sự tổng hợp này thực sự bắt đầu xây dựng thì chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ của các nước xung quanh.

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 5

Đá Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc ăn cướp của Việt Nam

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 6

Báo TQ: Mỹ, Việt Nam có thể đánh phủ đầu tàu sân bay không chìm Trung Quốc - Hình 7

Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ
09:14:20 22/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Phân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chếtPhân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chết
13:06:16 23/12/2024
Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồngĐấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng
08:11:58 22/12/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ýVợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý
12:01:49 23/12/2024
Văn Toàn nói lời đặc biệt với Hoà Minzy nhân kỷ niệm 10 năm ca hát, hứa hẹn chuyện "trăm năm"Văn Toàn nói lời đặc biệt với Hoà Minzy nhân kỷ niệm 10 năm ca hát, hứa hẹn chuyện "trăm năm"
12:00:13 23/12/2024
Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho quaSao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua
11:24:10 23/12/2024
Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?
12:59:18 23/12/2024
Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung QuốcSao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc
11:27:57 23/12/2024
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãiCamera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi
13:44:43 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Con gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạngCon gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạng
12:54:27 23/12/2024

Tin mới nhất

Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

14:39:34 23/12/2024
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 22h ngày 22/12 tại nút giao giữa quốc lộ 8 với lối vào cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc địa phận thôn Quang Chiêm, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Hậu Giang chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Hậu Giang chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

14:02:00 23/12/2024
Người dân cần chủ động nắm thông tin về tình hình thời tiết nhằm phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với mưa bão, bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt.
Phát hiện 2 người đàn ông nằm bên lề đường, 1 người đã tử vong

Phát hiện 2 người đàn ông nằm bên lề đường, 1 người đã tử vong

13:54:48 23/12/2024
Người dân đã đưa nạn nhân bị thương nặng đến bệnh viện cấp cứu và trình báo cơ quan công an. Tại hiện trường, bên cạnh nạn nhân đã tử vong là xe máy màu đỏ mang biển số tỉnh Hậu Giang 95B1-852.10.
Vụ 4 người nhập viện khẩn cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Truy tận gốc!

Vụ 4 người nhập viện khẩn cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Truy tận gốc!

13:07:13 23/12/2024
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy có tình trạng toan chuyển hóa nặng, chẩn đoán ban đầu Theo dõi ngộ độc Methanol . Lúc 19 giờ cùng ngày, 4 bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc

Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc

13:05:23 23/12/2024
Khu vực chịu ảnh hưởng: phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa).
Tránh xe máy, ô tô lao vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tử vong

Tránh xe máy, ô tô lao vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tử vong

09:47:30 23/12/2024
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 21/12, tại tuyến đường thuộc phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang).
Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

09:17:16 22/12/2024
Người đàn ông lái ô tô vượt trái ở đoạn đường cấm vượt tại TP Dĩ An (Bình Dương) và bị xe đi đúng chiều cản lại, tài xế này xuống xe chửi bới, đe dọa đánh người.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

12:44:17 21/12/2024
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Sao châu á

17:26:52 23/12/2024
Byun Ki Soo đăng ảnh Karina và Zico lên nhận giải, bày tỏ sự thất vọng vì ban tổ chức ưu ái cho các ca sĩ nổi tiếng thay vì diễn viên hài.
Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Thế giới

17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Ẩm thực

16:34:16 23/12/2024
Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng. Cả nhà mà được ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, thơm nức này trong mùa đông thì còn gì bằng.
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng

Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng

Netizen

16:25:41 23/12/2024
Một người ngồi bên đường vào buổi tối đã giật mình khi nhìn thấy một cái bóng trắng đứng bất động trước cổng nhà và quyết định ghi lại rồi chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người giật mình thảng thốt.
Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Phim việt

15:47:15 23/12/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 17, ông Cường (NSND Trung Anh) - bố của Hùng (Duy Khánh) lên đơn vị thăm con trai.
Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Sao việt

15:44:24 23/12/2024
Khánh Vân cho hay cô không tin nổi khi chồng lần đầu vừa chia sẻ lại viết lên tiếng, vừa trực tiếp phản hồi khi vợ gặp thị phi.
Điều tra vụ nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở TPHCM

Điều tra vụ nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở TPHCM

Pháp luật

14:39:07 23/12/2024
Đến trưa nay (23/12) Công an quận Tân Bình vẫn đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM phong toả hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân tử vong của người đàn ông trước cơ sở massage trên địa bàn.