Trung Quốc đang đi vào vết xe đổ của đế chế Nhật 70 năm trước?
Bất ổn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang leo thang. Nguyên do là Trung Quốc theo đuổi ý định sử dụng vũ lực, hành xử ức hiếp đối với các nước láng giềng, nhằm thực hiện tuyên bố chủ quyền theo chiến thuật “lát cắt salami”.
Những diễn biến tại khu vực trong một năm, đặc biệt là hai tháng trở lại đây, không phải là hình mẫu cho việc xử lý các tranh chấp. Cùng điểm lại một số sự kiện để hiểu rõ hơn về ý đồ của Trung Quốc.
Tháng 11/2013, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn lên không phận của cả Nhật Bản, Hàn Quốc. Vài tuần nay, chiến đấu cơ của Trung Quốc đã nhiều lần áp sát nguy hiểm máy bay của Mỹ, Nhật Bản. Ở hướng Nam, nơi Bắc kinh tuyên bố chủ quyền theo cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trọn gần như toàn bộ Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc liên tục hiện diện tại các ghềnh đá mà Philippines tuyên bố chủ quyền, nhất là tại bãi cạn Scarborough. Mới nhất, đầu tháng 5, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những tuyên bố cùng với hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng khu vực trên đây đã tạo ra các căng thẳng ngoại giao. Liệu Trung Quốc có liều lĩnh muốn trở thành “một Nhật Bản của 70 năm về trước”, hay nói gọn là một quốc gia trỗi dậy kích hoạt xung đột và cuối cùng là chiến tranh với khẩu hiệu “châu Á thuộc về người châu Á”?
Sự thật thì tại Hội nghị Phối hợp hành động và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) được tổ chức tại Thượng Hải cuối tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra “Khái niệm an ninh châu Á”, về bản chất là kêu gọi thực hiện “an ninh châu Á thuộc về người châu Á”. Theo ông Tập Cận Bình, Trung Quốc thực sự đã “rũ bỏ” một thế kỉ bị ức hiếp bởi các cường quốc phương Tây và có quyền xác lập vị thế tương xứng trong trật tự quốc tế, với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhìn lại những năm 1930, 1940 – đó là thời kì guồng máy tuyên truyền Nhật Bản ra sức cổ súy cho tư tưởng người châu Á cần nắm giữ vận mệnh của chính mình, phá tan xiềng xích của chế độ cai trị thực dân phương Tây. “Châu Á thuộc về người châu Á” đã trở thành khẩu hiệu và Tokyo kêu gọi các nước cùng tham gia cái gọi là “Lãnh địa cùng thịnh vượng Đại Á” mà ở đó Nhật Bản giữ vai trò lãnh đạo.
Diễn tiến tiếp theo như thế nào thì chắc hẳn ai cũng rõ. Tầm nhìn của Nhật Bản về châu Á đã đẩy đế chế này cùng nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương đi vào con đường sụp đổ.
Tàu Trung Quốc cố ý đâm va tàu cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Quang Vũ/TTXVN
Video đang HOT
Còn hiện nay, hiện trạng quốc phòng tại khu vực lại bị thách thức bởi Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri La ở Singapore vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cùng Thủ tướng Shinzo Abe đều lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh với các hành động tuyên bố chủ quyền gần đây. Ông Hagel tuyên bố Mỹ sẽ không đứng nhìn khi các nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới bị thách thức; kiên quyết phản đối hành động ức hiếp, đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Thế nhưng nguy cơ xung đột vẫn còn nguyên.
Rõ ràng, các bên liên quan cần có sự tỉnh táo. Trung Quốc nên rút giàn khoan, ASEAN phải tăng cường phối hợp nội khối, cùng với đó là việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cần hành xử trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
Mao Trạch Đông từng có tuyên bố nổi tiếng: Họng súng đẻ ra chính quyền. Thế nhưng nếu các bên tranh chấp ở Biển Đông, Hoa Đông bê nguyên quan điểm thì sẽ chỉ dẫn đến thảm họa. Đã đến lúc mọi “người chơi” cần phải có bước lùi nếu không muốn tiến đến bờ vực xung đột lớn hơn; cam kết can dự, hợp tác, tìm kiếm biện pháp hòa bình xử lý tranh chấp. Đó sẽ là điều tối quan trọng nếu như ai đó nói rằng thế kỉ 21 là thế kỉ của hòa bình, thịnh vượng chung ở châu Á-Thái Bình Dương.
* Trên đây là nội dung bài phân tích của Curtis S. Chin, cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được đăng trên tạp chí Chinausfocus phiên bản điện tử. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Theo Báo Tin Tức
Ukraine: Tổng thống Putin bất ngờ "hạ vũ khí"
Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (24/6) đã bất ngờ yêu cầu Thượng viện Nga bãi bỏ quyền mà cơ quan này đã cấp cho ông, theo đó, Nhà lãnh đạo Nga có thể ra lệnh phát động một chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine nhằm bảo vệ những người nói tiếng Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện thiện chí mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng biện pháp hòa bình
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin cho biết, đề nghị trên được đưa ra nhằm "bình thường hóa và giải quyết tình hình ở các khu vực miền đông Ukraine đồng thời chuẩn bị cho các cuộc đàm phán 3 bên về vấn đề này".
Thượng viện Nga xác nhận, họ đã nhận được lời đề nghị từ Tổng thống Putin và cơ quan này sẽ tiến hành xem xét đề nghị đó trong ngày hôm nay (25/6).
"Vấn đề đang được Hội đồng của Thượng viện xem xét và nó đã được đưa vào chương trình nghị sự của phiên họp ngày mai", một nguồn tin từ Thượng viện Nga hôm qua đã cho biết như vậy.
Theo Phó Chủ tịch Hội đội Ủy ban Thượng viện Nga về Các Vấn đề Quốc tế - ông Andrey Klimov, đề xuất của ông Putin có thể sẽ được các nghị sĩ thông qua.
Bình luận về quyết định của Tổng thống Putin, ông Klimov cho biết, Nhà lãnh đạo nước Nga rõ ràng có đầy đủ lý do để tin rằng, tình hình chính trị ở Ukraine đang dần trở lại bình thường, các cuộc đàm phán đã được khởi động và quyết định ngừng bắn đã được đưa ra".
Hồi đầu tháng 3, Thượng viện Nga đã đồng lòng nhất trí thông qua việc cho phép Tổng thống Putin có thể sử dụng sức mạnh của lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine để ổn định tình hình chính trị, xã hội trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng của Nga đang "sôi lên sùng sục".
Nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực với Ukraine cùng với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này đã khiến quan hệ Đông-Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiếnt rnah Lạnh và cũng khiến Mỹ cùng với phương Tây tung ra một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Moscow.
Ukraine , Mỹ, EU hoan nghênh động thái của Tổng thống Nga
Cả Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine đều hoan nghênh động thái của Tổng thống Putin trong việc đề nghị hủy bỏ nghị quyết cho phép Nga tấn công Ukraine.
Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng, sáng khiến của Nhà lãnh đạo Nga là "bước đi thực tế đầu tiên" tiến tới tiến trình hòa giải ở miền đông Ukraine .
"Tổng thống Ukraine xem bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin trước Thượng viện về việc hủy bỏ quyết định cho phép sử dụng lực lượng quân sự ở Ukraine được đưa ra hôm 1/3 là bước đi thực tế đầu tiên sau tuyên bố ủng hộ chính thức của Tổng thống Nga đối với kế hoạch hòa bình của Ukraine nhằm giải quyết tình hình ở Donbass", văn phòng của ông Poroshenko đã cho biết như vậy trong một tuyên bố.
Cũng giống như Ukraine, Nhà Trắng hôm qua cũng lên tiếng hoan nghênh đề nghị của Tổng thống Putin về việc hủy bỏ nghị quyết cho phép Nga đánh Ukraine đồng thời tiếp tục kêu gọi Moscow hành động để chấm dứt những cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine.
Phát ngôn viên Josh Earnest cho hay, Mỹ hoan nghênh "bất kỳ bước đi nào của Nga nhằm giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine", trong đó có việc Tổng thống Putin muốn Thượng viện Nga hủy bỏ nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực với Ukraine và việc lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine hôm 23/6 chấp nhận tuân thủ theo lệnh ngừng bắn mà Tổng thống Petro Poroshenko đơn phương tuyên bố hồi cuối tuần trước.
Sáng kiến của Tổng thống Putin còn nhận được sự cổ vũ của Liên minh Châu Âu (EU). "EU liên tục kêu gọi Nga hủy bỏ nghị quyết của Thượng viện về việc cho phép Nhà lãnh đạo Nga sử dụng vũ lực trên đất của Ukraine . Chúng tôi hoan nghênh các bước đi của Tổng thống Putin theo hướng này và chúng tôi hy vọng các bước đi đó sẽ được thực hiện mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào", bà Maja Kocijancic - một nữ phát gnoon viên của cao ủy EU về đối ngoại Catherine Ashton, cho biết.
Theo bà Kocijancic, EU cũng tiếp tục kêu gọi Nga đóng góp cho việc thực thi kế hoạch hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine . Kế hoạch này do tân Tổng thống Petro Poroshenko đưa ra hồi tuần trước.
"Chúng tôi kêu gọi Nga ủng hộ cho việc thực thi kế hoạch hòa bình của Tổng thống Poroshenko và áp dụng những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nguồn cung cấp, tiếp viện chiến binh, vũ khí và thiết bị bất hợp pháp vào lãnh thổ Ukraine thông qua đường biên giới hai nước. Chúng tôi cũng kêu gọi Nga dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép buộc các lực lượng ly khai phải chấm dứt các hành động bạo lực và bản thân Nga phải tiếp tục rút quân ra khỏi khu vực biên giới", vị quan chức EU đã nhấn mạnh như vậy.
Mặc dù hoan nghênh bước đi của Tổng thống Nga Putin, cả Mỹ và EU đều thận trọng kêu gọi Nga phải hành động thực sự.
"Trong những ngày sắp tới, hành động cụ thể chứ không phải là lời nói mới là điều thực sự quan trọng", phát ngôn viên Mỹ Earnest phát biểu trước các phóng viên tại một cuộc họp báo định kỳ. Tổng thống Obama cũng đã nói rõ với người đồng cấp Putin như vậy trong cuộc điện đàm song phương hồi đầu tuần.
"Mỹ vẫn quan ngại về sự hiện diện quân sự của Nga ở khu vực dọc biên giới với Ukraine cũng như việc một số vũ khí hạng nặng được di chuyển đến đây và được cho là đang sẵn sàng được trao tay cho các lực lượng ly khai", ông Obama nói.
Mỹ và phương Tây liên tục đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine , đặc biệt là tình hình bất ổn ở các khu vực đông nam nước này. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời tố ngược lại rằng chính phương Tây mới là lực lượng đứng đằng sau kích động cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.
Theo_VnMedia
Trung Quốc nên học cách "tuân theo luật lệ"? Trung Quốc phải học cách "tuân theo luật lệ" và Philippines phải tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng thủ của mình để giữ cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không leo thang. Đây là phát biểu vừa được hai cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đưa ra hôm 4/10. Lính thủy đánh bộ Philippines tập...