Trung Quốc đang “đâm sau lưng” Thủ tướng Nhật
Không khuất phục được thủ tướng Shinzo Abe trong các vấn đề trên trường quốc tế, Trung Quốc (TQ) đã tính cách gây sức ép với ông này thông qua các đảng đối lập tại Nhật. Tuy nhiên, chiêu trò này có thành công hay không thì khó nói trước.
Mời đối thủ của ông Abe tới thăm
Banri Kaieda, lãnh đạo đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), đã đến Bắc Kinh vào đêm thứ Ba và tổ chức hội đàm với các quan chức cấp cao của Trung Quốc. Trong chuyến thăm TQ, ông Kaieda sẽ họp với một trong bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc vào thứ Tư.
Ông Abe và Kaieda có quan điểm trái ngược
“Tôi muốn trao đổi thẳng thắn ý kiến với các quan chức cấp cao Trung Quốc”, Kaieda nói với các phóng viên tại trụ sở của đảng ở Tokyo trước khi rời Nhật, “Tôi muốn thực hiện bước đầu tiên để cải thiện mối quan hệ của hai nước.”
Đây sẽ là lần đầu tiên Kaieda tới thăm Trung Quốc sau khi trở thành người lãnh đạo của đảng DJP, lực lượng chính trị đối lập lớn nhất với đảng cầm quyền của ông Abe (đảng Dân chủ tự do LDP). Ông Kaieda sẽ được tháp tùng bởi một số thành viên khác trong đảng, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa.
Video đang HOT
Kaieda cũng có kế hoạch để gặp ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban đối ngoại của Trung ương của Đảng Cộng sản TQ và cựu thành viên hội đồng nhà nước Đường Gia Triền, hiện giữ chức chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo DPJ dự định sẽ kêu gọi các quan chức TQ để thực hiện một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của 2 chính phủ. Kể từ khi ông Shinzo Abe đắc cử thủ tướng vào cuối 2012, hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nước vẫn chưa được tổ chức.
Kaieda sẽ làm rõ với phía TQ rằng đảng của ông phản đối việc chính phủ gần đây đã diễn giải lại Hiến pháp cho phép Nhật thực hiện phòng vệ tập thể.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn
Đây là triết lý ngoại giao của TQ có từ thời Mao Trạch Đông, họ áp dụng suốt trong thời gian chiến tranh lạnh cho đến tận bây giờ. Khi chống Mỹ thì TQ kết thân với Liên Xô, khi có mâu thuẫn với Liên Xô thì TQ ngả sang Mỹ và giờ, khi khó chịu với Mỹ thì họ quay sang Nga.
Khi TQ gặp khó khăn trước chính sách ngoại giao cứng rắn của ông Abe thì họ tìm cách tác động từ các đảng đối lập ở Nhật. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng thành công. Đầu năm ngoái, khi tranh chấp tại Senkaku dâng cao do TQ khiêu khích Tokyo, chính quyền Bắc Kinh đã mời ông Yukio Hatoyama – cựu thủ tướng Nhật Bản và cũng là người của đảng DJP sang thăm. Ông Hatoyama khi đó có những phát ngôn trái ngược với quan điểm của chính quyền ông Abe.
Ông Hatoyama thừa nhận có tranh chấp ở đảo Senkaku, trong khi quan điểm của ông Abe là chủ quyến của Nhật với Senkaku không cần phải tranh cãi. Dù vậy, sau vụ đó thì uy tín của ông Abe trong nước và các đồng minh cũng không hề giảm.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc lại thẳng thừng từ chối gặp mặt Thủ tướng Nhật
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công khai ngỏ lời đề nghị về một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 tới bên lề hội nghị APEC tổ chức tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã chính thức khước từ lời đề nghị này.
Từ chối 2 lần trong một tuần
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba đã ra thông báo từ chối lời kêu gọi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. "Phía Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ quan điểm của mình trong việc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nhật Bản. Phía Nhật Bản nên có những hành động thiết thực và có những nỗ lực để loại bỏ những trở ngại chính trị nhằm phát triển quan hệ giữa hai nước", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết.
Ông Hồng Lỗi từ chối thiện chí của Nhật
Như vậy, đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 1 tuần, Trung Quốc khước từ đề nghị của ông Abe. Tuần trước, trong một chuyến đi đến Úc và New Zealand, ông Abe đã nêu ra ý tưởng này và sau đó Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga đã nhấn mạnh lại một lần nữa.
Đáp lại, Trung Quốc đã ra giá cho việc ông Abe "được phép" gặp chủ tịch Tập Cận Bình. Khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương cho biết: "Nhật Bản cần phải thay đổi cách ứng xử của mình và chấp nhận trách nhiệm trong Thế chiến 2 nếu họ còn muốn nuôi hy vọng gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc".
Rồi sau đó, ông Tần ra giá: "Thủ tướng Nhật Bản đến thăm ngôi đền Yasukuni đã thực sự làm tổn thương cảm xúc của người dân từ các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và làm suy yếu nền tảng chính trị của mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản", ông Tần nói.
Khó có lần 3
Mặc dù vậy, ông Abe tiếp tục đưa ra lời đề nghị chính thức lần thứ 2 hồi đầu tuần và khẳng định tính cần thiết của cuộc gặp mặt để giải quyết những bất đồng.
"Chúng ta cần phải quay trở lại những quy tắc cơ bản trong mối quan hệ chiến lược tôn trọng lẫn nhau. Tôi muốn có một cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh vào tháng 11 này bên lề hội nghị APEC", ông Abe nói trước một ủy ban quốc hội hồi đầu tuần. Chỉ có điều, ông Abe không chấp nhận xuống nước, tức là không công khai phủ nhận khả năng đến thăm đền thờ Yasukuni.
Nhưng xem ra nỗ lực lần 2 của ông Abe không được Trung Quốc đáp lại một cách mặn mà. Không hiểu trước thái độ bất hợp tác của Trung Quốc thì Thủ tướng Nhật còn muốn ngỏ lời lần thứ 3 hay không.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp đón rất trọng thể ông Banri Kaieda, lãnh đạo đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), đã đến Bắc Kinh vào đêm thứ Ba. Ông Kaieda là đối thủ chính trị lớn nhất của ông Abe tại Nhật và có chính sách ngoại giao trái ngược với ông Abe.
Theo Một Thế Giới
Shinzo Abe và bước đi ngoạn mục ở Triều Tiên Tờ National Interest đưa tin, tuần trước, các nhà ngoại giao Nhật Bản đã gặp gỡ những người đồng nhiệm người Triều Tiên tại Bắc Kinh, để thảo luận về việc Bình Nhưỡng thực hiện lời hứa điều tra lại các vụ công dân Nhật bị bắt cóc. Sau nhiều tháng chịu sức ép, Bình Nhưỡng đã nhất trí mở lại các vụ...