Trung Quốc đang biến điểm sáng kinh tế châu Á thành khu vực nguy hiểm
Bài viết nhấn mạnh đến sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi cục diện khu vực, xu hướng liên kết đối phó Trung Quốc tăng lên.
Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 22 tháng 5 cho rằng, nhìn vào tranh chấp Biển Đông và Đông Bắc Á, rủi ro địa-chính trị khu vực này đang tăng lên. Các bên xung đột cần tránh sử dụng ngôn ngữ chính trị mạnh mẽ làm thu hẹp không gian xoay sở, đồng thời thông qua kênh ngoại giao để giải quyết tranh chấp, làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương thể hiện đầy đủ điểm sáng về kinh tế.
Theo bài báo, địa-chính trị là tranh đoạt không gian và quyền lực trong một môi trường địa lý. Tuy tranh chấp đã lâu, nhưng tình hình căng thẳng Biển Đông gần đây nóng lên nhanh chóng.
Ngoài Biển Đông, địa-chính trị Đông Bắc Á cũng sẽ làm thay đổi cục diện quyền lực khu vực này. Quan hệ Trung-Nhật bị xấu đi vì tranh chấp đảo Senkaku, Mỹ gần đây cho biết rõ, Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được áp dụng cho đảo Senkaku.
Để chống lại Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ủng hộ Việt Nam và Philippines trong vấn đề Biển Đông. Sách lược liên kết này rõ ràng gây lo ngại cho Bắc Kinh.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Địa-chính trị Biển Đông và Đông Bắc Á không tách rời mối quan hệ giữa hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ. Đối với Bắc Kinh, Mỹ đang thông qua các đồng minh quân sự bao vây Trung Quốc, để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Còn đối với Washington, Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương, là người có lợi ích ở khu vực này, hơn nữa có quan hệ hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trong khu vực, vì vậy họ cảm thấy lo ngại với các hoạt động trên biển gần đây của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Quan hệ Trung-Mỹ liên tục thăng trầm chủ yếu là do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa hai nước. Trung Quốc là nước lớn trỗi dậy, trong khi đó Mỹ là nước lớn hiện tại. Hai bên có quan hệ với nhau như thế nào có ảnh hưởng to lớn đối với khu vực này.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trả lời phỏng vấn chỉ ra, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, thực lực của họ sẽ mở rộng, vì vậy không chỉ quan hệ và cân bằng Trung-Mỹ sẽ có điều chỉnh, các nước khác như Nhật Bản và ASEAN cũng cần tiến hành điều chỉnh mới, tìm ra vai trò mới của mình trong sự cân bằng đó.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013, biên đội cơ động liên hợp của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.
Ngoài ra, tình hình bế tắc chính trị của Thái Lan và cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia cũng có thể gây rủi ro địa-chính trị. Sự kiện đặt tên tàu hộ vệ Indonesia đã phản ánh tác động từ chính trị nội bộ của các nước xung quanh, có thể gây ra cục diện căng thẳng bất ngờ. Chính trị đa nguyên hóa của các nước xung quanh có nghĩa là ngoại giao của Trung Quốc sẽ mưu mô và thủ đoạn hơn.
Khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính trị quốc tế đã bước vào cục diện quyền lực đa cực hóa, vì vậy sách lược liên kết sẽ càng phức tạp hơn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc khó tránh khỏi việc nước này sẽ cố tình “viết lại một số quy tắc quốc tế”. Đối với địa-chính trị khu vực này, điều này là then chốt của thay đổi.
Nhìn vào cạnh tranh ở Biển Đông và Đông Bắc Á gần đây, rủi ro địa-chính trị khu vực này đang tăng lên. Bên xung đột cần tránh sử dụng ngôn ngữ chính trị mạnh mẽ làm thu hẹp không gian xoay xở (có thể thương lượng), đồng thời thông qua kênh ngoại giao giải quyết tranh chấp để khu vực châu Á-Thái Bình Dương phản ánh đầy đủ là điểm sáng về kinh tế.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận trên Biển Đông
Theo Giáo Dục
Thế vững của tàu chấp pháp Việt Nam trong "vùng biển động"
Trong khi các tàu Trung Quốc liên tục tạo ra các tình huống tấn công, đe dọa, khiêu khích, thì các Cảnh sát biển và Kiểm ngư viên của ta phải chấp hành nghiêm đối sách đấu tranh.
Trước những hành động vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, cố tình khiêu khích, gây căng thẳng của phía Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, các chiến sĩ tàu Cảnh sát biển 4032 (Vùng Cảnh sát biển 2) luôn cảnh giác, không mắc mưu đối phương. Họ dũng cảm, lạc quan và tự hào vì được tiếp bước cha anh góp sức giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Không bị bất ngờ
Vừa đặt chân lên tàu Cảnh sát biển 4032, chưa kịp ổn định tâm lý sau khi được cùng lướt xuồng cao su như bay trên mặt biển đen thẫm, chúng tôi được Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, Hải đội trưởng Hải đội 201 Vùng Cảnh sát biển 2-người chỉ huy cao nhất trên con tàu này mời lên gặp mặt.
Ngay lúc đó, tiếng loa trên đài chỉ huy phát đi yêu cầu Ngành 5 chuẩn bị máy chính, toàn tàu về vị trí tác nghiệp. Những câu chuyện bên chén trà nóng hổi sau bữa cơm tối của cánh thủy thủ bị tạm dừng. Chúng tôi lao nhanh lên đài chỉ huy quan sát thấy 3 vệt đèn pha sáng rực từ 3 hướng rọi dọc mạn phải thân tàu. Thượng úy Vũ Trọng Huân, Thuyền trưởng yêu cầu chúng tôi mặc áo phao khẩn cấp. Ánh đèn của các tàu Trung Quốc càng lúc càng sáng, rõ cả những vết rạn chân chim trên lớp sơn của thân vỏ tàu. Thuyền trưởng Huân lệnh cho lái tàu đi hướng 180 độ, tránh sự đeo bám, đe dọa, khiêu khích của tàu Hải cảnh Trung Quốc. Sau khoảng 20 phút di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ, đèn pha của các tàu Trung Quốc chĩa sang hướng khác tìm các tàu Kiểm ngư của ta để khiêu khích. Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt chia sẻ: "Những tình huống như thế này xảy ra liên tục, vào bất cứ lúc nào. Đối phương cố tình khiêu khích thì mình phải rất bình tĩnh".
Cán bộ tàu Cảnh sát biển 4032 thực hiện nhiệm vụ.
Trên tàu, chế độ trực 24/24 giờ trong ngày. Tất cả những bữa cơm của ca trực trên đài chỉ huy đều được anh nuôi bê đưa lên tận nơi. Mọi người vừa ăn vừa chăm chú quan sát. Chỉ cần lơi lỏng, sơ hở một vài giây, nhất là về đêm là tàu của phía Trung Quốc sẽ áp sát, cản trở tàu ta làm nhiệm vụ, lúc đó sẽ rất khó giữ được an toàn cho toàn tàu.
Cán bộ, chiến sĩ Ngành 5, ngành cơ điện trên tàu cũng thường xuyên thay nhau túc trực bên hầm máy, sẵn sàng thực hiện lệnh của thuyền trưởng. Họ kiên nhẫn ngồi quan sát và nghe tiếng máy hoạt động nhiều giờ liền. Trung úy Trịnh Văn Duy, Trưởng Ngành 5 tàu Cảnh sát biển 4032 chia sẻ, máy tàu là nhân tố quan trọng giúp tàu cơ động, sẵn sàng chiến đấu. Do đó, chúng tôi phải luôn cảnh giác, chuẩn bị máy tốt để tàu có sức sống, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Thực hiện nghiêm đối sách đấu tranh
Trong khi các tàu Trung Quốc liên tục tạo ra các tình huống tấn công, đe dọa, khiêu khích, thì các Cảnh sát biển và Kiểm ngư viên của ta phải chấp hành nghiêm đối sách đấu tranh. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta, ta phải quản lý, bảo vệ trong mọi tình huống nhưng không mắc mưu khiêu khích. Có lần vào sáng sớm, 3 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc từ 3 hướng lừ lừ tiến về phía tàu Cảnh sát biển 4032. Bất chợt, cả 3 chiếc đồng loạt lao với tốc độ gần 20 hải lý/giờ, nhằm vào đuôi và hai bên thân tàu Cảnh sát biển đe dọa. Đi được một đoạn, họ từ từ giảm tốc, chững lại thăm dò. Chừng hơn 2 phút sau, họ lại tăng tốc đột ngột. Rồi hai chiếc vượt lên cách đuôi, thân tàu ta hơn 50m, định kẹp hai bên mạn tàu. Một tàu đã cho lực lượng lên chuẩn bị phun vòi rồng. Biết rõ tàu Trung Quốc giở trò khiêu khích nhưng Thuyền trưởng Huân và đồng đội vẫn bình tĩnh xử lý. Anh cho Ngành 5 tăng tốc độ và đè trái 3 độ. Mũi tàu Cảnh sát biển 4032 nhấc khỏi mặt biển lao đi, nóc tàu nghiêng hẳn về bên mạn trái. Tàu Hải cảnh Trung Quốc thấy thế dừng hành trình và quay đầu chạy về phía giàn khoan Hải Dương 981.
Cán bộ tàu Cảnh sát biển 4032 thực hiện nhiệm vụ.
Những ngày ở trên "ngôi nhà" di động của Cảnh sát biển 4032, điều chúng tôi khâm phục nhất là tinh thần lạc quan bởi đa phần các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tàu đều có hoàn cảnh khó khăn khác nhau, người có bố mẹ già ở quê, người có con nhỏ, có vợ ốm dài ngày, chưa tìm được việc làm ổn định... Thế nhưng, dù cho phải đối chọi với nhiều gian khó, nguy hiểm, họ vẫn vui vẻ, lạc quan, tỉnh táo và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Mới đây, anh em trên tàu đã tự nguyện đóng góp và gửi về đất liền tặng mỗi cháu thiếu niên, nhi đồng là con của các cán bộ, chiến sĩ công tác trên tàu 200.000 đồng nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới... Điều đó cho thấy, mặc dù khó khăn, hiểm nguy, song họ vẫn can trường, bền gan, vững chí. Họ kết thành một khối vững chắc, góp phần tạo nên sức mạnh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chúng tôi xin lấy lời tâm sự của Thượng úy Nguyễn Mạnh Trường để kết thúc bài viết này. Trường nói: "Trước đây gian khổ, thiếu thốn và khó khăn gấp nghìn lần so với bây giờ mà cha ông ta còn đánh tan mọi thế lực xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Giờ đây, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trong điều kiện tốt hơn, lại được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ, không có lý do gì mà chúng tôi không đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho".
Theo Quân đội nhân dân
Biển Đông ở... Châu Âu Tình hình căng thẳng tại Biển Đông không chỉ khiến dự luận khu vực quan tâm mà cũng là chủ đề được bàn đến ở châu Âu. Tinh hinh căng thăng ơ Biên Đông khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Viêt Nam đã "tràn" vao vong đam phan hat nhân giữa Iran va P5...