Trung Quốc, Đài Loan trao trả gián điệp giam giữ lâu năm
Trung Quốc và Đài Loan trao trả gián điệp bị giam giữ lâu năm, động thái mới sau cuộc gặp lịch sử của 2 nhà lãnh đạo nhằm kéo quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan xích lại gần nhau hơn.
Trung Quốc và Đài Loan vừa tiến hành việc trao trả gián điệp giam giữ lâu năm – Ảnh minh họa: AFP
Giới chức Đài Loan cho biết hòn đảo này đã quyết định trao trả gián điệp người Trung Quốc Li Zhihao để đổi lại việc Bắc Kinh thả 2 sĩ quan Đài Loan là Zhu Gongxun và Xu Changguo, Reuters ngày 30.11 cho hay.
Hai đại tá người Đài Loan bị bắt về tội gián điệp hồi năm 2006 và bị tuyên án chung thân ở Trung Quốc, Reuters dẫn nguồn tin từ cơ quan phụ trách quốc phòng Đài Loan. Trong khi đó Li Zhihao, 70 tuổi, được xem là một gián điệp Trung Quốc bị giam giữ lâu nhất ở Đài Loan từ thập niên 1990 của thế kỷ trước, theo tờ China Times. Ông Li bị giam giữ nhưng chưa kết án vì thiếu chứng cứ.
“Điều này dựa trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau được đề cập trong cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Tập – Mã”, người phát ngôn chính quyền Đài Loan Charles Chen nói trong một thông cáo.
Video đang HOT
“Nhà lãnh đạo Mã (ông Mã Anh Cửu) hy vọng việc trao đổi hiểu biết lẫn nhau giữa 2 bờ sẽ tiếp tục và đạt được những thành tựu vững chắc trong tương lai”, thông cáo viết.
Cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu hồi đầu tháng 11 tại Singapore là cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử hơn 60 năm qua giữa lãnh đạo Trung Quốc – Đài Loan. Hai nhà lãnh đạo chủ yếu đề cập đến hợp tác nhằm nối lại quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan trong bối cảnh phong trào chống Trung Quốc đang gia tăng ở Đài Loan.
Cuộc gặp lịch sử bị phe đối lập tại Đài Loan chỉ trích, xem đó như là động thái thỏa hiệp của lãnh đạo vùng lãnh thổ này với đại lục trong khi người dân muốn tách khỏi sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trung Quốc từ chối cho Đài Loan độc lập và tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành lại hòn đảo này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội nhà báo hé lộ chính phủ chuyển vũ khí sang Syria
Hai nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua bị cáo buộc làm gián điệp sau khi đưa tin cơ quan tình báo nước này chuyển vũ khí cho các lực lượng nổi dậy Hồi giáo ở Syria.
Can Dundar (phải) và Erdem Gul (trái). Ảnh: AP
Theo BBC, Can Dundar, tổng biên tập nhật báo Cumhuriyet và Erdem Gul, trưởng văn phòng đại diện của báo này ở Ankara, sẽ phải đối mặt với tù chung thân nếu bị kết án.
Bài báo và video họ đăng tải đã gây ra một cơn bão chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, rằng xe tải của cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ MIT được sử dụng để chở vũ khí cho các nhóm Hồi giáo nổi dậy ở Syria. Hình ảnh cảnh sát Thổ Nhĩ Kỹ chặn đoàn xe tải và phát hiện nhiều thùng chứa vũ khí và đạn dược cũng được tiết lộ.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phản bác, tuyên bố đó là xe tải chở hàng cứu trợ cho người Turk thiểu số ở Syria. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đâm đơn kiện tờ báo, với tư cách cá nhân.
"Đây là một hành vi gián điệp. Bất kỳ ai viết nên câu chuyện này sẽ phải trả giá đắt", ông Erdogan phát biểu trên truyền hình hồi tháng 5.
Hai nhà báo Dundar và Gul bị buộc tội gián điệp và giúp đỡ phong trào Fethullah Gulen - từng ủng hộ ông Erdogan nhưng hiện bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố. Hai ông phủ nhận cáo buộc này.
"Họ hỏi tại sao chúng tôi đăng câu chuyện lên báo", ông Dudar nói. "Lịch sử báo chí đầy rẫy những câu chuyện như Watergate hay Wikileaks, cho thấy nhà nước nào cũng có bí mật phải che giấu. Nhưng đem câu chuyện ra ánh sáng là điều bình thường".
Việc buộc tội hai nhà báo làm gián điệp vấp phải chỉ trích nặng nề của các tổ chức báo chí tự do. Erol Onderoglu, nhà báo thuộc Phóng viên không biên giới (RSF) đánh giá, vụ việc sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, khi mà nước này hứa sẽ tuân theo những điều khoản của Liên minh châu Âu về quyền cơ bản và quyền tự do. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 149 trong 180 quốc gia theo chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF năm 2015.
Thông tin này nổi lên trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga. Nga phủ nhận máy bay xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trích nước này đang bảo vệ Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi tài chính trực tiếp từ việc mua bán dầu khí với nhóm khủng bố. Truyền thông Nga hôm qua đăng hình ảnh con trai Tổng thống Erdogan ăn tối với người được cho là thủ lĩnh của IS, nhưng không nói rõ danh tính cũng như thời gian, địa điểm gặp gỡ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Lãnh đạo Đài Loan lên kế hoạch thị sát trái phép đảo Ba Bình Lãnh đạo Mã Anh Cửu có kế hoạch thị sát trái phép đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào đầu tháng 12 tới. Đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất Trường Sa. Ảnh: Worlddefence Tờ Minh Báo của Đài Loan hôm nay dẫn đại diện văn phòng lãnh đạo Đài Loan cho hay ông Mã ngày 12/12 sẽ...